15/11/2019
Có
những câu nói bị xua đuổi, những câu nói bị phỉ nhổ, và cả những câu nói bị cho
là thiểu năng nhưng khi ông nhạc sĩ Trần Long Ẩn nói nền Văn học nghệ thuật của
miền Nam đáng bị “đóng đinh” thì nó trở thành câu nói bị khinh bỉ nhiều nhất từ
xưa tới nay.
Sự khinh bỉ đến từ người dân cả hai miền Nam Bắc, từ
cán bộ đến nhân viên quèn trong công sở, từ thị dân tới người nông phu căng
mình dưới ruộng bởi nó dính liền tới ý thức cảm nhận cái đẹp của con người. Khi
nói đến Văn học nghệ thuật người ta nghĩ ngay đến sự hoàn thiện của cái đẹp
trong thể loại nó chuyên chở. Văn chương phải mang tới người đọc một chân trời
mới đầy sáng tạo. Hội họa phải dẫn người xem vào từng ngóc ngách của tưởng tượng
và hòa mình vào nội dung mà tác giả miêu tả. Âm nhạc phải đồng hành cùng người
nghe, hay ít ra nó dẫn người nghe vào thế giới của cái đẹp, cái thiết tha trầm
bổng của cung bậc để từ đó người thường thức thuộc lòng từng note nhạc suốt cả
cuộc đời mình.
Văn học nghệ thuật miền Nam đã làm được điều đó và
vì vậy nó tồn tại trong trí nhớ người dân miền Nam để sau này lan tỏa, chính phục
cả nước.
Trong suốt 20 năm chiến tranh trong khi miền Bắc cổ
súy dòng nhạc hào hùng, gây căm phẫn để chiến thắng thì miền Nam lại ung dung
vuốt ve những hình ảnh của tình yêu đôi lứa, những bức tranh chia tay giữa người
hậu phương và tiền tuyến, những tâm tư người lính xa nhà, nhớ hàng cau quanh vườn,
nhớ người mẹ chờ con bên nồi bánh chưng cuối năm… những hình ảnh đó khó làm chiến
tranh tiếp tục lan rộng mà trái lại nó khiến con người trong khoảnh khắc nào đó
gần với chính mình hơn bởi trái tim không thể đập theo điệu quân hành mà nó đập
theo nhịp điệu của riêng nó, nhịp điệu của yêu thương và chia sẻ.
Những yếu tố mà người văn nghệ sĩ miền Nam lấy làm
nguồn cảm hứng không đến từ đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng hay Cục Tâm lý chiến
mà nó được chắt lọc ra từ niềm đau của chiến tranh để lại trên đất nước này. Nó
chảy máu chung với những bà mẹ, những em thơ trên cánh đồng chết chóc. Nó trăn
trở kêu gào phản đối sự tàn bạo của chiến tranh để rồi sau hai mươi năm, nó bị
chấm dứt vào một ngày mà dòng thác cách mạng có màu đỏ chói của máu lửa tràn ngập
thành phố Sài Gòn cuốn đi mất dạng những gì mà trong hai mươi năm người văn nghệ
sĩ miền Nam chắt lọc.
Nhưng lạ lùng, tác phẩm của những người đầy tài năng
ấy không hề mất trong tâm trí người miền Nam, nó vẫn nằm ẩn mình một góc nào đó
trong trí nhớ của người dân và bổng một ngày đẹp trời nó nở rộ khắp nơi trên mọi
ngả đường đất nước.
Bắt đầu là dòng nhạc vàng, rồi nhạc Bolero, một thể
loại âm nhạc mà giới “nhạc sĩ cung đình” xuất thân từ miền Bắc cho là sến súa,
đơn điệu là thương vay khóc mướn. Họ tập trung những câu chữ bỉ bôi nhất để chống
lại Bolero nhưng đề trả lời cho họ là hàng triệu người khắp nước cùng háo hức
căng tai lên nghe mỗi khi có dịp. Nhiều chương trình ca tụng dòng nhạc Bolero
công khai xuất hiện trên các kênh truyền hình của nhà nước để từ đó dập tắt
luôn mọi trù dập nhỏ mọn của những nhạc sĩ thiếu tài năng nhưng thừa đố kỵ.
