TRANG NÀY GỒM CÁC ĐỀ MỤC :
Minh Anh – RFI
.
Thanh Hà – RFI
VOA Tiếng Việt
.
Người
Việt Online
-=======================================
Minh
Anh – RFI
Đăng ngày 15-11-2019
Thủ
tục luận tội và phế truất tổng thống Donald Trump chuyển sang một bước ngoặt
quan trọng mới. Lần đầu tiên, Hạ Viện Mỹ mở một cuộc điều trần công khai cho
phép người dân Mỹ theo dõi trực tiếp việc lấy lời chứng.
Hai viên chức cao cấp ngành ngoại giao Mỹ, William
Taylor – đại biện Mỹ tại Ukraina – và ông George Kent, một chuyên gia về
Ukraina tại bộ Ngoại Giao là những người khai màn đầu tiên.
Kênh ngoại giao “song song”
Ông Adam Schiff, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện do
phe Dân Chủ chiếm đa số nhắc rõ khuôn khổ của cuộc điều tra là làm sáng tỏ các
câu hỏi: Liệu ông Trump
có “xúi giục” Ukraina can dự vào các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hay
không? Liệu tổng thống Donald Trump có lạm quyền hay không? Theo
AFP, từ đây đến ngày 20/11 có khoảng hơn một chục cuộc điều trần công khai như vậy.
Tuy nhiên, ngay trong buổi điều trần hôm 13/11/2019,
kéo dài gần năm tiếng rưỡi đồng hồ, những tiết lộ của ông Taylor cho thấy sự hiện
hữu của một kênh ngoại giao riêng do tổng thống Trump thiết lập với chính quyền
Ukraina. Mục đích là để phục vụ cho các lợi ích chính trị của cá nhân ông
Trump.
Theo báo Le Monde, luật sư riêng của tổng
thống Trump, ông Rudy
Giuliani và đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu – ông Gordon Sondland, là
những mắt xích chủ chốt trong mạng lưới ngoại giao “bất thường” này theo
như cách gọi của đại biện William Taylor trong buổi điều trần.
Ngay từ đầu ông Giuliani đã chủ trương gây sức ép với
Kiev, yêu cầu mở các cuộc điều tra nhằm làm suy yếu đảng Dân Chủ. Để thực hiện
được ý đồ này, nhóm cố vấn của ông Trump cần phải đánh bật nữ đại sứ Mỹ tại
Kiev, bà Marie Yovanovitch, được xem như là một rào cản cho kênh ngoại giao “song
song”.
Một khi bà Marie Yovanovitch ra đi, ông William
Taylor lên thay, hình thức của một cuộc mặc cả với tổng thống Ukraina,
Volodymyr Zelensky cũng được định rõ: Một chương trình trợ giúp của Mỹ bất
thình lình bị Nhà Trắng ngăn chận, và điều kiện để được dỡ bỏ lệnh cấm này là mở
các cuộc điều tra nhắm vào Hunter Biden, con trai cựu phó tổng thống Mỹ, Joe
Biden, thuộc đảng Dân Chủ – được cho là có khả năng trở thành đối thủ của
Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.
Theo nhiều nhân chứng, chương trình “mặc cả”
này do chính ông Gordon Sondland, đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu trình
bày với các cố vấn của tổng thống Ukraina tại Washington trước sự hãi hùng của
một bộ phận cố vấn chính quyền Trump, trong đó có John Bolton. Vị cựu cố vấn an
ninh quốc gia lên án các cuộc mặc cả này chẳng khác gì một “giao dịch mua
bán thuốc phiện” và xem ông Rudy Giuliani là “ngòi thuốc nổ có thể làm nổ
tung mọi thứ”. Vẫn theo báo Le Monde, trong kênh ngoại giao bất thường này
còn phải kể đến đặc sứ Mỹ phụ trách Ukraina, Kurt Volker, nay đã từ chức và
đang chờ được lấy lời chứng công khai.
Ngành ngoại giao hứng mũi chịu sào
Sự việc cũng cho thấy “các nhà ngoại giao Mỹ còn là những nạn nhân hàng đầu
của chính quyền Donald Trump”, như lời nhận xét của Jeffrey Hawskin,
cựu đại sứ Mỹ ở Bangui, hiện là nhà nghiên cứu cho Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến
Lược (IRIS) tại Pháp trên báo Le Monde.
Mối lo này không chỉ của mỗi riêng ông Hawskin.
