By Sam Geall - Foreign Affairs
Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ
08/11/2019
Ngày 29 tháng 8, Lào công bố một con đập mới
ở phía Bắc đất nước. Đập Sayaburi có công xuất 1,3 gigawatt nằm trên
dòng sông Mekong chảy theo chiều dài đất nước. Trong nỗ lực trở thành
“bình ắc-quy của Đông Nam Á”, Lào có kế hoạch xây dựng gần 100 con
đập giống như vậy vào năm 2020, có khả năng xuất khẩu 2/3 năng lượng
tạo ra từ thủy điện.
Vị trí của một con
đập trên một nhánh của sông Mê Kông ở phía bắc Lào, tháng 12/2018. Ảnh: Sergey
Ponomarev / The New York Times / Redux
Nhiều con đập được Trung Quốc tài trợ và hỗ
trợ trực tiếp. Nhưng các con đập đe dọa sẽ làm nghẹt một dòng sông
vốn đã bị tắc nghẽn từ trước. Khi đập Sayaburi bắt đầu hoạt động,
mực nước sông Mekong đã giảm xuống 1,5 m, mức thấp nhất trong một thế
kỷ. Các báo cáo từ nước láng giềng Thái Lan cho biết, các bãi cát
nhô ra đường thủy và các con kênh bị cạn nước.
Sông Mekong là một động mạch trọng yếu ở Đông
Nam Á. Các hoạt động gây ảnh hưởng đến dòng nước tác động đến toàn
khu vực và các con đập ở Lào chỉ là một trong những yếu tố hiện
đang gây áp lực lên hệ sinh thái của dòng sông. Sông Mekong chảy qua 6
quốc gia, từ cao nguyên Tây Tạng đến Biển Đông và đây là ngành thủy
sản nội địa có năng suất cao nhất thế giới, trị giá 17 tỷ USD mỗi
năm. Khoảng 60 triệu người sống trong lưu vực sông Mekong, và 80% trong
số họ phụ thuộc vào dòng sông để kiếm thực phẩm và sinh kế.
Khí hậu biến đổi trở thành mối đe dọa lớn
và ngày càng tăng đối với cuộc sống và sinh kế trên sông. Theo một
số nghiên cứu, 2/3 băng hà trên dãy núi Himalaya cung cấp nước cho sông
Mekong có thể biến mất vào cuối thế kỷ. Các nhà khoa học đã cảnh
báo rằng đường chuyển dịch của lốc xoáy nhiệt đới đang thay đổi lưu
vực sông Mekong không thể đảo ngược: với các hình thái mưa bị xáo
trộn, khu vực này dễ bị hạn hán hơn. Các hình thái khí hậu biến
đổi làm trầm trọng thêm các vấn đề khác trên sông, như mất trầm
tích, tăng độ mặn và xói mòn bờ sông.
Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng trên sông Mekong
sẽ khiến ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu tệ hại hơn. Nhưng Trung
Quốc có nhiều dự án như vậy trong đầu. Trong biên giới của chính
mình, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 10 con đập lớn trên thân chính
của dòng sông. Những con đập này bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến ngư
nghiệp, bờ sông và trang trại ở hạ lưu. Giờ đây, Bắc Kinh đang góp
phần thúc đẩy việc xây dựng các con đập ở Lào và Campuchia, biến
sông Mekong thành đấu trường lớn để phô trương các lợi ích của Trung
Quốc ở Đông Nam Á.
Các cộng đồng phụ thuộc vào dòng sông Mekong
thấy mình ở cạnh những sức mạnh dường như không thể hiểu được: hậu
quả của biến đổi khí hậu, tham vọng địa chính trị của Trung Quốc
và sự thờ ơ của chính phủ của họ. Mặc dù cơ hội rất thấp, nhiều
rủi hơn may, cư dân ở lưu vực sông Mekong đang khai triển các cách để
bảo vệ sinh kế của họ và canh giữ dòng sông khỏi bị hủy hoại.