Rồi văn chương, hội họa được giới trí thức miền Bắc
sưu tập, lưu giữ như những kỷ vật một thời vàng son của anh em miền Nam. Sự
trân trọng của họ đối với nhiều lứa tuổi, giới tính, tài năng trong một quảng
thời gian ngắn ngủi 20 năm cho thấy sự thành tựu của nền Văn học nghệ thuật miền
Nam không đến từ một phía mà nó đến từ tinh túy của những trái tim, khối óc.
Vậy tại sao ông Trần Long Ẩn, một nhạc sĩ có chút tiếng
tăm qua các ca khúc Tình Đất Đỏ Miền Đông, Đi Qua Vùng Cỏ Non, Mừng Tuổi Mẹ…Một
Đời Người Một Rừng Cây…lại tỏ ra cay cú đến gần như mất trí khi nói đến nền Văn
học nghệ thuật của vùng đất này nơi mà trước đây ông ta được nuôi lớn lên, được
học hành tới nơi tới chốn ngay giữa lòng Sài Gòn tại một trung tâm đào tạo văn
chương nghệ thuật lớn nhất miền Nam là Đại học Văn khoa?
Trong Hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý
luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11 ông Trần Long Ẩn cho biết: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng
với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học,
nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền
Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền
Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không
tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm
âm nhạc cũ trước giải phóng nữa”
Ngay câu đầu tiên ông Ẩn xác định miền Nam Việt Nam
bị xâm lược “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của
miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược” nhưng khi nói “Văn học, nghệ thuật
độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện
nay không thể tẩy xóa” thì ông Trần Long Ẩn dính vào lỗi ngụy biện.
Văn học, nghệ thuật của miền Nam bị miền Bắc xâm lược
nhưng không hề độc hại, trái lại nó đã và đang được gìn giữ một cách trân trọng
trong từng gia đình Việt Nam qua câu hát, quyển sách hay chí ít một bài thơ của
tác giả nào đó mà cái hay của tác giả đó đã trực tiếp chinh phục trái tim khối
óc người gìn giữ chúng. Làm sao tẩy xóa được sự thật khi phải dùng tới thủ thuật
ngụy biện và áp đặt của công an văn hóa?
Rất trùng hợp, người dân bây giờ đã tận dụng khả
năng chế lời hát như ngày xưa miền Nam vẫn thường làm khi một vấn đề nào đó gây
cười cho công chúng. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi công an quận Đông Anh tập
trung biểu tình tại Hà Nội chống lại sự cướp đất của “đồng chí” thì xuất hiện
tác phẩm mang tên “Năm
anh em căng một chiếc băng rôn” chế từ ca khúc “kinh điển” Năm anh em
trên một chiếc xe tăng.
Tính nhạy bén và mẫn cảm của văn học nghệ thuật miền
Nam đã làm cho người dân thêm sức mạnh. “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” nên
yên nghỉ vì nó đã làm tròn trách nhiệm tuyên truyền của nó rồi. Cũng như ông vậy,
nên yên nghỉ vì ông cũng đã hết ý tưởng sáng tác lẫn sinh lực phục vụ cho Đảng,
đừng nên bốc đồng mà làm sụp đổ cả một sinh mệnh chính trị luôn cúc cung tận tụy
với Đảng của chính ông.
-------------------------------------
15/11/2019
Sau khi tiêu diệt chính quyền Miền Nam, đảng CS bắt
tay ngay vào chiến dịch tiêu diệt toàn diện nền văn học nghệ thuật Miền Nam
lúc bấy giờ.
Thanh niên, sinh
viên xuống đường “bài trừ văn hóa đồi trụy, phản động” ở miền Nam sau năm
1975″. Ảnh trên mạng
Từng top người mang băng-rôn, khẩu hiệu rầm rập ngày
đêm đi cổ động tiêu diệt “văn hóa đồi trụy”. Từng top thanh niên xung phong, du
kích được dẫn đầu bởi những người vai khoác AK, đầu đội nón cối, chân dép cao
su xông thẳng vào nhà dân hốt hết sách, vở mà họ gọi là văn hóa phẩm độc hại.
Không những họ tịch thu tiểu thuyết, tạp chí, nguyệt san mà cả sách tài liệu
khoa học, y học, từ điển… Thậm chí đến cả kinh thánh, kinh phật cũng đều bị
mang đi đốt, bởi những cái đầu bã đậu Trường Sơn cho đây là văn hóa phẩm độc hại?
