NỘI DUNG :
Hoàng
Trần Hiền Vy
.
.
========================================
Hoàng Trần Hiền Vy
2020-01-20
2020-01-20
Tình
trạng ô nhiễm không khí hiện nay
Người dân
Việt Nam gần đây luôn lo lắng trước thông tin tình trạng chất lượng không khí
của đất nước, đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh, bị ô nhiễm trầm trọng.
Theo báo
cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI)
của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không
khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên
tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.
Năm
2016, GreenID công
bố báo cáo Sơ lược tình trạng môi trường Hà Nội và TP.HCM:
· Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là
121, nồng độ bụi PM2.5 là 50.5 gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3)
và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).
· TP.HCM: chỉ số AQI trung bình là
86, nồng độ bụi PM2.5 là 28.3 cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba
lần khuyến nghị từ WHO.
Nồng độ
bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt mức cho phép từ hai
đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao.
“Sát thủ
giấu mặt”
Một số nhà khoa học đã “vạch mặt chỉ tên” một trong các
nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam đó là từ các nhà máy nhiệt
điện than.
Vậy vì
sao nhiệt điện than nguy hiểm như vậy, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn cho phép
ngành điện tiếp tục phát triển ngành công nghiệp này?
Câu trả
lời là nó liên quan đến một Sáng kiến vĩ đại của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình với tên gọi Vành đai Con đường (viết tắt tiếng Anh là BRI).
Dự án BRI
do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013 nhằm thúc đẩy các mối quan hệ
thương mại và đầu tư chặt chẽ với các quốc gia ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và
Châu Mỹ Latinh.
Chính phủ
Trung Quốc đã đưa ra hai cam kết rằng họ sẽ thực hiện các dự án mang
tên “Vành đai Con đường” một cách bền vững và tài trợ cho các dự án năng
lượng hóa thạch ở Đông Nam Á ngay cả khi các nhà tài chính phương Tây, Nhật Bản
và Hàn Quốc ngày càng tránh xa họ bởi những lo ngại mang tính bền vững.
Viện phân
tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng có trụ sở tại Mỹ cho biết vào tháng 1 năm
nay, Trung Quốc tài trợ cho hơn một phần tư các nhà máy năng lượng than với
công suất 399 gigawat và chúng đang được phát triển bên ngoài lãnh thổ của
Trung Quốc.
Trong
tổng số 35,9 tỷ USD mà Trung Quốc đổ vào nhiệt điện than ở các nước, Bangladesh
là nước nhận được cam kết tài trợ nhiều nhất với tổng trị giá hơn 7 tỷ USD,
tiếp theo là Việt Nam, Nam Phi, Pakistan và Indonesia. Hầu hết tài
trợ cho nhiệt điện than bên ngoài Trung Quốc đang được cung cấp bởi các ngân
hàng quốc Trung Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc xây dựng các
nhà máy với lực lượng lao động chủ yếu là người Trung Quốc.
Martin
David – Trưởng nhóm thực hiện các dự án Châu Á tại công ty luật quốc tế Baker
McKenzie khi trả lời phỏng vấn của báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, cho biết
“Khi hai trong số những đơn vị ủng hộ tích cực cho các dự án năng lượng tài trợ
ở khu vực Đông Nam Á là các ngân hàng Nhật Bản và Hàn Quốc đã tránh xa việc tài
trợ cho dự án than đốt, chúng tôi lại thấy họ được thay thế bởi các tổ chức tài
chính Châu Á trong khu vực bao gồm các ngân hàng Malaysia và Trung Quốc.”
Trung
Quốc thúc đẩy việc đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam hay các
quốc gia đang phát triển khác nằm trong chiến lược lâu dài của họ. Thứ nhất,
việc đầu tư xây dựng các dự án này nhưng luôn kèm theo điều kiện sử dụng các
nhà thầu Trung Quốc, nguyên vật liệu từ Trung Quốc và công nhân thi công cũng
từ Trung Quốc. Việc này sẽ dẫn tới Trung Quốc sẽ được lợi mọi đường, còn các
quốc gia nhận dự án đứng trước nguy cơ trở thành “con nợ” của Trung Quốc, và do
đó sẽ “lệ thuộc” mọi mặt vào Trung Quốc.
Bên cạnh
việc trở thành một “nạn nhân” của bẫy nợ từ Trung Quốc thì như trong trường hợp
Việt Nam, quốc gia này cũng đang trở thành một "bãi rác thải công nghệ” từ
Trung Quốc. Trong khi thế giới đang cắt giảm điện than do chi phí cao và ô
nhiễm môi trường, chính bản thân Trung Quốc cũng đang cho dừng hàng loạt nhà
máy nhiệt điện, thậm chí là cấm cửa nhiệt điện thì trong nước, thì nhiệt điện
than đang ngày càng phát triển và được sự cổ vũ của các nhóm lợi ích quan trọng
trong nhà nước. Việc Trung Quốc cấm nhiệt điện than trong nước có thể khiến các
dây chuyền nhà máy điện than chuyển sang Việt Nam. Việc này không phải là mới,
khi trước đây Việt Nam đã phải gánh chịu các thiệt hại bởi các nhà máy đường và
nhà máy xi măng có cộng nghệ lạc hậu từ Trung Quốc chuyển sang. Hiện
nay, trong số 14 dự án nhà máy nhiệt điện than đang khai thác ở đồng bằng
sông Cửu Long thì có tới 10 nhà máy do Trung Quốc đầu tư. Có những dự án nguồn
vốn vay Trung Quốc chiếm tới 80% tổng vốn đầu tư.
