Thursday, 26 March 2020

BA NGƯỜI ĐÀN ÔNG MỸ GIỮA VÒNG VÂY CORONAVIRUS (Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu)




NỘI DUNG :

 Đỗ Hoàng Diệu 
.
Twitter “Emerican Johnson – Cornpop Fan Account”
.
====================================
.
 Đỗ Hoàng Diệu 
Cập nhật ngày: 25/03/2020 lúc 22:42

VHSG- Nếu nói người Mỹ không sợ conanavirus là không đúng. Nhưng sợ rồi làm gì? Hơn ai hết, những người Anglo – Saxon có tổ tiên đã chịu bao khó khăn hiểm trở vượt Đại Tây Dương đến thế giới mới, rồi chiến đấu từng ngày với thiên nhiên để tạo dựng cuộc sống, trải qua nhiều đại dịch lớn, họ hiểu rằng cuối cùng đấng tối cao tự nhiên luôn ở trên loài người. Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu viết về những ngày nước Mỹ chống coronavirus.

Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu

Ba người bạn thân nhất của chồng tôi, một người là bác sĩ phẫu thuật tại Los Angeles, một người làm việc ở Bộ Ngoại giao tại thủ đô Washington, người nữa là nhà đầu tư ở Wisconsin.

Theo lệ thường, hàng năm, họ chọn một địa điểm thú vị trên thế giới để tụ họp. Cuối tuần trước, mặc dịch bệnh, họ vẫn bay đến miền Trung nước Mỹ gặp nhau, thậm chí còn vào sân vận động hàng ngàn người xem trận bóng rổ NBA.

Người bạn làm bác sĩ nói truyền thông đang làm quá lên, coronavirus chỉ như cúm mùa thôi. Người làm ngoại giao thì cười bảo để xem Tổng thống xoay xở thế nào, người làm đầu tư xoa cằm: thị trường xuống rồi lại lên thôi, có suy thoái mới có hưng thịnh chứ, không dịch bệnh vẫn cứ suy thoái theo quy luật.

Đúng một tuần sau, khi coronavirus đã loang ra 49 tiểu bang với gần 3.000 người nhiễm, khi Tổng thống Trump đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, khi người dân đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ, khi nước Ý vỡ trận và châu Âu biến thành tâm dịch, ba người bạn Mỹ của tôi vẫn không thay đổi ý kiến. Họ không hốt hoảng bán tháo cổ phiếu, chỉ nhắn tin khuyên nhau nên nhắc bố mẹ già ở trong nhà và ăn uống đầy đủ.

Ba người họ có thể nói học rộng biết nhiều, thành đạt, giàu có. Còn dân lao động Mỹ, họ phản ứng ra sao? Chỗ tôi là một thị trấn đại học khoảng 50.000 dân ở Ohio – một tiểu bang lớn ở miền Trung Tây với dân chúng nổi tiếng bảo thủ. Năm mươi ngàn ấy chủ yếu là giáo sư, sinh viên, người làm dịch vụ và công nhân ở mấy nhà máy gần đấy, cùng người làm nông ở mấy vùng phụ cận.

Mấy hôm trước, tôi ra Walmart tìm hộp măng ngâm, thấy những người Mỹ to béo ì ạch đẩy xe chất đầy đồ ăn nhanh đông lạnh cùng giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay chất lên ô tô, miệng phì phèo thuốc lá. Nhưng đấy là chuyện thường ở Walmart, siêu thị bình dân, đồ ăn nhanh, quần áo rẻ bèo, khách hàng thu nhập thấp. Có chăng người ta mua nhiều hơn một chút so với thường ngày để đề phòng lúc khó ra ngoài.

Nhiều người thậm chí còn không mấy quan tâm đến coronavirus, cho rằng chỉ những kẻ giàu đi du lịch lung tung mới mắc phải. Phần nhiều trong số họ không có bảo hiểm y tế, một thứ như kim bài hộ mệnh ở Mỹ vì phí chữa trị y tế quá cao, một đêm ở phòng cấp cứu có thể dăm ngàn đô, bằng khoảng ba tháng lương nhân viên thu ngân ở siêu thị Warmart.

Nhưng họ không mấy lo lắng, bởi không có bảo hiểm y tế đồng nghĩa không có bác sĩ riêng, không được khám sức khỏe định kỳ, không được cho thuốc điều trị bệnh mãn tính, không được nha sĩ rửa sạch răng. Còn bất cứ khi nào bị bệnh, họ cứ ngang nhiên xông thẳng đến phòng cấp cứu bệnh viện gần nhà, nơi nhân viên y tế không có quyền từ chối bất cứ bệnh nhân nào.

