(Tôi đã suy
nghĩ lại và đổi tựa bài. Mong các bạn nghĩ sâu và xa hơn về tương lai ngành lúa
gạo, nông nghiệp VN).
Râm ran dư luận này tuần qua. Lên tiếng cảnh báo để
bảo vệ an ninh lương thực Việt Nam là hợp lòng dư luận nhất. Nhưng xem xét kỹ số
liệu, rồi trao đổi với các nhà xuất nhập khẩu gạo, tôi thử đặt vần đề trái chiều,
mong mọi người cùng bàn… Thực lòng, lúc này, tình hình quá bất định, TQ đang
mưu tính gì, rồi sau đại dịch, lại càng khó đoán, chỉ có trời biết…
1/ THỰC CHẤT CON SỐ TĂNG 600%.
Con số 600% quá ấn tượng nhưng xem kỹ số liệu XNK gần
đây sẽ thấy: Con số 600% không có ý nghĩa thực tế bao nhiêu. Vì sao? Vì trước
đây, mỗi năm TQ nhập đến 40% tổng lượng nhập gạo Việt thì cuối năm 2019, Trung
Quốc chỉ còn nhập khẩu gạo VN một tỉ lệ cực thấp: 8% tổng nhập khẩu của họ, thậm
chí tháng 1/2020 tỉ lệ này còn rớt nữa, chỉ còn 5,49%. Vậy nếu họ tăng nhập
600% thì chỉ là: Hơn 66.000 tấn với giá trị tương đương 37 triệu USD.
Gạo VN xuất qua TQ hầu hết là GẠO XÁ, không thương
hiệu. Họ mua rồi trộn, vô bao, gắn mác TQ bán nội địa hay xuất đi đâu, ta cũng
không nắm. Từ sau 2014, ta
không phải là đối tác nhập gao chính của họ nữa và gần đây, họ ngầm có chủ
trương “không cấp cô-ta cho VN”. Chủ trương này chắc chắn có liên quan ý
đồ chính trị (có thể vì cần xô VN ra, để ưu ái những nước lân cận chăng, hoặc
vì VN không “ngoan” trong vụ Biển Đông mà phải “trị” cho sợ?
2/ “NGƯỜI TÌNH CŨ” GIỜ ĐÃ RẼ LỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG?
Bản đồ đối thủ cạnh tranh xuất gạo sang TQ nổi lên 2
đối thủ bất ngờ được TQ “cưng” quá mức đế vọt lên xếp hạng 1 và 3 về tỉ lệ tăng
nhập khẩu gạo là: Myanmar và Lào. Đây là 2 nước rất nhiệt tình tham gia
dự án “Vành đai con đường”; Myanmar thì Tập mới đi thăm ký thỏa thuận lớn ngày
17/1 (3 ngày trước khi Tập công bố dịch toàn quốc) còn Lào thì TQ tặng đường sắt
414km trị giá hơn 4 tỷ USD sẽ hoàn thành năm 2021. Lào với ta vốn là anh em ruột
thịt, thương nhau vậy mà giờ đã thành “tình cũ” trên thị trường lúa gạo?
Năm 2018, Myanmar đứng đầu danh sách gia tăng tỉ lệ
nhập khẩu gạo của TQ, tăng 886% so năm trước, với giá trị là 31,5 triệu USD,
còn Lào vọt lên thứ 3, tăng 455% mà giá trị còn cao hơn Myanmar: 38 triệu USD
(tổng kim ngạch xuất gạo của Lào ra thế giới năm đó chỉ là 44 triệu USD). Mấy
tháng đầu năm 2020, Lào nhập gạo VN (2 nước Việt-Lào đã ký thỏa thuận thuế suất
bằng 0) tăng 2.655%. Dân Lào ăn nếp và gạo xuất đi đâu thì chắc ai cũng biết.
Tháng 10/2019, Lào và TQ đã đẩy mạnh hợp tác XNK, xây dựng trung tâm kiểm định
nông sản và các thỏa thuận chung về tiêu chuẩn.
Hiện
nay TQ dự trữ lượng gạo 120 triệu tấn, là thừa so với mức trung bình dự trữ gạo
của các nước trên thế giới. Nhưng họ vẫn chưa mở kho để
dùng, sau cao điểm dịch, mà vẫn giữ gạo đó và tiếp tục đi mua. Có thể họ vẫn giữ
chủ trương không mua nhiều của VN, mà cũng có thể họ mua nhiều. Hoặc họ “tung hỏa
mùa” giương đông kích tây mua giá cao, đặt hàng nhiều, để thương lái và nông
dân VN mắc bẫy, cùng nhau tăng mạnh làm lúa cho mùa tới rồi mắc cạn như những lần
trước?.
3/ VN VÀ ĐBSCL KHÔNG THỂ CỨ LÀM LÚA GẠO THEO LỐI CŨ NỮA
Thực tế, giới mua bán lúa gạo đều biết các CT XNK gạo
của ta hiện cũng đang muốn bán ra vì lúa thu đông còn tồn kho, năng lực trữ yếu,
bán để thu hồi vốn, đảo kho, chuẩn bị mùa mới… và sẽ xảy ra tranh bán, đạp giá
nhau dù TQ mua nhiều hay không. Vậy nếu có chỉ đạo của TW về “an ninh lương thực”
thì giải quyết được vấn nạn này chăng? Điều đáng lo là đồng bằng sông Cửu Long
giờ đang vướng 2 đại họa: Nạn CoViD cùng cả nước và lại còn hạn, mặn thảm khốc.
