NỘI DUNG :
Trọng Nghĩa - RFI
==============================================
2 tháng 1 2020
Lebanon
đã nhận được "thông báo đỏ" từ Interpol, theo đó yêu cầu bắt giữ cựu
sếp Nissan vừa đào tẩu, ông Carlos Ghosn.
Yêu cầu đã được các lực lượng an ninh nội vụ của
Lebanon nhận vào hôm thứ Năm và vẫn chưa qua trình tự tòa án, hãng tin Reuters
tường thuật.
Ông Carlos Ghosn đã tới Lebanon vào đêm Giao thừa.
Trong hình là lúc ông Ghosn xuất hiện trên một tuyên bố hồi 4/2019. REUTERS
Ông Ghosn, người đang phải đối diện với phiên xử tại
Nhật Bản với các cáo buộc sai phạm tài chính, đã tới Beirut vào ngày cuối
năm, 31/12/2019.
Tin tức nói chiếc phi cơ riêng đưa ông đào thoát đầu
tiên đã đáp xuống Istanbul, khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ nay mở cuộc điều tra.
Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, bảy vụ bắt giữ đã được
tiến hành liên quan tới vụ việc, gồm bốn phi công, một quan chức quản lý công
ty vận tải và hai nhân viên sân bay.
"Thông báo đỏ" của Interpol là văn bàn đòi
cảnh sát trên toàn thế giới phải bắt giữ tạm thời một người đang chờ bị dẫn
độ, trao nộp hoặc phải chịu một hành động pháp lý nào khác tương tự thế.
Tuy nhiên, Lebanon không có hiệp định dẫn độ với
Nhật Bản.
Ông Ghosn được cho tại ngoại hầu tra hồi tháng Tư
năm ngoái và được cho là đã lên kế hoạch bỏ trốn trong nhiều tháng. AFP
Doanh nhân bỏ trốn mang các quốc tịch Pháp, Lebanon
và Brazil, và đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực ngân hàng và bất động sản tại
Lebanon.
Pháp nói sẽ không dẫn độ nếu như ông Ghosn tới
Pháp.
Ông Ghosn hồi tháng Tư năm ngoái đã nộp 1 tỷ yen (gần
9 triệu đô la Mỹ) thế chân để được tại ngoại hầu tra ở Nhật, trước khi diễn
ra phiên xử.
Khi tới Lebanon ông nói ông đã "thoát khỏi sự bất
công và đàn áp chính trị".
Kết quả điều tra mới nhất
Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, chiếc phi cơ tư nhân
chở ông Ghosn đã hạ cánh tại sân bay Ataturk của Istanbul vào lúc 05:30 (02:30
GMT) hôm thứ Hai, sau khi ra khỏi Nhật từ sân bay Kansai ở Osaka.
Trang tin Hurriyet dẫn lời các quan chức Bộ Nội vụ
nước này nói cảnh sát biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã không được thông báo về việc
ông Ghosn có mặt trên chiếc phi cơ, và ông không hề được ghi nhận là đã vào
hoặc ra khỏi nước này.
Tuy nhiên, hiện chưa có lời bình luận chính thức
nào về vụ việc.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Agnès Pannier-Runacher nói
ông Ghosn "không nên lẩn tránh hệ thống tư pháp Nhật", nhưng nói
thêm rằng "Pháp không bao giờ dẫn độ công dân của mình."
Ông Ghosn, người cũng từng là sếp của hãng sản xuất
xe hơi Pháp Renault, đã bị điều tra tại Pháp nhưng không có cáo buộc nào được
đưa ra đối với ông.
Hành trình đào tẩu
Truyền thông Pháp và Nhật nói rằng có thể có một
cuốn hộ chiếu thứ tư, là cuốn mà ông Ghosn có thể đã dùng để vào Lebanon.
Ba cuốn hộ chiếu khác, gồm hộ chiếu Brazil, Pháp
và Lebanon, đã được nộp cho nhóm luật sư của ông ở Nhật, những người nói rằng
họ vẫn giữ chúng khi ông rời khỏi Nhật.
Các tường thuật nói rằng có thể ông vẫn sở hữu hợp
pháp cuốn hộ chiếu thứ tư, là cuốn ông dùng khi đi lại ở trong nước Nhật.
Tuy nhiên, nó lẽ ra phải nằm trong một hộp khóa kín,
và các luật sư của ông lẽ ra phải có mã code hộp đó.
Không có hồ sơ nào cho thấy ông Ghosn đã rời khỏi
Nhật, cho nên các nhà điều tra tin rằng ông đi bằng cách bất hợp pháp.
Reuters hôm thứ Năm dẫn các nguồn thân cận với ông
Ghosn, nói ông quyết định bỏ chạy sau khi biết rằng phiên tòa xử ông bị hoãn
cho tới tháng 4/2021.
Tin tức nói ông cũng bị "căng thẳng" do bị
cấm liên lạc với vợ, bà Carole hiện đang ở Lebanon.
Có các tường thuật nói ông Ghosn đã trốn thoát bằng
cách trốn vào một thùng đựng đàn, tuy nhiên vợ ông nói rằng đó là chuyện
"tưởng tượng".
------------------------------------------
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày: 02/01/2020 - 17:21
Sự
kiện cựu lãnh đạo tập đoàn Renault-Nissan Carlos Ghosn bất ngờ trốn khỏi Nhật Bản,
nơi ông bị quản chế, để bay về Liban hôm 30/12/2019 qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp tục
gây chấn động.
Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol hôm nay 02/01/2020
chính thức nhập cuộc, ban hành lệnh truy nã quốc tế, trong lúc chính quyền Thổ
Nhĩ Kỳ đã cho mở điều tra về vụ phi cơ riêng của ông Ghosn đã quá cảnh Istanbul
trên đường từ Nhật bay về Liban.
Theo bộ trưởng Tư Pháp Liban, nước ông vừa nhận được
thông báo truy nã quốc tế do cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol ban hành, nhắm
vào ông Carlos Ghosn. Bộ phận công tố Liban vào sáng sớm hôm nay 02/01 đã nhận
được lệnh truy nã quốc tế của Interpol, còn gọi là Thông Báo Đỏ, về trường hợp
ông Ghosn.
Thông Báo Đỏ
là yêu cầu của Interpol đối với các cơ quan chấp pháp trên toàn thế giới, đề
nghị các nước truy tầm một kẻ chạy trốn đang bị một hay nhiều quốc gia truy nã.
Việc chính quyền Liban bắt giữ ông Ghosn được cho là
ít có khả năng xẩy ra. Một nguồn tin từ phủ tổng thống Liban ngay từ đầu đã xác
định với hãng tin Pháp AFP rằng nhân vật này đã nhập cảnh Liban “một cách hợp
pháp”, với một hộ chiếu Pháp và một thẻ căn cước Liban.
Carlos Ghosn có ba quốc tịch : Pháp, Liban và
Brazil.
Thổ Nhĩ Kỳ điều tra vụ phi cơ chở ông Ghosn quá cảnh Istanbul
Theo đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV ngày 02/01/2019,
cảnh sát nước này mở cuộc điều tra về vụ cựu lãnh đạo tập đoàn Renault Nissan
đã quá cảnh Istanbul trên đường trốn từ Nhật Bản qua Liban. Nhiều người đã bị
câu lưu trong khuôn khổ cuộc điều tra.
Riêng tại Nhật Bản, cuộc điều tra về vụ chạy trốn
cũng tăng tốc. Các công tố viên vào hôm nay đã khám soát ngôi nhà ông Ghosn cư
ngụ tại Tokyo sau khi ông vi phạm lệnh quản chế và bỏ trốn về Liban. Truyền
thông Nhật Bản đã chiếu cảnh các nhân viên điều tra tiến vào ngôi nhà được dùng
là nơi cư trú thứ ba của ông Ghosn tại Tokyo kể từ khi ông bị bắt lần đầu cách
đây một năm. Cả ba nơi cư trú của đương sự đều bị khám soát.
------------------------------
.
VOA Tiếng Việt
02/01/2020
Libăng
hôm 2/1 đã nhận được trát bắt của Interpol đối với cựu chủ tịch tập đoàn
Nissan, ông Carlos Ghosn, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ mở cuộc điều tra về vụ đào thoát
được cho là táo tợn của ông này khỏi Nhật Bản, theo Reuters.
Ông Carlos Ghosn.
Ông Ghosn đã trở thành tội phạm quốc tế sau khi tuần
trước tiết lộ rằng ông đã bỏ chạy sang Libăng để thoát khỏi một hệ thống tư
pháp ông cho là có “lỗ hổng” của Nhật Bản.
Một nguồn tin tư pháp nói với Reuters rằng các cơ
quan chuyên trách về an ninh nội địa của Libăng đã nhận được lệnh truy nã đỏ của
Interpol, nhưng nó chưa được chuyển sang cho bên tư pháp.
Reuters cho biết chưa thể liên lạc được ngay với các
quan chức chính phủ Libăng để hỏi xem chính quyền sẽ hành động như thế nào.
Trước đây, khi Libăng nhận được lệnh truy nã đỏ đối
với các công dân Libăng sinh sống ở nước này, các nghi can không bị bắt giữ mà
chỉ bị tịch thu hộ chiếu và được bảo lãnh tại ngoại, theo Reuters.
Theo hãng tin này, ông Ghosn là công dân Pháp,
Libăng và Brazil. Ông này được một công ty an ninh tư nhân đưa từ Tokyo sang
Libăng và quá cảnh ở Thổ Nhĩ Kỳ với kế hoạch được lập ra trong suốt ba tháng.
Tin cho hay, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2/1 bắt giữ 7
người, trong đó có bốn phi công, để bị điều tra về việc ông Ghosn được đưa qua
nước này. Ngoài ra còn có hai nhân viên mặt đất và một nhân viên chuyên trách về
hàng hóa của sân bay.
Các dữ liệu theo dõi chuyến bay cho thấy rằng ông
Ghosn sử dụng hai chiếc máy bay khác nhau để bay tới Istanbul rồi sau đó tới
Libăng.
Libăng không có hiệp định dẫn độ nào với Nhật, và
ông Ghosn nhận được sự hậu thuẫn lớn ở quốc gia quê cha đất tổ của mình.
Reuters dẫn lại tin của cơ quan phát thanh truyền
hình công cộng NHK của Nhật nói hôm 2/1 rằng chính quyền Nhật Bản cho phép ông
Ghosn mang theo một trong hai quyển hộ chiếu Pháp được đặt trong hộp có khóa
trong khi được bảo lãnh tại ngoại.
Reuters cho rằng việc này nhiều khả năng lý giải ít
nhiều vì sao ông Ghosn có thể trốn thoát khỏi Nhật dù bị các luật sư Nhật giữ hộ
chiếu.
*
LIÊN QUAN
01/01/2020
No comments:
Post a Comment