Drake Long
2020-03-25
2020-03-25
Ngay cả khi khủng hoảng dịch bệnh do coronavirus gây
nên đang hoành hành khắp Châu Á, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định sự hiện diện
của họ ở Biển Đông bằng cách bố trí lực lượng dân quân biển quanh các đảo và rạn
san hô thuộc Quần đảo Trường Sa. Thực tế này được Đài Á Châu Tự Do phân tích dựa
trên dữ liệu theo dõi tàu biển và hình ảnh vệ tinh.
Bản đồ hiển thị đường
đi của 5 tàu dân quân hàng hải Trung Quốc thông qua cụm đảo sinh tồn ở quần đảo
Trường Sa trong ba tuần đầu tháng 3.
Cụ thể trong tháng này một đội tàu Trung Quốc đã di
chuyển qua Cụm Đảo Sinh Tồn, một nhóm các thực thể đang tranh chấp giữa Trung
Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Trong số những thực thể
quan trọng nhất trong khu vực này là Đá Tư Nghĩa và Đá Gạc Ma hiện do Trung Quốc
kiểm soát, cùng Đảo Sinh Tồn và Đá Cô Lin của Việt Nam. Đội tàu vừa nêu được
Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á nhận
diện vào tháng 1 năm 2019 thuộc Lực lượng Dân quân Biển nổi tiếng Trung Quốc.
Năm tàu mà hành trình di chuyển được của chúng được
RFA theo dõi hiện đang ở đá Gạc Ma, ở góc tây nam của Cụm đảo Sinh Tồn. Không
phải ngẫu nhiên mà những tàu này hiện diện tại địa điểm trên vào những ngày kỷ
niệm 32 năm trận hải chiến Gạc Ma hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988. Đó là cuộc thảm
sát của hải quân Trung Quốc khiến hàng chục binh sĩ Việt Nam thiệt mạng và
Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát đá này.
Hình ảnh vệ tinh chụp
vào ngày 22 tháng 3 năm 2020, phía Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá
Gạc Ma. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải. Planet
Labs Inc.
Như lệ thường, Trung Quốc không hề công khai hoạt động
đưa tàu của họ vào Cụm đảo Sinh Tồn. Lực lượng Dân quân Biển Vũ trang Nhân dân
(PAFMM) thường bao gồm những tàu được ngụy trang bề ngoài là tàu đánh cá - mặc
dù những tàu này không tham gia đánh bắt cá. Sự hiện diện của những tàu này đồng
nghĩa với việc 'treo cờ' cho Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp mà không cần sự
hiện diện công khai của lực lượng quân sự có thể dẫn đến việc lên án của cộng đồng
quốc tế.
Zack Cooper, một nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề
an ninh châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, phát biểu rằng Trung Quốc đang tiếp tục
thái độ quyết đoán đối với các tranh chấp khu vực mặc dù đại dịch COVID-19 đang
buộc thế giới để tâm vào.
“Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự quanh Đài
Loan và hiện đang có dấu hiệu thực hiện một số điều tương tự xung quanh Cụm
Sinh Tồn. Đây chỉ đơn thuần là việc tiếp nối hoạt động trước nay hay cố ý
lợi dụng tình hình xao lãng hiện nay để gây áp lực lên những quốc gia khác có
tranh chấp, thì điều đó không được làm rõ”, ông Cooper nói.
Phần mềm theo dõi tàu biển cho thấy năm tàu PAFMM - với các ký hiệu Yuetaiyu (Tàu cá) 18777,
18333, 18888, 18222 và 18555 - vào đầu tháng 3 đã qua lại giữa Đá Subi (do
Trung Quốc bối lấp nên và thường là trạm dừng cho các tàu của Trung Quốc bố trí
tới khu vực này) và đảo Thị Tứ, một thực thể do Philippines chiếm đóng và là
nơi mà các tàu Trung Quốc từng can dự vào chiến dịch gây áp lực kéo dài, theo
như tài liệu của Sáng kiến Minh bạch
Hàng hải Châu Á cho thấy. Các tàu vừa nêu trước hết dừng tại Đá Ba Đầu, ở phía
Đông Bắc Cụm đảo Sinh Tồn, từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 8 tháng 3.