Tháng 10/2019, trong một thư ngỏ gởi đến các nhà ngoại giao, ông Eric Rubin
– lãnh đạo nghiệp đoàn các nhà ngoại giao Mỹ (American Foreign Service
Association) đã kêu gọi các đồng nghiệp không nên từ nhiệm. Ông viết: “Đây
không phải là một thời điểm dễ dàng, nhưng nếu có thể xin các ngài hãy ở lại”.
Trong lá thư
đăng trên trang mạng của bộ, Eric Rubin nhìn nhận bộ Ngoại Giao Mỹ là một trong
những nạn nhân chính của chính quyền Donald Trump và điều kiện làm việc ngày
càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng ông Rubin cho rằng cần
phải kháng cự lại mọi cám dỗ “đóng sập cửa”. Ông viết: “Nước Mỹ cần
những kiểm soát không lưu, các thanh tra an toàn thực phẩm, những người gác rừng,
các nhân viên tình báo FBI nhưng cũng cần đến các nhà ngoại giao thực thụ”.
Khi trích lại những lời lẽ tha thiết trên của ông
Rubin, cựu đại sứ Mỹ ở Bangui, Jeffrey Hawskin nhận thấy rằng chưa có lúc nào nền
ngoại giao Mỹ lại bị chao đảo mạnh mẽ như dưới thời tổng thống Trump và sẽ phải
khó khăn vực dậy sau khi ông Trump rời chức vụ.
Nhà ngoại giao thực thụ, những kẻ bên lề
Jeffrey Hawskin ghi nhận các viên chức ngoại giao Mỹ
đang hứng chịu một sức ép lớn chưa từng có từ ông Donald Trump và nhóm cố vấn của
ông: Từ việc có ý định muốn “dẹp bỏ” các viên chức ngoại giao; Cố tình
“đi tắt” không tuân thủ quy trình quyết định truyền thống trên phương diện quan
hệ quốc tế mà vụ “Ukrainagate” là một ví dụ điển hình; Nghi kỵ các nhà
ngoại giao được đào tạo đúng bài bản; Gây áp lực buộc các viên chức ngoại giao
phải thể hiện lòng trung thành với tổng thống… Và nhất là chưa có lúc nào, một “bầu không khí thù nghịch”
lại ngự trị mạnh mẽ tại bộ Ngoại Giao Mỹ như lúc này, giữa những thuộc cấp
không tỏ ra ủng hộ Donald Trump và các cấp điều hành.
Jeffrey Hawskin đặc biệt chỉ trích hai lãnh đạo bộ
Ngoại Giao Mỹ trong nhiệm kỳ Trump đã không làm gì để dàn xếp mọi việc. Người
thứ nhất, Rex Tillerson, theo ông, thật sự là một thảm họa cho ngành ngoại
giao Mỹ. Vị cựu chủ tịch tập đoàn Exxon, dường như nghĩ rằng ông có thể làm hài
lòng một số “cổ đông” khi loại bỏ một vài vị trí và giảm bớt ngân sách của
bộ.
Thế nhưng, ông Tillerson đã không hiểu rằng ở
Washington, đô la và số nhân sự là thước đo quyền lực. Tổng thống đã thật sự
không lắng nghe ông và ngay cả Quốc Hội, vốn do đảng Cộng Hòa kiểm soát cũng
không chấp nhận giảm bớt 30% ngân sách như ông đề nghị.
Người thứ hai là ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
hiện nay. Khi ông mới nhậm chức vào năm 2018, giới ngoại giao Mỹ cảm thấy có
chút hy vọng. Bởi vì, ông Pompeo ít nhiều cũng hiểu rõ “tầng lớp Washington”
và từng tuyên bố trao lại “niềm tin” cho bộ. Chỉ có điều “lời nói gió
bay”. Mọi việc cũng chẳng khá hơn. Pompeo tuân thủ một cách trung thành đường lối của tổng
thống Trump. Ông không tác động đến những định hướng đôi khi “kỳ ngoặc”
mà tổng thống Mỹ đưa ra trên phương diện đối ngoại. Và ông còn yêu cầu các cộng
sự phải thể hiện sự trung thành tuyệt đối với nguyên thủ Mỹ.
Cuối cùng là bản thân các chính sách của ông Donald
Trump. Jeffrey Hawskin thừa nhận mỗi một đời tổng thống có một đường lối đối
ngoại riêng. Nhưng các nhà ngoại giao Mỹ thường xuyên buộc phải phản đối những
quan điểm đưa ra được cho khó thể lý giải hay xa rời với những giá trị truyền
thống của Mỹ. Mà việc bỏ rơi đồng minh Kurdistan tại Syria là một ví dụ mới nhất.
