Friday, 10 January 2020

KHỐI LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (CARBON DIOXIDE) CỦA LOÀI NGƯỜI GẤP 100 LẦN CÁC NÚI LỬA (Hành Tinh Titanic)





Hành Tinh Titanic
10/01/2020

Một nghiên cứu được thực hiện trong 1 thập kỷ được công bố ngày 10/1/2019, trong đó cho biết những hoạt động của con người đã giải phóng một lượng khí carbon gấp 100 lần tất cả các núi lửa trên hành tinh chúng ta, khiến Trái Đất nóng lên.

Lượng khí CO₂ do các núi lửa phun ra hàng năm từ khoảng 0,3 – 0,4 tỷ tấn- ít hơn 100 lần so với tổng lượng khí thải do con người tạo ra.

Vừa qua, Cộng đồng Quan trắc Deep Carbon ( Deep Carbon Observatory – DCO) – bao gồm một nhóm 500 nhà khoa học quốc tế, đã phát hành một loạt báo cáo khoa học phác thảo cách thức mà nguyên tố carbon được lưu trữ, giải phóng ra, và được tái hấp thu trong các quá trình tự nhiên và nhân tạo.

Họ đã phát hiện ra rằng lượng khí thải carbon dioxide do con người thải ra đang vượt hơn cả lượng khí thải của các núi lửa – dù chúng thường phun khí và được cho là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu khiến hành tinh này đang nóng lên như hiện nay.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Elements còn cho thấy chỉ có 2/10 của 1% tổng lượng carbon trên trái đất – tức là vào khoảng 43.500 tỷ tấn – là đang tồn tại trên bề mặt đại đương, đất liền và trong bầu khí quyển.

Phần còn lại – một khối lượng khổng lồ 1,85 tỷ tỷ tấn carbon – lại được trữ trong lớp vỏ trái đất, lớp phủ và lớp lõi, cung cấp cho các nhà khoa học manh mối về cách Trái Đất được hình thành từ hàng tỷ năm trước.

Trong khi đó, một tỷ tấn carbon nặng tương đương khoảng 3 triệu chiếc máy bay Boeing 747.

Bằng cách đo mật độ đa số của các đồng vị carbon nhất định trong các mẫu đá trên khắp thế giới, cộng đồng DCO đã có thể thiết lập một dòng thời gian 500 triệu năm về trước để lập bản đồ về cách mà nguyên tố carbon đã di chuyển giữa đất liền, biển cả với khí quyển.

Họ khám phá ra rằng, nhìn chung, hành tinh của chúng ta đã tự điều chỉnh mật độ khí carbon dioxide trong bầu khí quyển, một loại khí nhà kính chủ chốt, trong suốt các khoảng thời gian địa chất có độ dài hàng trăm nghìn năm.

Ngoài ra, có một số thời điểm ngoại lệ đã gây ra “các rối loạn thảm khốc” cho vòng tuần hoàn carbon của hành tinh, ví dụ như là những vụ phun trào núi lửa trên diện rộng hoặc thiên thạch đâm vào Trái Đất đã giết sạch loài khủng long.

Ts. Marie Edmonds, một Giáo sư chuyên ngành Núi lửa và Hóa dầu học, cùng với người cộng sự của ông – Ts. Ron Oxburgh chuyên ngành Khoa học Trái Đất thuộc Đại học Queens, Cambridge (Anh quốc), cho biết:

Trong quá khứ, chúng ta đã nhận thấy rằng việc nạp một lượng lớn carbon vào bầu khí quyển sẽ gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, tạo ra những thay đổi lớn trong cả kết cấu của đại dương và mật độ của khí oxygen nơi bầu khí quyển.

Nhóm khoa học gia này ước tính rằng, sự kiện Chicxulub cách đây 66 triệu năm (Chicxulub là một miệng hố khổng lồ được tạo ra do va chạm của thiên thạch bị chôn vùi bên dưới bán đảo Yucatán ở México), đã giết sạch 3/4 sự sống trên toàn hành tinh, giải phóng khoảng từ 425 đến 1.400 tỷ tấn CO₂.

