Saturday, 2 November 2019

BỨC ẢNH KIẾN TRÚC SƯ PHẠM XUÂN HÀO NGÀY RA TÒA, HÉ LỘ NHÀ CẦM QUYỀN CSVN TRA TẤN TÙ NHÂN (Tam Ân)




Tam Ân
2-10-2019

Ngày 29-10 vừa qua, TAND quận Ninh Kiều đưa ra xét xử, tuyên phạt ông Phạm Xuân Hào (SN 1965, ĐKTT tại phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) 12 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trước khi bị bắt và khởi tố, ông Phạm Xuân Hào là kiến trúc sư, thạc sĩ, giảng viên Khoa Công nghệ Trường ĐH Cần Thơ.

Theo truyền thông “lề đảng”, ông Hào bị cáo buộc “là người có trình độ chuyên môn, nhận thức xã hội đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân, chia sẻ những bài viết có tích chất tiêu cực trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức cộng đồng mạng; đưa ra những thông tin trái chiều, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích của người khác“.

Lâu nay, dư luận xã hội luôn quan tâm, dõi theo, là có hay không việc nhà cầm quyền VN đối xử tàn tệ với tù nhân lương tâm, tù chính trị nói riêng, và tù nhân nói chung. Để tìm kiếm câu trả lời, dựa vào truyền thông bị kiểm duyệt là hoàn không thể. Tuy nhiên, lần này thì khác, vì vô ý hay dụng ý, báo Người Lao Động đã cho đăng tải hai bức hình của ông Hào, và chú thích rõ, một bức hình ông Hào chụp trước khi bị bắt, và một bức hình chụp ông Hào ngay tại phiên tòa, tay bị còng.

Báo Người Lao Động Online là tờ báo duy nhất đưa tin về vụ án xét xử ông Hào, mà có đăng tải bức hình ông ở phiên tòa. Ngay cả báo CAND Online, cũng chỉ đăng tải hình ông Hào chụp thời điểm trước khi bị bắt. Đây là điều bất bình thường, vì tất cả những vụ án xét xử tù nhân lương tâm, tù chính trị, khi truyền thông kiểm duyệt đưa tin, đều cho đăng hình chụp người bị xét xử đứng trước tòa như một sự “răn đe”.

Ông Phạm Xuân Hào trước và sau khi ở tù. Ảnh: Báo NLĐ

Căn cứ vào hai bức hình của ông Hào được báo Người Lao Động đăng tải, bằng trực quan, chúng ta dễ dàng nhận thấy, và sẽ có câu trả lời vì sao những tờ báo khác không đăng hình ông Hào trong phiên xét xử. Trước khi bị bắt, ông Hào là một người đàn ông có khuôn mặt đầy đặn, dáng người phương phi. Nhưng chỉ sau một thời gian bị bắt, bị tạm giam vài tháng, ngày ra tòa, ông Hào đã đứng không nổi, thân thể gầy rộc, ốm yếu, hai chân teo tóp.

Nếu tách rời hai bức hình ra, chúng tôi tin rằng, đến cả người thân, học trò, bạn bè của ông Hào, rất khó mà nhận ra ông. Mà quả thật vậy, khi chúng tôi gởi bức hình ông Hào ngày ra tòa, cho một học trò cũ của ông, họ đã không nhận ra và bàng hoàng khi nghe tin ông gặp nạn oan khiên.

Câu chuyện hai bức hình này, gợi nhớ tới vụ án kinh tế liên quan đến ngân hàng Đông Á, mà bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, một trong những bị can đã bị bắt giam. Trước khi bị bắt bà Xuyến là Phó tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á, chỉ sau một thời gian tạm giam, ngày ra tòa, dư luận bàng hoàng không phải vì cáo buộc đối với bà, mà vì không còn ai nhận ra bà Xuyến, bởi thể trạng thay đổi kinh hoàng. Chắc hẳn, giữa bốn bức tường trong nhà tù cộng sản, bà Xuyến đã gặp phải những điều tàn tệ, kinh hoàng, ghê gớm lắm.

Bà Xuyến trước và sau khi vào tù. Ảnh trên mạng

Không riêng gì trường hợp ông Hào hay bà Xuyến, nhiều tù nhân khác cũng đã bị tra tấn, hành hạ. Một số người trực tiếp kể lại sau khi ra tù, số khác thông qua lời kể của thân nhân họ.