Sau đó hóa đơn gửi đến nhà, họ không thể chi trả, nhà nước và bệnh viện cùng nhau “chia” các hóa đơn ấy. Dịch bệnh lần này cũng vậy thôi, trường hợp nguy cấp, họ sẽ được cứu chữa, cơ hội ngang bằng như ba người bạn giàu có tôi nói trên. Hơn nữa, vào rạng sáng ngày 14/3, hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật hỗ trợ chống dịch Covid-19, trong đó có các điều khoản về phụ cấp cho người lao động bị nghỉ việc khẩn cấp vì mắc coronarirus, và miễn phí xét nghiệm cho toàn dân.

Nước Mỹ đang phản ứng trong đại dịch

Những ngày qua, người Mỹ khắp nơi ồ ạt ra siêu thị mua giấy vệ sinh, chất tẩy rửa, thực phẩm về chất đầy nhà là thật. Một phần do bản tính lo xa, tích trữ, phòng vệ của con người, như bao người khác trên thế giới, nhất là sau khi họ đã đọc nghe các tin tức về cuộc sống bên trong thành phố Vũ Hán bị phong tỏa. Nhưng tôi nghĩ phần nhiều họ mua để không phải ra ngoài khi tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hơn, tránh nguy cơ bị lây nhiễm từ cộng đồng.

Tôi trữ đồ vì thế, bạn tôi từ California cũng tâm sự thế, mọi người trong gia đình chồng tôi cũng dặn dò nhau thế. Vậy thay vì cười cợt, chỉ trích, bạn nên nghĩ vấn đề sâu hơn xa hơn. Tất nhiên trữ đến mức giành giật để mang cả siêu thị về nhà, lại là chuyện khác.

Ngày 12/3, Đại học Ohio University nơi chồng tôi làm việc quyết định đóng cửa trường trong hai tuần. Ngay sau đó, thị trấn cũng ra thông báo toàn bộ học sinh các cấp nghỉ đến hết tháng Ba. Một ngày sau, khi tiểu bang Ohio phát hiện ba ca dương tính đầu tiên, thống đốc bang ra lệnh đóng cửa các trường học trong ba tuần.

Cho đến lúc này, hầu hết trường đại học ở Mỹ đã quyết định dạy và học online cho đến hết năm học. Nước Mỹ đã không còn thờ ơ ngồi rung đùi. Như khi tôi từ Hà Nội bay sang Chicago ngày 5/2 sau khi nối chuyến ở Tokyo, lúc Trung Quốc đã có hàng ngàn người chết và Việt Nam đã có ca dương tính, nhân viên nhập cảnh tại sân bay chỉ hỏi đúng một câu: bạn có đi đâu sang Trung Quốc không, và tôi cười nói: tôi không điên mà đến đấy lúc này. Thế là xách túi đi ra.

Giờ thì người ta không được nhập cảnh vào Mỹ dễ dàng thế nữa. Đứa cháu tôi đang học ở Canada vội vàng bay về Connecticut trước tương lai gần hai nước sẽ đóng cửa biên giới.

Nhà đầu tư Mỹ có đang hoảng loạn khi thị trường chứng khoán tụt đốc không phanh? Trong gia đình chồng tôi có một “ông lớn” trong ngành đầu tư, anh ta thường đi khắp thế giới, gặp gỡ đủ các kiểu quan chức sở tại hay CEO những công ty lớn, hôm cuối tháng Một còn đến Thượng Hải. Đầu tháng Hai, khi người trong nhà tỏ ra lo lắng cho các khoản đầu tư, từ nhà nghỉ của mình nằm trên một quả đồi ở thung lũng Sonoma biệt lập với thế giới xung quanh, cơ sở cách ly lý tưởng nhất, anh ta nói người nhà cứ thoải mái nghỉ ngơi đọc sách xem phim nghiên cứu “tuýt” của Tổng thống mà cười đi, cổ phiếu sẽ còn xuống nữa, nhưng rồi sẽ lên lại, bán lúc này là hạ sách. Tất nhiên anh ta nói đến các khoản đầu tư dài hạn. Những nhà đầu tư ngắn hạn khó có thể bình tĩnh vậy trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng thế này.

