Võ
Văn Quản - Luật Khoa
09/11/2019
“Nếu chưa từng đến nha sĩ trong suốt 40 năm, hay thậm
chí tệ hơn là 70 năm, việc chữa răng sẽ vô cùng đắt đỏ, dài hơi.”
Đó là lối ẩn
dụ của Giáo sư William Outhwaite – một trong những ngòi bút đương đại
nổi tiếng nhất chuyên viết về chính trị châu Âu – để mô tả tình trạng của các
quốc gia châu Âu dưới tầm ảnh hưởng của Liên Xô sau khi khối chủ nghĩa xã hội sụp
đổ. Là một thanh niên Việt Nam điển hình chưa từng đi nha sĩ cho đến năm 26 tuổi,
người viết vô cùng thấu cảm trước ẩn dụ của Outhwaite. Vậy điều gì khiến cho một
quốc gia cộng sản lại nghe có vẻ tệ đến thế?
Nền tảng chung
Trước khi tìm hiểu về chủ
nghĩa cộng sản tại Đông Âu, có lẽ trước tiên cần xác định Đông Âu gồm những quốc
gia nào. Ukraine, Cộng hòa Czech, Slovakia, Hungary, Ba Lan, Slovenia, Bulgaria
và Romania là nhóm quốc gia cựu thành viên của khối xã hội chủ nghĩa thường được
các nhà khoa học xác lập là nhóm thuộc Đông Âu.
Việc định danh này loại
trừ khá nhiều quốc gia thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ như
Phần Lan, Latvia, Lithuania hay Estonia, mà theo phân tích của Richard
Rose, là có kết nối văn hóa – chính trị nhiều hơn với các quốc gia Bắc Âu
và luôn có xu hướng phản kháng chủ nghĩa cộng sản ngay từ thời điểm họ bị kéo
vào chung thuyền với Liên Xô sau Đệ nhị Thế chiến.
Ngoài ra, cũng có nhiều ý
kiến cho rằng Phần Lan, Latvia hay Estonia vượt khỏi cái bóng Liên Xô để đạt mức
độ tăng trưởng cao và tiến đến tiêu chuẩn chung của Liên minh Châu Âu khá dễ
dàng. Việc nghiên cứu họ như là một thực thể còn chịu ảnh hưởng của Liên Xô có
vẻ không công bằng đối với họ cho lắm. Trong bối cảnh của bài viết, Đông Đức
cũng có thể được nhắc đến như một dẫn chứng gần gũi, dù quốc gia này có đặc
trưng và lịch sử khá tách biệt với khu vực Đông Âu.
Không phải điều gì xấu xa
hay tồi tệ xảy ra tại Đông Âu hậu cộng sản đều là tàn dư của chế độ này. Giả dụ,
trong nghiên cứu về hành vi chính trị (political behaviour) của người dân Đông
Đức, các nhà nghiên cứu Mark Peffley và Robert Rohrschneider đi đến kết luận rằng
nền chính trị hình thức và sự tham gia bắt buộc giả hiệu trong chế độ cộng sản
là nguyên
nhân khiến đa số người dân thờ ơ với chính trị thời hậu cộng sản, tỷ lệ
đi bầu thấp. Cách lý giải này có vẻ rất hợp lý và thu hút được sự chú ý của những
người đã có ác cảm sẵn với chính thể cộng sản. Tuy nhiên, nghiên cứu lại không
lý giải được vì sao chỉ vài năm trước đó, trong giai đoạn 1989 – 1991, hàng triệu
những người dân “thờ ơ với chính trị” này lại đồng lòng xuống đường biểu tình,
dũng cảm đối mặt với khả năng bị quân đội đàn áp và từ đó tạo nên làn sóng công
luận khổng lồ, chăm ngòi và thúc đẩy tiến trình tan rã của khối xã hội chủ
nghĩa.
Những tàn dư, hoặc di sản
mà người viết thu thập và phân tích dưới đây hy vọng sẽ không đi vào vết xe
“cái gì của cộng sản cũng đáng ghét”, từ đó có thể giúp cho người đọc có được
cái nhìn toàn diện không chỉ về Đông Âu mà còn về tình trạng của Việt Nam hiện
nay.