Chẳng hạn như vụ án “Gây rối an ninh của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và đồng phạm”, tất cả những người trong vụ án này đã bị nhà cầm quyền “bắt cóc” hồi đầu tháng 9/2018 và bị biệt giam ở trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu, TPHCM. Thân nhân của họ không được gặp mặt, suốt 11 tháng họ bị biệt giam, mãi tới đầu tháng 8 năm nay, họ mới được gặp người thân.

Theo lời kể của bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ của TNLT ông Ngô Văn Dũng, khi gặp, bà đã không còn nhận ra chồng mình, bởi thể trạng ốm yếu, bước đi không nổi, dù trước khi bị bắt, chồng bà là người to lớn, khỏe mạnh. Tương tự, bà Đoàn Kim Khánh, chị gái của TNLT Đoàn Thị Hồng; bà Lê Khanh, vợ của TNLT Trần Thanh Phương… đều có những chia sẻ về sức khỏe suy giảm của em gái và chồng của họ.

Trường hợp mới nhất là TNLT Nguyễn Ngọc Ánh, là người bị TAND tỉnh Bến Tre tuyên án 6 năm tù giam trong phiên xử sơ thẩm, dù cùng tội như KTS Hào. Theo lời kể của bà Châu, vợ ông Ánh, trong lần thăm chồng vừa qua, giám thị trại tạm giam đã không cho chồng bà được nhận thuốc điều trị bệnh của gia đình gởi vào. Đồng thời, ông Ánh bị nhốt cùng phòng với tù hình sự, mà mục đích của trại tạm giam là để tù hình sự (theo lệnh của cai tù) ra tay đánh đập ông Ánh, gây thương tích nặng, mà không ai chịu bất kỳ trách nhiêm gì.

***
Trường hợp ông Phạm Xuân Hào, nhờ hai bức hình của ông mà báo chí kiểm duyệt vô tình đăng tải, cũng như những trường hợp TNLT khác bị ngược đãi gần nhất mà chúng tôi vừa nêu, có thể thấy: Nhà cầm quyền CSVN đối xử tàn tệ với tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị là có thật.

Mặc dù nhà cầm quyền CSVN đã ký kết với quốc tế, cam kết không ngược đãi, tra tấn tù nhân, nhưng không có cơ chế nào giám sát hoặc chế tài để bảo đảm rằng họ thực hiện những điều họ cam kết. Cho nên, tù nhân vẫn tiếp tục bị tra tấn, ngược đãi, bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần.

Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền CSVN, ngay lập tức dừng ngay tất cả những việc tra tấn, ngược đãi này.
________

XEM THÊM  

01/11/2019

Một giảng viên đại học ở Cần Thơ và một công dân ở An Giang bị chính quyền xử phạt tổng cộng sáu năm tù “vì những bài viết trên mạng chỉ trích chế độ,” theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.

Facebooker Nguyễn Văn Phước và Facebooker Phạm Xuân Hào. Photo Thanh Nien và CAND.

Ông Vũ Quốc Ngữ thuộc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền hôm 1/11 cho VOA biết rằng ông Phạm Xuân Hào, kiến trúc sư, giảng viên Khoa Công nghệ ĐH Cần Thơ hôm 31/10 đã bị tòa án thành phố xử phạt 12 tháng tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo điều 331 BLHS năm 2015.

Cũng theo ông Vũ Quốc Ngữ, hôm 29/10, TAND tỉnh An Giang đã xử ông Nguyễn Văn Phước 5 năm tù về tội “Làm, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” theo điều 117 BLHS năm 2015.

Người đại diện cho tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, nói:

Nhà cầm quyền thành phố Cần Thơ kết án ông Phạm Xuân Hào và nhà cầm quyền tỉnh An Giang đã kết án ông Nguyễn Văn Phước vì những bài viết trên mạng, cụ thể là trên MXH Facebook.

“Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền cho rằng việc kết án này là không đúng, đã vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền lên án việc kết án hai Facebooker này và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho hai Facebooker này.”