Trung Quốc dòm ngó sông Mekong
Từ năm 1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt
Nam đã hợp tác quản lý dòng sông và các nguồn tài nguyên của nó,
thông qua một tổ chức liên chính phủ có tên là Ủy ban sông Mekong
(Mekong River Commission – MRC). Ít nhất trong khả năng hùng biện, các
quốc gia thành viên MRC đã chấp thuận nguyên tắc quản lý sông Mekong vì
lợi ích tốt nhất của khu vực và tính bền vững sinh thái của nó.
Năm 2010, MRC đã đề nghị một lệnh cấm 10 năm đối với các đập thủy
điện lớn trên sông.
Nhưng MRC không có quyền ép buộc thực thi các
khuyến nghị của riêng mình. Lào, quốc gia nghèo hơn các quốc gia láng
giềng, đã tìm cách phát triển với kế hoạch thu hút đầu tư, chủ yếu
từ Trung Quốc. Xây dựng đập là một phần của việc phát triển thủy
điện với quy mô lớn do Trung Quốc hậu thuẫn.
Năm 2015, Trung Quốc thành lập một tổ chức
đối thủ với MRC và đã làm lu mờ nó một cách rất hiệu quả. Khung
hợp tác Langcang-Mekong (Langcang-Mekong Cooperation Frameworl – LMC), được
bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mô tả một cách thích
đáng, không phải như “một cửa hàng nói chuyện mà là cái xe ủi đất”,
có nhiệm vụ vượt ra khỏi dòng sông. Nó phù hợp với dự án cơ sở hạ
tầng toàn cầu đầy tham vọng của Trung Quốc, được gọi là Sáng kiến
Vành đai và Con đường. Đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực này phản ảnh
thêm mong muốn tạo ra các tuyến vận chuyển mới, nhằm giảm sự phụ
thuộc của Trung Quốc vào một điểm hàng hải duy nhất trong việc nhập
khẩu phần lớn dầu hỏa của họ: eo biển Malacca – dưới sự tuần tra và
kiểm soát của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ.
Là chủ nợ, Trung Quốc kiểm soát đáng kể nền
chính trị và kinh tế các quốc gia trên sông Mekong
Là nhà đầu tư đồng thời là chủ nợ, Trung
Quốc kiểm soát đáng kể nền chính trị và kinh tế các quốc gia trên
sông Mekong. Các tổ chức quốc tế cảnh báo rằng, Lào có nguy cơ cao
về tình trạng nợ nần do vay Trung Quốc, với tỷ lệ nợ công dự báo
sẽ lên tới 70% GDP.
Mỗi năm, hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh
đạo LMC đưa ra các chi tiêu đáng kể. Trung Quốc hứa cho vay và trợ cấp
12 tỷ USD trong năm 2018. Dự án ký kết bao gồm một tuyến đường sắt
cao tốc Trung Quốc – Lào, sẽ kết nối Côn Minh ở phía tây nam tỉnh Vân
Nam Trung Quốc đến Singapore. Trung Quốc cũng hỗ trợ xây dựng các đặc
khu kinh tế, chẳng hạn như Sihanoukville ở Campuchia và Savan-Seno ở Lào
mà nhiều người địa phương khinh bỉ coi là những khu vực sa đọa của
Trung Quốc.
Các quốc gia dọc theo con sông tìm đến các
đối thủ và các cường quốc trong khu vực như một hàng rào chống lại
ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc. Những quốc gia khác như Nhật
Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Úc và Hoa Kỳ đã đưa ra ít nhất 13 sáng kiến
có tính cạnh tranh ở lưu vực sông Mekong. Mục đích là để hỗ trợ hội
nhập kinh tế khu vực và thiết lập dần dần các dự án có tiêu chuẩn
quốc tế cao hơn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng cho đến nay,
họ chưa là gì cả so với quy mô và tiến độ mở rộng của Trung Quốc
trên sông Mekong.
Tự lực cánh sinh
Những người sống ở lưu vực sông Mekong đã
phải gánh chịu một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một
thế kỷ. Với những con đập lớn xuất hiện trong năm tới, những cộng
đồng này có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn hơn nữa: mực
nước sẽ dâng cao thất thường, lũ lụt bất ngờ và hệ sinh thái sông
sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. Đối với những cư dân bảo vệ môi
trường, họ có nguy cơ phải đối mặt với sự thù địch của chính phủ.