Cựu đại sứ Mỹ tại Bangui mỉa mai kết luận : Trong thời
buổi khó khăn này, một nhà ngoại giao Mỹ rất có thể sẽ phải tự hỏi làm thế nào
đổi nghề chuyển sang làm kiểm soát không lưu!
----------------------------------
LIÊN QUAN
Thanh
Hà – RFI
Đăng ngày 14-11-2019
Thủ
tục luận tội nhằm truất phế tổng thống Mỹ, Donald Trump, phải chăng đã bước
sang một khúc quanh mới ? Trong buổi điều trần công khai đầu tiên, ngày
13/11/2019, nhiều quan chức cao cấp trong bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tiết lộ tổng thống
Trump đã thiết lập cả một kênh ngoại giao riêng với chính quyền Ukraina để phục
vụ mục đích tái tranh cử.
Đường dây
không chính thức đó được đặt trong tay luật sư riêng của tổng thống Mỹ là ông
Rudy Giuliani và "đi ngược lại với những mục đích lâu dài"
trong chính sách đối ngoại của Washington.
Thông
tín viên Anne Corpet tại Washington tường thuật :
"Cuộc điều trần đã kéo dài trong sáu giờ đồng hồ,
cho phép người dân Mỹ phán xét về tính chính đáng của những cáo buộc nhắm vào tổng
thống Donald Trump. Hai nhân chứng, hai nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ, đều
trình bày về những sự kiện đã xảy ra và sau đó cả hai cùng phải trả lời rất nhiều
câu hỏi của Ủy ban điều tra.
Sự kiện nổi bật nhất trong phiên điều trần là Bill
Taylor (nguyên là đại biện Hoa Kỳ tại Kiev) có những tiết lộ bất lợi cho tổng
thống Mỹ. Ông Taylor cho biết : "Một trong những cộng tác viên của tôi đã
có mặt tại một nhà hàng. Tại đó, Gordan Sondland (đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp
Châu Âu), đã nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Trump. Sondland đã tường
thuật lại với nguyên thủ Mỹ về các cuộc họp mà ông vừa tham dự tại Kiev.
Cộng tác viên của tôi đã nghe thấy tổng thống Donald
Trump hỏi ông đại sứ về tiến triển các cuộc điều tra (nhắm vào Joe Biden). Cuộc
điện đàm kết thúc, cộng tác viên của tôi hỏi trực tiếp ông Sondland là tổng thống
nghĩ gì về Ukraina. Ông đại sứ trả lời như sau : Tổng thống quan tâm nhiều hơn
đến cuộc điều tra về Biden mà luật sư Giuliani thúc đẩy.
Dân biểu Jim Jordan thuộc đảng Cộng Hòa vặn hỏi lại
ông William Taylor : Bản thân ông chưa bao giờ được gặp trực tiếp tổng thống,
ông cũng chưa bao giờ nói chuyện với chánh văn phòng của phủ tổng thống đúng
không ? Và ông là một nhân chứng then chốt, là ngôi sao sáng trong số các nhân
chứng trong vụ này.
Cựu đại biện Taylor đáp lời : Tôi không nghĩ mình là
một ngôi sao, tôi cũng không ra đây để đứng về một phe nào.
Bị phe Cộng Hòa dồn dập tấn công, William Taylor nói
thêm : Tôi không có mặt ở đây để quyết định có luận tội tổng thống hay không.
Đó là việc của các vị."
Donald Trump cho biết quá bận rộn với chương trình
làm việc trong ngày nên không thể theo dõi các cuộc điều trần công khai qua đài
truyền hình. Chủ nhân Nhà Trắng tiếp tục bác bỏ các cáo buộc và gọi các màn điều
trần này là "một trò hề".
*
VOA Tiếng Việt
14/11/2019
Trong phiên điều trần công khai đầu tiên của cuộc điều
tra luận tội Tổng thống Donald Trump, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Ukraine
đã liên kết ông Trump với chiến dịch gây áp lực lên Ukraine để buộc nước này tiến
hành các cuộc điều tra có lợi cho ông về chính trị.
William
Taylor là một trong hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp ra
làm chứng trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ khi giai đoạn mới hệ trọng bắt đầu
trong cuộc điều tra luận tội vốn đe dọa nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump.
Vị đại sứ Mỹ tạm quyền ở Ukraine đã chỉ ra mối bận
tâm sâu sắc của ông Trump trong việc yêu cầu Ukraine điều tra ông Joe Biden, cựu
phó tổng thống, và nhắc lại rằng ông hiểu rằng 391 triệu đô la tiền viện trợ an
ninh của Mỹ cho Ukraine đã bị giữ lại trừ khi họ hợp tác.