Suốt 43 năm trôi qua, với sự quyết tâm cao độ của đảng
xóa bỏ nền văn học nghệ thuật của Miền Nam, vậy có xóa bỏ được không? Câu khẳng
định ở đây là, Không! Không những nó không xóa được mà ngược lại còn lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác ở MNVN, và còn lan tỏa mạnh mẽ đến các thế hệ đồng
bào Miền Bắc. Và, khả năng nó còn được lưu giữ ở mỗi tâm hồn người Việt cả
trong nước cũng như hải ngoại, để lưu truyền cho hậu thế.
Cuối thập niên 1950 ở Miền Bắc. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn
cũng bị nhà nước cộng sản đánh cho lên bờ không được, xuống ruộng không xong.
Các thành viên kẻ bị đấu tố, người phải bỏ trốn, dẫn đến nhóm bị đóng cửa sau một
thời gian hoạt động ngắn ngủi.
Cho dù chính quyền đã thành công trong việc giải tán
nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhưng tác phẩm của nó vẫn còn sống mãi với thời gian,
như: Nửa Chừng Xuân, Hồn Bướm Mơ Tiên, Anh Phải Sống… và những tên tuổi lớn của
nhóm như: Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ… luôn luôn được
người dân quý mến, ngưỡng mộ.
Nhắc lại điều này để cho ông Trần Long Ẩn biết
rằng, không phải đến tận bây giờ ông mới đòi phải xóa bỏ hết tất cả những gì gọi
là văn học nghệ thuật của Miền Nam. Rõ ràng khi phát ngôn ra câu này, chính ông
lại thừa nhận mình là người thiếu hiểu biết! Vì sao? Vì điều này chính quyền cộng
sản đã làm ngay sau khi tiếng súng vừa chấm dứt. Nghĩa là, cách đây gần nửa thế
kỷ rồi. Lúc đó, Miền Nam chỉ có 17 triệu dân và họ phải đối phó với nạn đói
dai dẳng, kinh hoàng, mà đảng không xóa được những gì trong lòng họ. Vậy thì
hôm nay, nó đã lan tỏa trong cả nước với hàng trăm triệu dân, cộng với hàng triệu
đồng bào ở hải ngoại, và có internet hỗ trợ, thì làm sao mà xóa bỏ cho được?
Nếu có dịp mỗi độ xuân về, ông đi từ Nam ra Bắc để lắng
nghe nhân dân đón xuân bằng loại nhạc gì? Chỉ riêng về ngày tết cổ truyền của
dân tộc, hội nhạc sĩ cách mạng của các ông có sáng tác được một tác phẩm nào
cho ra hồn để nhân dân thưởng thức mấy ngày xuân cho nó có ý nghĩa chưa? Nếu
ông muốn loại bỏ dòng nhạc xuân trước 1975, thì các ông phải cho ra lò các bài
ca hay hơn, ý nghĩa hơn, đi vào lòng người hơn… thì các bài kia dần dần sẽ chết
chứ cần gì hô hào loại bỏ?
Khiêu vũ, là một loại hình hoạt động rõ ràng và nhà
nước đã từng cấm mà cấm không xong. Huống chi âm nhạc, thơ văn… nó nằm trong
tâm hồn của mỗi con người mà ông đòi loại bỏ? Loại bỏ bằng cách gì?
Nếu lỡ có ngu thì cũng chừa cho tui một ít với chớ.
Cùng già đầu tóc bạc như nhau, sao nỡ giành hết phần ngu của tui vậy ông ơi!
Hình : cuối trang
----------------------------
15/11/2019
Sài gòn trước 30-4-1975 có một phong trào “Hát cho đồng
bào tôi nghe”. Những nhạc phẩm của phong trào này được viết bởi những nhạc sĩ
trẻ có lòng yêu nước rất ngây ngô, khờ dại.
Trong giảng đường đại học, trong sân trụ sở Tổng hội
Sinh viên ở số 4 Duy Tân Sài Gòn, dọc hành lang cư xá sinh viên Minh Mạng, tiếng
hát của ước mơ “hòa bình thống nhất độc lập tự do” vang lên. Phần lớn không biết
chiếc bánh “hòa bình thống nhất độc lập tự do” sẽ là màu gì hay tròn méo ra
sao.
Bên cạnh các nhạc sĩ có căn bản nhạc lý vững vàng
như La Hữu Vang với “Tổ quốc ơi ta đã nghe” cũng có những người đang tập kẻ những
khung nhạc lần đầu như Trần Long Ẩn với “Người mẹ Bàn Cờ”.
No comments:
Post a Comment