Sau đó, các tàu di chuyển về phía Tây Nam đến Đá Tư
Nghĩa do Trung Quốc kiểm soát, đi qua đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát
và xa hơn về phía Tây gần đảo Sinh Tồn. Các tàu này nán lại gần Sinh Tồn trong
khoảng thời gian từ ngày 13 đến 18 tháng 3.
Số lượng chính xác các tàu Trung Quốc được triển
khai đến khu vực rất có thể vượt con số năm tàu được RFA phát hiện bằng
phần mềm theo dõi tàu biển. Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu khác tập trung
tại Cụm đảo Sinh Tồn mặc dù danh tính của các tàu không rõ ràng. Khoảng 12 tàu
đã di chuyển đến Đá Tư Nghĩa trong khoảng thời gian từ 8 tháng 3 đến 13 tháng
3.
Hình ảnh chụp cận từ
vệ tinh ngày 22 tháng 3 năm 2020. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc
trên bên phải phía Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Planet
Labs Inc.
Ngoài ra, hàng chục tàu khác đã nán lại ở phía đông
bắc của Cụm đảo Sinh Tồn, bên trong Đá Ba Đầu, ít nhất kể từ ngày 6 tháng 3 và
vẫn ở trong khu vực này cho đến ngày 19 tháng 3. Đá Ba Đầu, tên tiếng Anh là
Whitson Reef, là một rạn san hô cạn, không có đảo nhân tạo hoặc các cơ sở vật
chất. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các cụm tàu lớn được tụ lại với nhau.
Các tàu thuộc dòng Yuetaiyu ( Tàu Cá) đã từng đến Đá
Tư Nghĩa do Trung Quốc nắm giữ và sau đó đến đảo Sinh Tồn do Việt Nam kiểm
soát, đã di chuyển đến Đá Gạc Ma do Trung Quốc chiếm đóng hôm ngày 18 tháng 3.
Một lần nữa, hình ảnh vệ tinh cho thấy số lượng tàu xuất hiện trong khu vực nhiều
hơn hẳn so với năm tàu mà AIS, Automtatic Identification System (Hệ thống Nhận
dạng Tự động), phát ra tín hiệu. Tất cả các tàu được yêu cầu phải có thiết bị
phát đáp AIS để hỗ trợ mục đích theo dõi các trường hợp tìm kiếm và cứu hộ cũng
như cho việc thực thi pháp luật. Mặc dù vậy, các tàu dân quân biển Trung Quốc
thường xuyên tắt các thiết bị phát đáp AIS để che giấu hoạt động của mình. Rõ
ràng đây là thực tế hiện nay khi hình ảnh vệ tinh cho thấy có ít nhất 30 tàu vừa
xuất hiện tại Đá Gạc Ma.
Gạc Ma, tiếng Anh là Johnson Reef, chỉ là một đảo đá
theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc năm 2016 đối với các yêu
sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một
đá chỉ là một thực thể “không thể duy trì việc cư ngụ của con người hoặc đời sống
kinh tế của chính họ” và vì vậy không có quyền có vùng đặc quyền kinh tế
hoặc thềm lục địa. Bất chấp phán quyết đó, Trung Quốc vẫn tiến hành xây dựng Đá
Gạc Ma thành một đảo nhân tạo khác để có thể sử dụng làm căn cứ.
Tính đến ngày 23 tháng 3, các tàu PAFMM đã di chuyển
một lần nữa đến cùng một địa điểm gần Đảo Sinh Tồn mà các tàu này đã đến trước
đó vào ngày 13 tháng 3.
No comments:
Post a Comment