Friday, 1 November 2019

NGHỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM : SAO KHÔNG DÁM GỌI TÊN TRUNG QUỐC? (BTV Tiếng Dân)




BTV Tiếng Dân 
01/11/2019

Không dám gọi tên Trung Quốc

Báo Thanh Niên có bài: Ông Dương Trung Quốc: ‘Sao báo cáo trước Quốc hội lại phải né tránh gọi tên Trung Quốc’. Về báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, đã không dám gọi tên Trung Quốc, ĐBQH Dương Trung Quốc nói rằng, báo cáo đọc trước Quốc hội né tránh nhắc tên Trung Quốc, không chỉ khiến người dân Việt Nam mà cả người dân Trung Quốc cũng thấy khó hiểu.

ĐBQH Quốc đặt câu hỏi: “Tại sao trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chúng ta đã nói rõ Trung Quốc là người gây bất ổn ở Biển Đông trước bàn dân thiên hạ, trên diễn đàn quốc tế, nhưng báo cáo đọc trước Quốc hội, cũng là trước đồng bào của mình, lại né tránh cái quốc danh vốn đáng kính trọng của một quốc gia văn minh nhưng chúng ta cũng lên án bởi những việc làm trái với luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của chúng ta?

Ông Quốc còn nhắc vụ Trung tướng Nguyễn Việt Khoa đã né tên Trung Quốc, trong phát biểu hôm 30/10: “Ngay trên diễn đàn Quốc hội cũng vậy, vẫn có vị đại biểu né tránh, thay thế việc chỉ đích danh Trung Quốc bằng khái niệm rất mơ hồ là nước ngoài. Người dân chúng ta thấy thế nào và người Trung Quốc thấy thế nào về cái tâm thế khó hiểu ấy?. Sau này, con cháu chúng ta, những người đọc sử hậu duệ của chúng tôi đọc những văn bản này sẽ nghĩ gì về thời đại chúng ta đang sống?

RFA có clip ghi lại phát biểu của ĐBQH Dương Trung Quốc:

Facebooker Dương Quốc Chính bình luận: “Họp QH, ông Việt Khoa tránh gọi tên TQ là đúng theo chỉ đạo của đảng, vì các cơ quan khác cũng vậy, để giữ đại cục. Còn ông Dương Trung Quốc và Nguyễn Lân Hiếu là đại biểu ngoài đảng, nên mới dám chất vấn về vấn đề này. Đơn giản thế thôi. Cũng có xác suất là 2 ông này được chỉ đạo chém thế cho vui vẻ. QH cũng có ý kiến nọ kia cho có vẻ đa nguyên!


Bảo mật thông tin thân thế lãnh đạo

Trong khi người dân được quyền tiếp cận thông tin, thông qua “Luật tiếp cận thông tin” ban hành năm 2016, thế nhưng Quốc hội đưa ra dự thảo “Luật Bảo vệ bí mật nhà nước”, trong đó có đề xuất, “đưa thông tin thân thế lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào diện mật“. Trang Giáo dục VN đặt câu hỏi: Nếu thân thế, sự nghiệp mà bí mật thì lãnh đạo nêu gương bằng cách nào?

ĐBQH Lê Văn Cuông cho rằng, thân thế sự nghiệp của lãnh đạo là những người mẫu mực về thành tích, đáng được người khác ngưỡng mộ học tập, không nên bí mật, mà cần công khai, tuyên truyền, giới thiệu để cho người dân học tập, noi theo. Ông nói:
Nêu gương, thì phải giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp, các thành tích của lãnh đạo để mọi người noi theo. Chứ xem thân thế, sự nghiệp thuộc diện bí mật thì không còn tác dụng tuyên truyền nữa và quy định như dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước sẽ ảnh hưởng đến các nghị quyết của Đảng trong cuộc sống”.

Tăng trưởng GDP không thể hiện năng lực của lãnh đạo

Trang Người Đưa Tin có bài: ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Đánh giá lãnh đạo những vùng phên giậu của đất nước không thể chạy theo GDP. ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng cần đánh giá đúng về chỉ số GDP, không nên lấy GDP làm tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá năng lực lãnh đạo, thành tích địa phương. Chẳng hạn, những vùng cần bảo vệ môi trường, những vùng phên giậu của đất nước, thì đánh giá người lãnh đạo ở đó khác, chứ không thể chạy theo GDP.

Ông Nghĩa nói: “Bởi nếu chạy theo GDP sẽ dẫn đến chuyện chạy theo con số được đo bằng tiền và tăng trưởng bằng cách đổ vốn ra làm công trình này, công trình kia mà không quan tâm đến nhiệm vụ chính của những vùng miền đó. Ở những nơi chúng ta cần bảo vệ môi trường, phải bảo vệ rừng mà để tàn phá rừng như thế thì phải đánh giá người lãnh đạo đó không hoàn thành nhiệm vụ. Cho rằng GDP đạt 5-7% mà để dân bỏ vùng miền đó đi, không sinh sống được ở vùng miền đó thì người lãnh đạo đó không hoàn thành nhiệm vụ“.


Bàn về thu ngân sách

Báo Dân Việt có bài: Cô hàng nước phải “nộp tô” 1,5 triệu/tháng: ĐBQH xin đưa vào cộng đồng DNNVV. ĐBQH Nguyễn Văn Thân cho rằng, chính phủ đã để lọt một nguồn thu rất lớn từ doanh nghiệp nhỏ. Ông Thân nói:

Tôi hỏi một cô bán hàng nước và thuốc lá thì cô ấy nói là đóng 1,5 triệu đồng/tháng tất cả các khoản, tôi tính trung bình mỗi hộ đóng 1 triệu nhân với 12 tháng và nhân với 3,3 triệu hộ thì được 39.600 tỷ đồng trong một năm, nguồn đó chúng ta không thu được và nếu chúng ta định nghĩa tốt phần đó chúng ta sẽ thu được”.

Facebooker Nguyễn Văn Công bình luận: “Cá nhân tôi với tư cách là một công dân, thứ đến là tư cách là 1 đảng viên, tôi ủng hộ các giải pháp thu thuế đúng, thu thuế đủ, thu thuế khoa học và thu thuế nhân văn. Nhưng trước khi Nhà nước nhòm ngó vào túi tiền của dân chạy chợ lặt vặt và khó kiểm soát được dòng tiền thì tôi đề nghị Nhà nước có giải pháp xây dựng, ban hành các sắc thuế, biểu thuế đối với các chùa thương mại, nhà sư thương mại… Nếu mà thu, chỉ cần 1 cái chùa thương mại thôi là bằng 1 vạn dân chạy chợ“.








No comments:

Post a Comment

View My Stats