Nếu nói người Mỹ không sợ conanavirus là không đúng. Nhưng sợ rồi làm gì? Hơn ai hết, những người Anglo – Saxon có tổ tiên đã chịu bao khó khăn hiểm trở vượt Đại Tây Dương đến thế giới mới, rồi chiến đấu từng ngày với thiên nhiên để tạo dựng cuộc sống, trải qua nhiều đại dịch lớn, họ hiểu rằng cuối cùng đấng tối cao tự nhiên luôn ở trên loài người.

Thay vì hoảng, hãy chấp nhận và tiếp tục cuộc sống. Không thể ra ngoài ăn tối, xem kịch, xem bóng, người ta đọc sách, chơi cờ, chơi bóng bàn, xếp hình, dạy con nấu bữa tối. Mọi thành viên của gia đình chồng tôi liên lạc với nhau qua một group trên ứng dụng điện thoại, hàng ngày kể chuyện vui chuyện buồn, những ngày này thường giới thiệu sách hay phim hay, clip hài hước, và kết thúc cuộc trò chuyện bao giờ cũng là “mệnh lệnh”: ông bà không được ra ngoài.

Tôi cũng thấy trên tường Facebook của một bạn ở Texas kể rằng, cộng đồng dân cư nơi cô ở nhắn tin trên diễn đàn chung: bất cứ người già người bệnh nào cần giúp đỡ, người trẻ xin sẵn sàng. Rồi tôi xem clip “dàn nhạc giao hưởng chung cư” ở vùng cách ly của Ý chơi bài nhạc vui nhộn.

Người Việt Nam, người Ý hay người Mỹ lúc này cần sự sẻ chia để chống dịch chứ không phải trách móc, dè bỉu, khóc than quá đà.

ĐỖ HOÀNG DIỆU
Theo VNN

-----------------------------------------
.
Twitter “Emerican Johnson – Cornpop Fan Account”
Cập nhật ngày: 12/03/2020 lúc 11:56

VHSG- Trong vài ngày qua, tài khoản Twitter “Emerican Johnson – Cornpop Fan Account” đã đăng tải nhiều sự thật về Việt Nam mà truyền thông các nước phương Tây không hề biết. Bài viết đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.

Sau đây là một số sự thật, tưởng chừng như rất bình thường đối với người dân Việt Nam, nhưng lại là điều ít người biết tại Mỹ, và không khỏi khiến họ trầm trồ. Riêng chủ nhân tài khoản là một người Mỹ từng sống tại Việt Nam suốt 8 năm cũng rất ngạc nhiên khi có nhiều điều tốt đẹp mà thế giới còn chưa biết.

Xin trích những dòng Twitter của tài khoản này:

Ngày 6/3:
Mỗi khi Luna (một người bạn của chủ tài khoản – PV) kể cho tôi nghe một câu chuyện tích cực về Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng tìm nó bằng nguồn tiếng Anh và chẳng bao giờ có kết quả. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói với nhau rất nhiều điều tích cực về Việt Nam. Không phải vì chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam là hoàn hảo, mà là vì CHẲNG AI KHÁC nói về khía cạnh đó.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên kiểm soát SARS và COVID-19 (không có trường hợp tử vong), cũng như đã phát triển một bộ xét nghiệm nhanh trong một tháng mà WHO cho rằng phải mất bốn năm. WHO hiện đang làm việc cùng Việt Nam để nhận trợ giúp cho cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tất nhiên điều này không có trên các kênh tin tức của chúng tôi.

Những tiến bộ của Việt Nam hầu như không được nhắc đến trên thế giới

Năm 2000/2001 Hàn Quốc bị dịch tiêu chảy và Việt Nam có một loại thuốc rất hiệu quả. Việt Nam chuyển giao công nghệ này cho Hàn Quốc, miễn phí vì mục đích nhân đạo. Vài năm sau, Hàn Quốc đã bán loại thuốc đó cho Ấn Độ với lợi nhuận khổng lồ…

Cuba và Việt Nam có hệ thống chăm sóc sức khỏe và ứng phó thảm họa tuyệt vời nhưng bạn sẽ không bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì tích cực về họ vì họ là các quốc gia ủng hộ xã hội chủ nghĩa.

Ngày 7/3:
Tôi không nói khoác, tôi và @LunaOi_VN thấy rằng cuối cùng mọi người cũng chú ý đến Việt Nam và chúng tôi là một trong những người nói tiếng Anh duy nhất đang nói về điều này. Chúng tôi không phải là nhà báo chuyên nghiệp. Chúng tôi chỉ đang cố chuyển tiếp thông tin chính xác một cách tốt nhất có thể.