Các quốc gia Đông Nam Á có lịch sử thù hằn
và hình sự hóa hoạt động môi trường. Năm ngoái, một đoạn của đập Xe
Pian Xe Namnoy còn đang xây dựng ở Lào sụp đổ, gây lũ lụt nghiêm trọng
ở một số ngôi làng khiến nhiều người mất mạng. Chính phủ Lào đã
phản ứng bằng cách trấn áp các phóng viên. Cùng năm đó, tại Việt
Nam, một sự cố tràn hóa chất đã giết chết số lượng cá khổng lồ
khiến ngư dân phản đối. Một tòa án Việt Nam đã kết án blogger Hoàng
Đức Bình 14 năm tù vì phát trực tiếp hành động của họ.
Năm 2018, ở phía đông bắc Campuchia, quân đội
đã giết chết 3 người “bảo vệ rừng” – một công nhân bảo tồn rừng,
một nhân viên bảo vệ rừng và một sĩ quan quân cảnh – để trả đũa
việc bắt giữ các thiết bị của những người khai thác gỗ bất hợp
pháp, buôn lậu gỗ vào Việt Nam, cấu kết với lực lượng an ninh.
Mùa Thu năm ngoái, trên bờ sông Mekong ở miền
bắc Thái Lan, một nhà hoạt động nói với tôi rằng, cô không còn hy
vọng dòng sông sẽ được cứu. Cô và cư dân đã nhìn thấy những khúc
sông bị hư hại không thể khắc phục do nổ mìn và nạo vét để vận
chuyển thương mại; dân làng đã chứng kiến nước cuốn trôi những khu
vườn trồng cây ăn trái theo mùa bên sông của họ khi Trung Quốc xả đập
bất ngờ. Thay vào đó, cuộc đấu tranh của cô trở thành cuộc chiến cho
nhân phẩm: “Để nói với cháu tôi rằng tôi đã đấu tranh vì tương lai
của chúng”.
Năng lượng tuyệt vời
Trên bờ sông Mekong gần Chiang Khong ở miền bắc
Thái Lan, tôi đã ghé thăm một địa điểm được dự định xây dựng đặc khu
kinh tế – nay đã hủy bỏ vì bị địa phương phản đối kịch liệt. Nếu
được xây dựng, sự phát triển sẽ phá hủy một vùng đất ngập nước
vẫn được sử dụng làm nguồn cá, cây tre và các tài nguyên thiên nhiên
khác. Người dân nói rằng, chính phủ Thái Lan và các nhà hoạch định
phát triển đã không tham khảo ý kiến cộng đồng cũng như không tiến
hành đánh giá môi trường trước khi thiết lập khu vực và chào đón
các nhà đầu tư tiềm năng Trung Quốc.
Một tương lai tốt hơn cho lưu vực sông Mekong có
thể nằm ở các nguồn năng lượng khác ngoài thủy điện.
Ví dụ, ở Thái Lan, block-chain-enable real-time
peer-to-peer (chương trình giao dịch ngang hàng thời gian thực kích hoạt
theo chuỗi khối) đã chứng minh tiềm năng cho các nhà sản xuất năng
lượng mặt trời, giúp trao đổi năng lượng dư thừa trên lưới điện, giảm
chi phí năng lượng và tối đa hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Tại Myanmar, các lưới quang điện mặt trời siêu
nhỏ đang giúp tiếp cận năng lượng sạch và cơ hội kinh tế cho người
nghèo.
Những sáng kiến lén lút (under-the-radar) như
vậy – được một liên minh gồm các diễn viên cứng đầu lãnh đạo, từ
các nhà hoạt động ven sông phản đối những con đập lớn đến các cơ
quan phát triển và các doanh nghiệp tư nhân – đưa ra nhiều phương án
thay thế cho các dự án điện tập trung lớn. Các hệ thống năng lượng
hiện đại trong khu vực có thể khử carbon và phi tập trung.
----------------------------------
Nguồn :
How
Climate Change, Dams, and Geopolitics Threaten a River’s Future
By Sam Geall November 7, 2019
No comments:
Post a Comment