Lợi bất
cập hại
Nghiên
cứu mới nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra ô nhiễm không khí khiến hàng
chục nghìn người Việt Nam tử vong mỗi năm, thiệt hại 240.000 tỷ đồng, chiếm gần
5% GDP cả nước. mỗi năm, Việt Nam có hàng chục nghìn người tử vong do ô nhiễm
môi trường, 2/3 trong số đó tử vong do ô nhiễm không khí.
Theo đó,
năm 2018, 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi trường, trong đó 50.000
người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm
không khí ở thời điểm này ước tính 10,82-16,63 tỷ USD, tương đương 240.000 tỷ
đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước.
Vào cuối
tháng 6 vừa qua tại Kenya, các thẩm phán của Tòa án môi trường quốc gia đã tạm
dừng kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện than trị giá 2 tỷ USD của Trung
Quốc ở gần thị trấn ven biển Lamu – Di sản thế giới Unesco vì các vấn đề liên
quan đến môi trường.
Mới đây,
chính quyền tỉnh Long An kiên quyết không chấp nhận các dự án nhiệt điện than,
cho dù chính phủ Việt Nam chấp thuận và đã cho phê duyệt quy hoạch phát triển
các dự án điện này.
*
Tin, bài
liên quan
----------------------------------------
Ô nhiễm không khí khiến Việt Nam ‘thiệt hại’ hơn 10 tỷ đôla một năm
Ô nhiễm không khí khiến Việt Nam ‘thiệt hại’ hơn 10 tỷ đôla một năm
19/01/2020
Nghiên cứu kéo dài 10 năm qua của một trường đại học
hàng đầu trong nước chỉ ra rằng tình trạng ô nhiễm không khí làm Việt Nam tổn
thất tới hơn 10 tỷ đôla một năm.
Ông Đinh Đức Trường, Trưởng khoa Môi trường, Biến đổi
khí hậu và Đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân, nói trong một cuộc hội thảo công bố
kết quả nghiên cứu theo phương pháp được cho là giống với Mỹ rằng với tốc độ
phát triển kinh tế như hiện nay, ô nhiễm không khí sẽ gây thiệt hại từ 10,8 tỷ
đôla tới 13,63 tỷ đôla mỗi năm, được cho là chiếm từ 5 - 7% GDP.
Các nhà tổ chức cho biết rằng cuộc hội thảo được thực
hiện hôm 14/1 “trong bối cảnh ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí
nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả, tổn thất nặng nề
đến kinh tế, xã hội”.
Theo thông tin đăng tải trên trang web của Đại học
Kinh tế Quốc dân, ông Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng Đại học này, nói rằng “trong
những năm qua, với xu thế đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã tạo được những xung
lực mới cho quá trình phát triển, vượt qua tác động của suy thoái toàn cầu và
duy trì được mức tăng trưởng kinh tế cao với bình quân 6,5 - 7%/năm”, nhưng kèm
theo đó là “nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí”,
nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
Mới đây, phát biểu tại một hội nghị trực tuyến của
chính phủ với các địa phương, Tổng bí thư/Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc tới
về điều mà báo chí trong nước nói là “chưa từng có trong lịch sử” về mức thu nhập
bình quân đầu người đạt 2.800 đôla năm 2019, cũng như mức tăng trưởng trên 7%
và mức GDP 266 tỷ đôla.
Theo báo chí Việt Nam, ông Trọng nói: “Không biết có
phải vì thế mà Ngân hàng Thế giới đưa ra nhận định: Mây đen phủ lên toàn cầu
nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng lên Việt Nam. Đó là chứng cứ thứ nhất mà năm
Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Tài chính Việt Nam, ông
Trọng cũng cảnh báo “không chủ quan, thoả mãn với những kết quả, thành tích đạt
được” vì “còn nhiều khó khăn thách thức”, trong đó có việc “bảo vệ tài nguyên
môi trường còn nhiều bất cập, gây bức xúc xã hội”.
Nhận định tại hội thảo, ông Thọ cho rằng “dù nhận thức
được sự nghiêm trọng và đề xuất một số giải pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí
nhưng nhìn chung công tác quản lý ô nhiễm không khí vẫn còn bất cập chưa được
giải quyết triệt để”.
Cuộc hội thảo diễn ra trong bối cảnh chỉ số chất lượng
không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam, nhất là tại Hà Nội, ở mức cao, được
cho là có hại cho sức khỏe của người dân.
Theo nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân, trong
10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam có 6 bệnh liên quan đến đường hô
hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và chất lượng không khí.
Hồi cuối năm ngoái, nhiều nước phương Tây như Mỹ,
Anh và Đức đã phát đi "cảnh báo đỏ" về tình hình ô nhiễm không khí
“nguy hiểm” ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP HCM, khuyến cáo
công dân của mình về tác động đối với sức khỏe của họ.
Trong phần đánh giá về “gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm
không khí”, trang web của WHO ở Việt Nam nói rằng mỗi năm ở Đông Nam Á có gần
1,4 triệu ca tử vong vì loại ô nhiễm này, trong đó ở Việt Nam là 60 nghìn ca.
Cảnh báo của các cơ sở ngoại giao của các nước
phương Tây ở Hà Nội được đưa ra đúng ngày chính phủ Việt Nam khuyến cáo “người
dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh
hô hấp hạn chế ra ngoài, hạn chế tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời”
và “nếu có nhu cầu ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và kính mắt”.
No comments:
Post a Comment