Thế giới cần nhiều thông tin hơn và suy nghĩ tốt hơn về Việt Nam, mà không bị lọc qua lăng kính tuyên truyền. Chúng tôi không yêu cầu bất cứ ai làm gì hơn là báo cáo sự thật!
Chỉ có truyền thông nhà nước Việt Nam và đài Al Jazeera là thực sự đưa ra các tin tức thực tế nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam. Phần còn lại của thế giới chỉ đề cập đến bài hát rửa tay “Ghen Cô Vi” của Việt Nam và hoàn toàn không có gì khác.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng làm rõ sự thật và cung cấp thông tin chính xác vì chúng tôi tin rằng điều này rất quan trọng. Chúng tôi tin rằng thế giới có rất nhiều điều để học hỏi từ Việt Nam trong cuộc khủng hoảng sức khỏe này. Nếu bạn là một nhà báo chuyên nghiệp cùng với sự liêm chính, chúng tôi CẦU XIN bạn hãy đến đây!

Việt Nam có thể phân phát lương thực cho người dân bị cách ly và chữa trị COVID-19 hoàn toàn miễn phí

Có người nói với tôi rằng “Việt Nam không làm gì nhiều trong việc kiểm soát dịch bệnh, khí hậu nóng và ẩm ướt và đó là lý do tại sao COVID-19 không lan rộng ở đó”. Nhưng thực tế là một nửa đất nước trải qua thời tiết lạnh và ẩm kể từ khi đợt virus đầu tiên bùng phát! Đặc biệt là Hà Nội, một thành phố siêu đông dân với hàng triệu người, thời tiết đã lạnh, ẩm và mưa trong nhiều tháng.

Thật thú vị khi xem những người theo “chủ nghĩa da trắng thượng đẳng” xây dựng quan điểm tranh luận của họ và dùng chúng để đáp trả những dòng tweet lan truyền của tôi về hệ thống kiểm soát khủng hoảng sức khỏe ấn tượng của Việt Nam. Câu trả lời họ thường đưa ra là “Việt Nam nóng” và “ẩm” khiến virus không thể lây lan.

Thái Lan có thời tiết giống như Việt Nam và dịch bệnh tồi tệ hơn nhiều. Vũ Hán nói chung ẩm hơn Việt Nam kể từ khi virus bùng phát. Còn Iran càng nóng nực hơn.

Tôi thấy những người theo chủ nghĩa da trắng không thể chấp nhận việc WHO tham vấn với một quốc gia châu Á đang phát triển, ngay cả khi nước này xử lý khủng hoảng sức khỏe một cách hoàn hảo và đã phát triển các loại vắc-xin, bộ dụng cụ thử nghiệm để chia sẻ chúng với thế giới nhiều lần.

Điều kiện làm việc của công nhân ở đây chắc chắn cần cải thiện nhưng so với Trung Quốc hoặc Campuchia hoặc Hàn Quốc, Việt Nam vẫn tuyệt vời hơn nhiều quốc gia khác ở châu Á. Vâng, có một số công xưởng với điều kiện làm việc tồi tệ nhưng chúng là bất hợp pháp và thường xuyên bị triệt phá. Giống như bất kỳ nơi nào khác.

Nếu một quốc gia đang phát triển nghèo như Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng cho người lao động thì Mỹ nên xấu hổ vì không có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Tôi đã từng ở các bệnh viện nông thôn Việt Nam rất nghèo và được chăm sóc tốt, và nói chung sự chăm sóc tôi nhận được tốt hơn bất cứ thứ gì tôi từng có ở Mỹ. Tất nhiên tôi không giàu và tôi chưa bao giờ có bảo hiểm ở cả hai nước. Và đó chính xác là điểm đáng nói.

Ngày 8/3:
Việt Nam có hệ thống kiểm dịch rất nghiêm ngặt. Họ đóng cửa các trường học và các cuộc họp công cộng trong nhiều tuần. Một người phụ nữ mang COVID-19 từ châu Âu vượt qua kiểm soát và họ ngay lập tức đóng cửa toàn bộ đường phố, phun thuốc khử trùng và cách ly mọi người mà cô ấy tiếp xúc.

Ngày 9/3:
Việt Nam đang cung cấp thực phẩm miễn phí đến nhà của người dân trong các khu phố đang bị cách ly bắt buộc chỉ vì ở gần những người có thể đã tiếp xúc với bệnh nhân.

LINH LA
Theo Twitter






No comments:

Post a Comment

View My Stats