Đảm bảo “an ninh lương thực” thế nào đây? Chắc chắn là sau nạn hạn, mặn năm
nay, nông nghiệp ĐBSCL buộc phải có tư duy khác, cách làm khác nếu không muốn
thất bại thảm bại. Sông Mekong ngày càng cạn phù sa. Nước ngọt sẽ còn thiếu dài
dài. Lao động chính hiện thiếu nghiêm trọng…
Nhưng trong một loạt yếu tố xám xịt đó, không thể
quên là gạo đồng bằng giờ vang danh ”Ngon nhất thế giới”. Ngay thị trường nội địa
hiện nay, gạo ST24, ST25 vẫn đang đánh bạt gạo Miên, gạo Thái để đứng nhất bảng,
hút khách nhất, mà không có để bán.
Xâm nhập mặn khiến cho phương thức lúa tôm trồng ST
trên nước lợ càng hứa hẹn. Phải ngồi lại tính cụ thể thôi chứ nói chung chung hỡi
hỡi lúc này là thua chắc. Bao nhiêu diện tích là vừa cho an ninh lương thực
(cho thỏa nỗi ám ảnh của không ít quan chức VN, nói gì đầu họ cũng “cứng khừ” nỗi
lo mất an ninh lương thực, dù trong nồi cơm nhà họ, không bao giờ có loại gạo
giá bèo). Giám đốc Sở nông nghiệp một tỉnh lớn ĐBSCL nói với tôi, “trên” vẫn chỉ
đạo, “áp” mệnh lệnh và chỉ tiêu đảm bảo an ninh lương thực với tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu đạt 9-10%/năm, phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp phải đạt kim ngạch
xuất khẩu 100 tỷ USD!
Bao nhiêu cuộc hội thảo hoành tráng, hùng hồn khẳng
định quan điểm làm nông nghiệp bền vững, phát triển “thuận thiên”, phải phá thế
độc canh cây lúa, khuyến khích làm lúa giá trị cao, giảm 3 vụ lúa xuống để đất
phục hồi… vẫn chỉ là những
văn kiện rực dấu đỏ và nằm yên, ngủ đông trên giấy? Suốt năm 2020 và những
năm tới, vẫn cứ ép đất đai ĐBSCL oằn mình ngậm thêm hàng tấn phân, thuốc độc hại,
căng sức chạy cho đủ sản lượng, chỉ tiêu, thì ĐBSCL không chêt dần chết mòn mới
lạ?
Ảnh. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10158503208671122&set=pcb.10158503221846122&type=3&theater
- 12.000 CN Trung Quốc đang làm đường sắt
Trung-Lào-Câu Luang Prabang bắc qua sông Mekong, năm trên tuyến đường sắt đã
hoàn tất.
- Thái Lan có...Chợ Đào, ta không làm thì Thái SX
bán gạo Nàng Hương Chợ Đào ở Mỹ thôi trong khi các bạn Việt Kiều
"hóng" ST25 quá chừng.
--------------------------------------
23/03/2020
Trung Quốc đột ngột tăng kim ngạch nhập khẩu gạo từ
Việt Nam lên đến hơn 700% trong hai tháng đầu năm 2020, sau hai năm trầm lắng.
Giải thích về hiện tượng Trung Quốc đổ xô mua gạo của
Việt Nam, giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học Nam Cần Thơ, nói với
VOA:
“Trước đây Trung Quốc xả kho dự trữ gạo cũ, bán ra giá rẻ nên Việt Nam
bán gạo qua không được. Khi họ bán hết gạo cũ thì gặp ngay vụ cúm [Covid-19] -
tôi nghĩ sản xuất của họ cũng bị trở ngại phần nào - vì vậy họ muốn trám vô phần
thiếu trong kho dự trữ và đáp ứng nhu cầu xã hội đang cần.”
Báo Dân trí trích số liệu thống kê của Tổng cục Hải
quan, hôm 22/03 cho biết trong 2 tháng đầu năm 2020, gạo Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng
724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu đôla.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia thâm niên về
cây lúa Việt Nam, cho VOA biết thêm:
“Ông Trung Quốc không giờ sản xuất đủ cho ổng ăn. Mỗi năm ổng phải trám lại
lượng gạo cũ bán ra, mà trong nước lại không sản xuất đủ cho nên dứt khoát là họ
phải mua thêm. Mỗi năm Trung Quốc mua của Việt Nam qua đường tiểu ngạch không
chính thức ít nhất là 500 ngàn tấn.”
Trang VietnamBiz trích lời ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch
Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho hay dịch bệnh do Covid-19 bùng phát tại Trung
Quốc không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường lớn
nhất thế giới này.
Trang này loan tin: “Xuất khẩu gạo [Việt Nam] năm
2020 dự báo sẽ là điểm sáng giữa đại dịch Covid-19.”
Tuy nhiên, trang này dẫn lời ông Nam thừa nhận việc
gạo Việt Nam bị Trung Quốc ép giá. Ông nói: “Lâu nay, chúng ta vào thị trường
Trung Quốc là bán cái mình có nên thường xuyên bị ép giá.”
Được hỏi liệu việc xuất khẩu quá nhiều gạo qua Trung
Quốc và các nước có ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Việt Nam hay không,
giáo sư Võ Tòng Xuân nói:
“Không bao giờ! Gạo của chúng ta rất nhiều. Mình chỉ cần sản xuất trong
vòng 3 tháng là có 1 vụ mới. Không có ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực của
chúng ta.”
VIDEO :
No comments:
Post a Comment