Trọng Nghĩa – RFI
Đăng ngày 06-11-2019
Trong
một bản báo cáo chính thức công bố ngày 04/11/2019, bộ Ngoại Giao Mỹ đã xác định
trở lại đánh giá của Hoa Kỳ về đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà
Trung Quốc dùng để khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông. Đánh
giá đó đã được tóm gọn trong ba từ ngữ: “Vô căn cứ, phi pháp và phi lý”.
Trang bìa của Báo cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ: “Một khu
vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Thúc đẩy một tầm nhìn chung”.Cover
FOIP.jpg
Bản báo cáo “Một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
tự do và rộng mở: Thúc đẩy một tầm nhìn chung” dài 30 trang, nội dung tập
trung điểm lại quá trình 2 năm phối hợp giữa Mỹ và các đối tác và đồng minh
trong khu vực nhằm triển khai chiến lược mới của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ-Thái
Bình Dương, đã được tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố tại Đà Nẵng
(Việt Nam) vào tháng 11/2017.
Trong phần nói về hợp tác nhằm “Bảo đảm Hòa Bình và
An ninh”, báo cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ đã nhấn mạnh đến vấn đề an ninh hàng hải,
đặc biệt tại Biển Đông và đả kích đích danh Trung Quốc như sau:
“Yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc, thể
hiện qua “đường 9 đoạn” mập mờ mang tính chất vô căn cứ, phi pháp và phi lý (unfounded,
unlawful, and unreasonable). Các yêu sách không có giá trị pháp lý, lịch sử
và địa lý này đã gây ra những tổn thất thực sự cho các nước khác. Thông qua những
hành động khiêu khích lặp đi lặp lại nhằm áp đặt đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã ngăn
không cho các thành viên ASEAN tiếp cận các nguồn dự trữ năng lượng trị giá 2,5
nghìn tỷ đô la, đồng thời góp phần tạo nên bất ổn định và rủi ro xung đột.”
Báo cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ còn xác nhận trong phần
“Dấn thân cùng các đối tác và định chế” rằng Việt Nam là một đối tác quan trọng
của Hoa Kỳ trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Báo cáo viết: “Ở Đông Nam Á, chúng tôi ủng hộ
Thái Lan trong vai trò chủ tịch ASEAN (năm 2019) và tiếp tục tăng cường quan hệ
đối tác với Việt Nam, chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Khu vực sông Mêkông bao gồm
Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối
với Hoa Kỳ”.
-------------------------------
Trọng Nghĩa – RFI
Đăng ngày 06-11-2019
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191106-bien-dong-trung-quoc-bi-to-ban-hoa-chau-canh-cao-phi-co-philippines
Điều
trần trước Hạ Viện Philippines, lãnh đạo ngành tình báo quân sự Philippines hôm
qua 05/11/2019 đã tố cáo việc lực lượng Trung Quốc trên các đảo nhân tạo ở vùng
Trường Sa đã bắn pháo sáng cảnh cáo phi cơ Philippines tuần tra trong khu vực.
Phản ứng trước thông tin này, ngoại trưởng hôm nay 06/11 tỏ ra thận trọng, cho
biết là ông chờ xác minh rõ vụ việc trước khi phản đối.
Theo nhật báo Philippine Star, phát biểu trước Ủy
Ban Quốc Phòng và An Ninh Hạ Viện Philippines, tướng Reuben Basiao, phó tổng
tham mưu trưởng quân đội Philippines phụ trách tình báo, đã xác nhận việc Bắc
Kinh gia tăng đáng kể các hoạt động nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền rộng khắp của
Trung Quốc ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.
Tướng Basiao nói rõ: “Gần đây Bắc Kinh đã cho bắn
pháo sáng (còn gọi là hỏa châu) lên cảnh cáo máy bay Philippines tuần tra ở
vùng này, và từ tháng Giêng đến tháng 6/2019, đã có sáu vụ như vậy được ghi nhận.”
Theo lãnh đạo ngành quân báo Philippines, trong cùng
một giai đoạn, Trung Quốc cũng đã triển khai 17 tầu nghiên cứu trong vùng biển
của Philippines.
Các hành vị của Trung Quốc nhằm cản trở các nhiệm vụ
tuần tra, luân chuyển lực lượng cũng như tiếp tế cho các đơn vị Philippines
trên vùng biển của mình. Tướng Basiao khẳng định Trung Quốc là nước hung hăng
nhất trong các nước tranh chấp ở Biển Đông.
Những cáo buộc của tướng Basiao đã được báo chí
Philippines loan tải rộng rãi. Tuy nhiên, phản ứng của ngoại trưởng nước này lại
rất thận trọng.
Trong một tin nhắn Twitter ngày hôm nay, ông Teodoro
Locsin Jr khẳng định sẽ gởi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc một khi cơ
quan tình báo quốc gia Philippines NICA xác nhận vụ việc.
Ngoại trưởng Philippines cho rằng ông không tin vào
các nguồn tin dân sự vì “họ nói dối như cuội (nguyên văn: “như họ thở”)”,
mà chỉ tin vào cơ quan tình báo quốc gia NICA mà thôi vì “chỉ có thể tin vào
việc quân đội nói sự thật mà thôi”
No comments:
Post a Comment