Thursday, 12 March 2020

ĐẠI DỊCH CỦA THẾ GIỚI VÀ THẢM HỌA CỦA VIỆT NAM   (Vũ Kim Hạnh)





Hôm qua, Tổng giám đốc WHO đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Trong khi đó, bắt đầu từ 11/3/2020, cũng là cao điểm xâm nhập mặn của nước biển, tấn công toàn 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ, gây khó khăn lớn cho cuộc sống 20 triệu dân Việt.

ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU VÀ TUYÊN BỐ SẴN SÀNG CỨU THẾ GIỚI CỦA TRUNG QUỐC

Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán ngày 10-3-2020, phát một tín hiệu quan trọng: “Chiến thắng” của TQ với Covid-19 đã nằm trong tầm tay, trẻ em đến trường trở lại và Quốc hội đã xác định được kỳ họp sau khi bị hoãn.

Sau đó một ngày, 11-3-2020, Tổng giám đốc WHO công bố đại dịch toàn cầu. Việc công bố này có bối cảnh đặc biệt.

Suốt 10 ngày từ đầu tháng 3, hệ thống truyền thông khổng lồ của TQ mở tốc độ tập trung chưa từng thấy: Ngợii ca “chiến thắng, tìm cách thay đổi xuất xứ con virus (từ nói là không rõ nguồn gốc cho đến xác quyết là từ… Hoa Kỳ). Kế đó là yêu cầu “thế giới phải biết ơn TQ đã ra sức chống dịch cho các nước (?) và cũng hồ hởi tuyên bố sẵn sàng trợ giúp các nước chống dịch”.

ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU mà WHO vừa công bố có nghĩa là… Có bạn inbox hỏi. Xin nói thật ngắn về đại dịch.

Pháp luật quốc tế chưa có qui định nào về đại dịch. WHO có quyền công bố nhưng không có quyền tài phán. Vì vậy công bố đại dịch là lời cảnh báo tính nghiêm trọng của dịch bệnh gây hại toàn cầu. Tóm lại, công bố đại dịch toàn cầu phát sinh 3 điều:

Thứ nhất, đây là lời khuyên của bác sĩ, là lời ảnh báo nguy cơ sức khỏe trên toàn cầu, không “đặc cách” hay chừa ra một ai: Coi chừng nhiễm bệnh, tốn tiền thuốc, di chứng và chết!

Thứ hai, về pháp lý, công bố này làm thay đổi một số quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhiều giao dịch pháp lý (tuỳ thuộc vào sự thừa nhận của pháp luật quốc gia đó với tình trạng Đại dịch). Nó chuyển các ràng buộc pháp lý từ tình trạng bình thường sang bất thường (thiên tai, địch hoạ, chiến tranh).

Thứ ba, nhiều cơ chế tự vệ được kích hoạt. Nhiều cơ quan nhà nước có điều kiện hơn để lo sức khỏe cho dân. Cũng luôn có nhiều chính phủ, đảng phái và chính trị gia có cớ bịa thêm dự án để tiêu tiền hay có chỗ đổ thừa trách nhiệm chậm trễ, thất bại của các dự án ít nhiều liên quan.

THẢM HỌA TẤN CÔNG 20 TRIỆU NGƯỜI VIỆT

Trong khi đó, là người Việt, không ai có thể làm ngơ trước một thảm hoa đau lòng đang ở một khúc quanh khốc liệt. Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, trong giai đoạn 10 ngày từ 11/3 đến 20/3/2020, xâm nhập mặn của nước biển sẽ tăng và đạt mức cao nhất trong 4 ngày 11/3 đến 13/3. Mực nước thượng lưu sông Mê Kông biến đổi chậm và thấp hơn cùng kỳ năm 2016, từ 0,1-0,8m. Sông Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 90-110km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 55-60km. Còn sông Hàm Luông có phạm vi xâm nhập mặn 68-80km

Các chuyên gia khí tượng thủy văn khuyến nghị, trong đợt mặn cao điểm này, các địa phương hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn. Đối với các lồng bè, ao nuôi thủy sản chưa thả giống cần kiểm tra độ mặn nước trên sông, kênh không nên thả giống nuôi khi nồng độ mặn đang tăng cao.

Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh nêu câu hỏi (Câu hỏỉ rất khó vì những vấn nạn thì đã thấy từ lâu mà giải pháp thì… chậm và không đồng bộ). ĐBSCL – nơi cư ngụ của hơn 20 triệu người Việt Nam – đang chết dần chết mòn. Nguyên nhân chính không phải vì biến đổi khí hậu hay do các con đập thượng nguồn, mà vì sự hội tụ và tích tụ của nhiều bất cập chính sách và tập quán nông nghiệp trong suốt qua ba thập kỷ gần đây. Nếu không đảo ngược tình trạng này, viễn cảnh tan rã của ĐBSCL chỉ còn là vấn đề thời gian. Thật là không đành nghĩ tới đó.

- Ô Tập thăm dân Vũ Hán. Màn hình lớn chiếu hình ảnh Tập trước một TTTM ở Bắc Kinh.
- Xe chở nước tiếp cứu dân BT. Sông trơ đáy.







No comments:

Post a Comment

View My Stats