Một tiết lộ quan trọng của Taylor là một người trong
nội các của ông Trump đã tình cờ nghe được cuộc điện đàm vào ngày 26/7 giữa ông
Trump và Gordon Sondland, Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu, trong đó Tổng thống
đã hỏi Sondland về những cuộc điều tra đó và Sondland nói với ông rằng phía
Ukraine đã sẵn sàng tiến hành.
Sau cuộc điện đàm này – vốn xảy ra một ngày sau khi
ông Trump yêu cầu người đồng nhiệm Ukraine tiến hành điều tra Biden – vị quan
chức nội các trên đã hỏi Sondland rằng ông Trump nghĩ gì về Ukraine.
“Đại sứ Sondland trả lời rằng Tổng thống Trump quan
tâm nhiều hơn về các cuộc điều tra về ông Biden, điều mà Giuliani thúc đẩy,” Đại
sứ Taylor khai. Rudy Giuliani là luật sư riêng của ông Trump.
Khi được ông Adam Schiff, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ
viện, hỏi rằng điều đó có phải có nghĩa là ông Trump quan tâm đến cuộc điều tra
hơn là Ukraine hay không, ông Taylor trả lời: “Đúng vậy, thưa ngài chủ tịch.”
Các vị dân biểu Cộng hòa cho rằng câu chuyện do
Taylor thuật lại là ‘hóng hớt’ và lưu ý rằng Tổng thống Ukraine không nói rằng
ông cảm thấy bị ông Trump gây áp lực.
Với lượng khán giả theo dõi trực tiếp lên tới hàng
chục triệu người, ông Schiff đã khai mạc phiên điều trần lịch sử - nỗ lực luận
tội Tổng thống đầu tiên trong hai thập kỷ.
Quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine, William Taylor, và
George Kent, phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Á Âu, bày
tỏ lo ngại rằng viện trợ an ninh của Mỹ - cũng như cuộc gặp với Trump – dành
cho Ukraine đã bị rút lại để làm đòn bẩy áp lực Kiev.
“Các câu hỏi được đưa ra trong
cuộc điều tra luận tội này là liệu Tổng thống Trump có tìm cách khai thác sự dễ
bị tổn thương của đồng minh và kêu gọi sự can thiệp của Ukraine vào cuộc bầu cử
của chúng ta hay không,” ông Schiff nói trong lời mở đầu.
“Câu trả lời của chúng ta cho
những câu hỏi này sẽ ảnh hưởng không chỉ tương lai của nhiệm kỳ Tổng thống này,
mà cả vai trò của các tổng thống trong tương lai, và những cách hành xử nào mà
người dân Mỹ có thể mong đợi từ vị tổng tư lệnh của họ,” ông Schiff nói.
Ông Schiff nói thêm: “Nếu đây không phải
là hành vi đáng bị luận tội thì hành vi nào mới đáng?”
Khi được hỏi về quá trình luận tội, ông Trump, khi
đó đang tiếp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Phòng Bầu dục, nói với
các phóng viên rằng ông ‘quá bận nên không xem’ và một lần nữa gọi đó là ‘săn
phù thủy, trò bịp’.
Ông Devin Nunes, thành viên cao cấp của Đảng Cộng
hòa trong Ủy ban Tình báo Hạ viện, cáo buộc đảng Dân chủ đã tiến hành ‘chiến dịch
bôi nhọ được đạo diễn cẩn thận’ bằng cách sử dụng ‘quá trình cực kỳ một chiều’
và cáo buộc ‘phe Dân chủ, truyền thông suy đồi và các quan chức mang tính đảng
phái’ cố gắng đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Ông tuân theo chiến lược của Đảng Cộng hòa rằng ông
Trump không làm gì sai hay đáng bị luận tội khi yêu cầu Tổng thống mới của
Ukraine điều tra về ông Biden.
‘Nền pháp trị’
“Tôi không tin rằng Hoa Kỳ nên yêu cầu các quốc gia khác tham gia vào các
cuộc điều tra có chọn lọc hoặc liên quan đến chính trị nhằm vào các đối thủ của
người đang nắm quyền, bởi vì những hành động chọn lọc đó làm suy yếu nền pháp
trị của bất kể quốc gia nào,” ông Kent,
người giám sát chính sách về Ukraine ở Bộ Ngoại giao Mỹ, nói tại cuộc điều trần.
Ông Taylor
cho biết ông đã phát hiện hai kênh xử lý vấn đề Ukraine của Mỹ - một thông thường
và một kênh ‘rất bất thường’ - và kể lại làm sao mà cuộc gặp
của Trump với tổng thống Ukraine đã bị kèm điều kiện một cách không chính đáng
là Kiev phải đồng ý điều tra ông Biden.