Khối xã hội chủ
nghĩa Liên Xô và Đông Âu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ảnh: The Economist
Khoảng trống quyền lực và sự
trỗi dậy của tội phạm có tổ chức
Một trong những tàn dư
quan trọng và nguy hiểm nhất của sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản tại Đông
Âu là chúng triệt tiêu gần như hoàn toàn các tổ chức chính trị có năng lực, có
tổ chức chặt chẽ và có chuyên môn để có thể nhanh chóng cạnh tranh và thay nhau
tiếp quản khoảng trống quyền lực mà đảng cộng sản để lại. Điều này tạo ra cơ hội
cho một loại tổ chức có năng lực quản lý hiệu quả lợi dụng để trỗi dậy và tiếm
quyền trên sân chơi chính trị – tội
phạm có tổ chức, hay các băng đảng mafia.
Thật vậy, dù sống khá lay
lắt trong giai đoạn các đảng cộng sản còn tiền và quyền thế, sau khi chế độ sụp
đổ, các băng đảng này lại là nơi tạo công ăn việc làm cho hàng loạt cựu chiến
binh, cựu an ninh – tình báo viên hay các công chức có vị trí quản trị, lãnh đạo.
Lý do là các công xưởng nhà nước phá sản, quỹ lương bị vỡ.
Châm dầu vào lửa, các
lãnh đạo trong quá trình chuyển tiếp tại Đông Âu (lẫn tại Nga) đã không lường
trước được tầm quan trọng của một xã hội dân sự mạnh mẽ và năng động đối
với một nền kinh tế thị trường thành công. Thay vì trước tiên củng cố và xây dựng
một cơ chế chính trị hoàn chỉnh với một hệ thống bảo đảm sự tham gia chính trị
của công dân, cuộc chạy đua tư hữu hóa (privatisation) mù quáng khiến hàng ngàn
công ty nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng như tài nguyên, công nghiệp nặng,
ngân hàng và công ty quốc phòng rơi vào tay các cựu lãnh đạo cộng sản, các băng
đảng mafia… Hệ quả mà chúng ta có là một nền kinh tế thị trường nửa vời, tiếp tục
gây khó khăn cho sự phát triển của Đông Âu đến tận ngày nay.
Thói quen, kỷ luật làm việc
kém
Các nhà khoa học phương
Tây, sau một thời gian dài nghiên cứu và đánh giá, đều đi đến kết luận chung về
kỷ luật làm việc của lực lượng lao động tại Đông Âu là rất kém.
Từ năm 1998, theo một
công trình nghiên
cứu rất bao quát và nổi tiếng của nhóm các nhà nghiên cứu Tây Âu, Bắc
Âu và Bắc Mỹ mang tên “Institutional Design in Post-Communist Societies:
Rebuilding the Ship at Sea”, kỷ luật làm việc kém luôn được ghi nhận là một
trong những khó khăn căn bản nhất trong việc xây dựng lại khu vực kinh tế tư
nhân. Những khuyết
điểm này kể ra thì nhiều không đếm xuể, từ những đặc tính chung như
thiếu chủ động (lack of initiative), ù lì (leisure on job), bất cẩn
(negligence)… cho đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như không quan tâm và không
tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật (non-observance of technological
specifications) hay thậm chí là ăn cắp thành phẩm, nguyên liệu.
Những tính xấu này không
chỉ được duy trì trong lao động bậc thấp hay trung lưu. Nghiên
cứu của tờ The Economist còn ghi nhận những lời phàn nàn của các đối
tác Tây Âu dành cho giới quản lý cấp cao tại những quốc gia Đông Âu trải dài từ
quản lý giờ giấc lao động và làm việc thiếu hiệu quả, văn hóa tham nhũng trong
việc đưa ra quyết định mua – bán, cũng như tính hình thức trong việc giải quyết
các vấn đề kinh doanh. Họ mô tả rằng nhằm gây ấn tượng với các đối tác kinh
doanh nước ngoài của mình cũng như hiện đại hóa mô hình làm việc để làm sao cho
tương xứng với phương Tây, hàng trăm ngàn đô-la lại được đổ vào đá cẩm thạch
trong các bậc thang, thang máy dát vàng và hệ thống máy tính hiện đại đắt đỏ khi
mà mô hình kinh doanh của họ không dùng chúng cho việc gì hơn ngoài in chứng từ
và lưu danh sách khách hàng.