Trong khi đó, tổng lượng khí nhà kính do con người thải ra chỉ trong năm 2018 đã đạt đỉnh 37 tỷ tấn.

Gs. Edmonds nói với AFP rằng, lượng CO2 được bơm vào bầu khí quyển do hoạt động của con người trong vòng từ 10-12 năm qua tương đương với những thay đổi thảm khốc trong những sự kiện mà chúng ta đã thấy trong quá khứ của hành tinh Trái Đất.”

Ts. Celina Suarez, Phó Giáo sư chuyên ngành Địa chất tại đại học Arkansas (Mỹ) cho biết , khí thải từ những hoạt động trong cuộc sống hiện đại của con người có “cường độ tương đương” với những cú shock carbon trong quá khứ đã gây ra nạn tuyệt chủng diện rộng.

Bà nói với AFP:
Chúng ta đang ở cùng mức carbon thảm họa đó, nghĩa là khá nghiêm trọng và đáng lo ngại.


“Không phải là tiến trình dành cho loài người”

Nhờ so sánh, giới khoa học biết rằng lượng khí CO₂ mà các núi lửa phun ra hàng năm dao động trong khoảng từ 0,3 đến 0,4 tỷ tấn- ít hơn 100 lần so với tổng lượng khí thải do con người tạo ra.

Gs. Edmonds nói:
Những người hoài nghi về biến đổi khí hậu thường đổ tội cho núi lửa là nguyên nhân giải phóng nhiều lượng lớn khí CO₂, nhưng không phải đơn giản như thế.
Điều đó còn tùy thuộc vào thời gian nữa.

Trong quá khứ, bầu khí quyển Trái Đất thường chứa mật độ CO₂ cao hơn so với ngày nay sau những lần núi lửa phun trào thảm khốc, và nó đã mất hàng trăm nghìn năm để lắng tụ được lượng carbon đó.

Còn ngược lại, lượng phát thải carbon do con người tạo ra đã gia tăng thêm 2/3 chỉ trong một vài thế kỷ.

Ts. Suarez nói:
Những người chối bỏ biến đổi khí hậu luôn cho rằng Trái Đất có khả năng tự cân bằng chính bản thân nó.
Vâng, đúng vậy. Nó sẽ tự cân bằng lại, nhưng không phải trong một khoảng thời gian ngắn ngủi mà con người tồn tại được.


Bình luận của Hành tinh Titanic:

Con người luôn có thói quen đổ lỗi cho các tác nhân khác đã gây ra vấn đề của họ, nhưng không bao giờ chịu nhìn lại mức độ và phạm vi tàn phá khủng khiếp của họ.

Giờ đây, con người đã có khả năng hủy diệt hành tinh Trái Đất tương đương và thậm chí còn hơn cả các núi lửa. Nền kinh tế hàng hóa và thói quen tiêu thụ vô độ của họ còn phát nổ và phun ra nhiều khí thải cùng hơi nóng còn hơn cả các núi lửa.

Lửa phát xuất từ hơi nóng do hiện tượng ấm lên toàn cầu đã thiêu rụi hàng chục triệu mẫu đất rừng trên toàn cầu, từ Châu Mỹ sang Châu Á và Châu Úc, từ Bắc Bán Cầu đến Nam Bán Cầu. Cùng với đó là tiến trình tuyệt chủng loài đang diễn ra nhanh chóng ở mọi nơi.

Có lẽ trước đây, cha ông chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày con cháu của mình sẽ đủ sức làm được điều đó: CẠNH TRANH VỚI CÁC NÚI LỬA.

*
Nguồn tham khảo:
Humanity’s emissions ‘100-times greater’ than volcanoes

-----------------------------------

XEM THÊM
.Top of Form

.
08/01/2020
.
07/01/2020





No comments:

Post a Comment

View My Stats