Ông nói rằng ông vẫn tin những gì ông đã viết trong
một tin nhắn được công bố trong phiên khai chứng kín trước đó. “Tôi đã viết rằng giữ lại viện trợ an ninh để đổi lấy sự giúp đỡ cho chiến
dịch chính trị trong nước sẽ là ‘điên rồ’. Tôi tin thế vào lúc đó và giờ đây
tôi vẫn tin,” ông Taylor nói.
Ông Kent nói rằng anh đã trở nên cảnh giác trước những
nỗ lực của Giuliani và những người khác để gây áp lực với Ukraine. Kent nói rằng
ông Giuliani - người mà Đảng Dân chủ cáo buộc rằng có nỗ lực đối ngoại mờ ám ở
Ukraine để mang lại lợi ích cho tổng thống - đã tiến hành một ‘chiến dịch đầy dối
trá’ nhằm vào bà Marie Yovanovitch, người đột ngột bị cách chức vụ đại sứ Mỹ tại
Ukraine hồi tháng Năm. Bà sẽ ra khai chứng công khai vào ngày 15/11.
Đảng Dân chủ đang hy vọng thuyết phục các cử tri độc
lập và những người hoài nghi khác rằng ông Trump đã sai không chỉ trong việc
yêu cầu Ukraine bôi nhọ đối thủ của mình mà có cách hành xử ‘bánh ít đi, bánh
quy lại’ đối với Ukraine.
----------------------------------
Người Việt Online
November 15, 2019
WASHINGTON,
D.C. (AP) — Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, bà Marie Yonanovitch, hôm Thứ Sáu, 15
Tháng Mười Một, khai trước Hạ Viện về việc bà bất ngờ bị gọi về nước và thấy bị
đe dọa khi biết rằng Tổng Thống Donald Trump có lời nói xấu về bà trong cuộc điện
đàm với Tổng Thống Ukraine.
Trong cuộc điện đàm, ông Trump gọi bà là “tin xấu-bad
news” và nói rằng bà “sẽ phải trải qua một số điều.”
Và giữa khi bà Yonanovitch đang điều trần trước Hạ
Viện, Tổng Thống Donald Trump tiếp tục công kích bà.
Từ Tòa Bạch Ốc,
ông Trump gửi tweet ra nói rằng bà “đi đến
đâu là gây hại đến đó.”
Ông Trump nêu lên nhiệm sở của bà ở Mogadishu,
Somalia, một trong những nơi vẫn còn được coi là nguy hiểm nhất cho giới ngoại
giao Mỹ và ông đề cập đến Ukraine, nơi từng có các cuộc đối đầu căng thẳng với
Nga cùng thành phần ly khai do Nga hỗ trợ, để chứng minh điều ông nói.
Khi được hỏi là những bản tweet với nội dung như vậy
sẽ có ảnh hưởng đến nhân chứng và các giới chức Mỹ đang làm việc hay không, bà Yonanovitch trả lời rằng “Đây
là điều đầy sự đe dọa.”
Bà Yovanovitch ra trước Hạ Viện trong ngày thứ nhì của
các cuộc điều trần công khai trong tiến trình điều tra theo thủ tục luận tội Tổng
Thống Donald Trump.
Cuộc điều tra nhắm vào việc là Tổng Thống Donald
Trump có tạo áp lực đối với các giới chức chính phủ Ukraine để họ mở cuộc điều
tra các đối thủ chính trị của ông hay không, một điều bị coi là hành động lạm
quyền.
Tổng Thống Donald Trump và các đồng minh của ông
trong đảng Cộng Hòa, ở cả Hạ và Thượng Viện đều mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc này.
Sau khi ông Trump gởi bản tweet ra hôm Thứ Sáu, chủ
tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, ông Adam Schiff, ngay lập tức ngưng đặt câu hỏi
cho nhân chứng Yonanovitch, để đọc lớn nội dung các lời công kích của Tổng Thống
Trump cho nhân chứng cùng những người dân Mỹ theo dõi cuộc điều trần qua
cuộc trực tiếp truyền hình cùng nghe.
Sự can dự của Tổng Thống Trump có thể sẽ tạo thêm chứng
cớ chống lại ông trong cuộc điều tra. Phía Dân Chủ nói rằng điều này có thể đưa
đến cáo buộc đe dọa nhân chứng.
Tổng Thống
Trump, khi được hỏi sau đó về việc này, trả lời rằng: “Tôi có quyền nói. Tôi có
quyền tự do phát biểu.” (V.Giang)
No comments:
Post a Comment