Việc thiếu môi trường học
thuật tự do để nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ cho một công cuộc chuyển đổi từ chủ
nghĩa cộng sản sang thị trường tự do cũng khiến cho ngay cả những người tham
gia phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu có những hiểu nhầm
hết sức căn bản giữa bản thân chủ nghĩa tư bản và hình ảnh hàng hóa dồi dào
trên thị trường. Vấn đề này được Janusz Golebiowski, nhà kinh tế học Ba Lan từng
hợp tác với Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế (World Economy Research
Institute) chỉ
ra khá rõ:
“Khái niệm thị trường bị
lãng mạn hóa bằng sự thừa thãi của hàng hóa và xa xỉ phẩm tại phương Tây, mà đặc
biệt là Hoa Kỳ; mà không hề nhắc đến tinh thần làm việc công nghiệp, nguy cơ thất
nghiệp, sự cần thiết của việc tái đào tạo kỹ năng cho phù hợp với thị trường,
tính chủ động, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với an sinh xã hội của chính
mình cũng như khả năng xung đột của các khác biệt xã hội.”
Đói vốn
Mô hình quản lý kinh tế –
xã hội tập trung của các nhà nước cộng sản thường để lại một xã hội không
có tiền
để dành.
Người dân thường chỉ được
cung cấp lượng hàng hóa đủ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và gia đình, còn hệ thống
tài chính tư nhân – xương sống của nền kinh tế quốc gia thì thậm chí còn không
hề tồn tại. Điều này khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với khả năng thích ứng
nhanh và năng lực sản xuất tốt hơn luôn đứng ở cuối hàng chờ trong các đơn xin
vay vốn. Khi mà chính phủ tiếp tục đóng vai người cho vay duy nhất, các công ty
liên quan đến viễn thông, khai khoáng, cầu đường và hàng không sẽ còn tiếp tục
được ưu tiên cho vay.
Vậy còn các nguồn tài
chính nước ngoài thì sao? Đông Đức không phải cũng được xây dựng lại thành công
nhờ vào tư bản Tây Đức đó sao? Song câu chuyện tại Đông Đức phức tạp hơn thế
nhiều. Khi mà giới nhà giàu Tây Đức cảm thấy họ có trách nhiệm với người nhà của
mình, các nhà tài phiệt phương Tây nói chung lại muốn dồn tiền của mình vào
Đông Âu để xử lý một vấn đề mà họ quan ngại hơn – các nhà máy điện hạt nhân mà
Đông Âu bị bắt buộc xây dựng trong thời kỳ Liên Xô. Sau khi thảm họa Chernobyl
xảy ra vào năm 1986, việc cải cách năng lượng ở các quốc gia Đông Âu luôn là một
đề tài được phương Tây quan tâm, và nhiều tỷ USD đã được chi ra chỉ để giải quyết
vấn đề này.
Để công bằng cho lịch sử
của các nhà nước cộng sản Đông Âu, một yếu tố khách quan khác cũng gây ra tình
trạng kiệt quệ tài chính của khu vực này – sự trỗi dậy của châu Á.
Nhiều người dân Đông Âu
đã từng tin tưởng rằng sau khi họ thoát khỏi cái bóng Xô-viết, một Kế hoạch
Marshall thế hệ mới sẽ được Hoa Kỳ dành cho họ, tạo thành cú hích cho
nền kinh tế của toàn khu vực. Đáng tiếc là điều này không thể diễn ra khi châu
Á đang trỗi dậy trở thành một điểm đến hấp dẫn mới cho đầu tư nước ngoài. Vài
lý do có thể kể đến như châu Á có dân số trẻ và đông đảo, kỷ luật làm việc được
chuôi rèn tương đối tốt, Trung Quốc vừa mở cửa Đặc khu Kinh tế Thẩm Quyến, Nhật
Bản là một nơi ăn nên làm ra đã được hơn một thập niên, Hàn Quốc – Đài Loan đều
cung cấp quá nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động sản xuất,
Singapore – Hong Kong tiếp tục khẳng định là một trung tâm tài chính – vận tải
quá an toàn…
Định mệnh đẩy Đông Âu vào
thế phải cải cách kinh tế và thu hút nguồn tư bản nước ngoài ngay thời điểm cả
thế giới đổ tiền vào châu Á.
***
Hiển nhiên, những chi tiết
phân tích ở trên chỉ có thể phác họa sơ cho bạn đọc thấy được vì sao Đông Âu phải
vật lộn để chuyển mình và những hệ quả mà chủ nghĩa cộng sản để lại cho các quốc
gia này. Tuy nhiên, đây sẽ là những điểm khởi đầu đối thoại tốt cho tương lai của
chính chúng ta.
09/11/2019
Tròn 30 năm sau khi Bức
tường Berlin sụp đổ, Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) công bố một loạt khảo
sát mới về thái độ của người dân Đông Âu về biến cố năm 1989 và ảnh hưởng
của nó tới đời sống của họ.
Đại đa số ủng hộ chuyển đổi sang chế độ đa đảng và
thị trường tự do
Biểu đồ dưới đây cho thấy
tỉ lệ ủng hộ rất cao đối với việc chuyển đổi sang chế độ đa đảng và thị trường
tự do ở Đông Âu.
Người Ba Lan, Đông Đức
(cũ) và Cộng hoà Séc hài lòng hơn cả với sự chuyển đổi này, với tỉ lệ dao động
quanh mốc 80%. Trong khi đó, tình trạng lại khá ảm đạm ở Ukraine và Bulgaria, với
chỉ hơn 50% ủng hộ.
Most in former Eastern Bloc approve of shift to
multiparty and free market systems
Đại
đa số cho rằng xét xử công bằng và bình đẳng giới là những vấn đề ưu tiên rất
quan trọng.
Khảo sát cho thấy, phần lớn người dân Đông Âu đều ủng
hộ các quyền tự do và thiết chế dân chủ. Các quyền và thiết chế này được chia
ra làm chín hạng mục, gồm có: xét xử công bằng, bình đẳng giới, tự do ngôn luận,
bầu cử định kỳ, tự do Internet, tự do truyền thông, tự do đảng phái, tự do hội
đoàn, tự do tôn giáo.
Tại tất cả các nước được khảo sát dưới đây, đa số
người dân đều cho rằng chín yếu tố dân chủ này đều ít nhất là “quan trọng”. Tuy
nhiên, khi được hỏi các yếu tố này có phải là “rất quan trọng” không thì kết quả
lại không đồng đều.
Các yếu tố xét xử công bằng, bình đẳng giới được lựa
chọn nhiều nhất với hầu như đại đa số cho rằng đây là vấn đề “rất quan trọng”.
Tỉ lệ giảm xuống đáng kể trong các vấn đề tự do đảng phái, tự do hội đoàn và tự
do tôn giáo.
Judicial fairness, gender equality seen as very
important priorities across Europe
Hầu
hết cho rằng biến cố năm 1989/1991 có ảnh hưởng tốt tới giáo dục, tiêu chuẩn sống
và niềm tự hào dân tộc
Most in Central, Eastern Europe say post-communist
era há been good for education, living standards and national pride
Mức
độ hài lòng với cuộc sống tăng cao so với năm 1991
Ở tất cả các nước Đông Âu cựu cộng sản, mức độ hài
lòng với cuộc sống nhảy vọt so với khảo sát tương tự tiến hành vào năm 1991.
Since 1991, life satisfaction has improved across
Europe
--------------------------------
09/11/2019
Bộ An ninh Quốc gia Đức (Stasi) là cơ quan an ninh
khét tiếng của Cộng hoà Dân chủ Đức thời Chiến tranh Lạnh, chuyên phụ trách việc
bảo vệ chế độ cộng sản. Chiến lược chính của cơ quan mật vụ này là theo dõi và
thu thập dữ liệu về bất kỳ người dân nào mà họ nghi ngờ.
Những hình ảnh do mật vụ Stasi chụp trộm được. Ảnh:
sateenmuruja.com.
No comments:
Post a Comment