Báo Công an dân Nhân dân trích cáo trạng cho biết thầy giáo Phạm Xuân Hào đã “sử dụng tài khoản Facebook cá nhân, chia sẻ những bài viết có tích chất tiêu cực trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức cộng đồng mạng; đưa ra những thông tin trái chiều, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích của người khác.”

Liên quan đến cáo buộc đối với ông Nguyễn Văn Phước, trang Thanh Niên cho biết ông Phước “sử dụng các tài khoản này để theo dõi, gửi lời mời kết bạn với các tài khoản Facebook có ảnh đại diện liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng hòa, các đối tượng phản động lưu vong.”

“Phước nhiều lần livestream nói chuyện về tình hình chính trị và chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo,” báo Thanh Niên trích cáo trạng cho biết.

Ông Vũ Quc Ng nhn đnh rng vic chính quyn gn đây bt b nhng người dùng MXH và nhng tiếng nói phn bin ít tiếng tăm cho thy “mc đ vi phm nhân quyn Vit Nam ngày càng trm trng, lan tn các đa phương nh l, ch không ch các thành ph ln.”

“Sau mt thi gian B Công an bt gi các nhà bt đng chính kiến có tên tui thì xu hướng gn đây là B Công an bt đèn xanh cho các đa phương đ bt gi nhng người có ít tên tui hơn ti mt s các tnh như Lâm Đng, An Giang, Cn Thơ, Đng Nai, Bến Tre và mt s tnh nh l.

“Điu này chng t rng chính quyn đa phương cũng mun trn áp s phn kháng t trong trng nước. Và nhân dp này, chính quyn đa phương cũng mun lp án đ ly thành tích.”


-----------------------------

Người Việt Online
October 31, 2019

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Hôm 31 Tháng Mười, tin cho hay ông Phạm Xuân Hào, 54 tuổi, kiến trúc sư, thạc sĩ, giảng viên khoa Công Nghệ, Đại Học Cần Thơ bị Tòa Án Nhân Dân quận Ninh Kiều tuyên phạt 1 năm tù giam với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước [CSVN], quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự CSVN.

Giáo Sư Phạm Xuân Hào tại phiên tòa. (Hình: VietNamNet)

Báo VietNamNet dẫn cáo trạng viết: “Ông Hào là người có trình độ chuyên môn, nhận thức xã hội nhưng sử dụng tài khoản Facebook cá nhân chia sẻ những bài viết có tính chất tiêu cực trên mạng xã hội gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của cộng đồng mạng. Ông đưa ra những thông tin trái chiều, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước [CSVN], xâm phạm lợi ích của người khác.”

Tuy vậy, các báo nhà nước không tiết lộ chi tiết cụ thể về những post “xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của đảng CSVN” mà ông Hào đưa lên trang cá nhân.

Ông Phạm Xuân Hào không phải là một gương mặt được biết đến rộng rãi trong giới xã hội dân sự hoặc là nhân vật có ảnh hưởng sâu rộng đến cộng đồng mạng. Trang cá nhân của ông trên mạng xã hội hiện đã bị xóa.

Facebooker Phạm Minh Vũ, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, bình luận về bản án dành cho ông Hào: “Thầy Hào chỉ nêu ra các vấn đề bất công trong xã hội, nhất là năm 2018, thầy chia sẻ nhiều bài viết để chống lại Luật Đặc Khu (luật bán nước) hay chia sẻ các bài viết mục đích xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Chỉ vì lên tiếng nói cho công bằng, mà nhà cầm quyền CSVN bắt giam bỏ tù một nhân sĩ trí thức yêu nước như thế. Trong khi Quốc Hội đang hỏi người tài ở đâu? Mà lại có hành xử bắt giam bỏ tù người tài người giỏi vậy thì hỏi làm gì? Trung Tướng Trần Việt Khoa đứng trước Quốc Hội [CSVN] không dám nhắc đến từ ‘Trung Quốc’ mà phải dùng từ ‘nước ngoài’. Trong khi đó thầy Hào thể hiện tinh thần yêu nước, chống Trung Quốc ra mặt mà lại bắt thầy?”

Trước phiên xử ông Phạm Xuân Hào, hồi trung tuần Tháng Chín, 2019, Tòa Án Nhân Dân quận Ninh Kiều tuyên phạt một Facebooker khác là ông Đoàn Khánh Vinh Quang 2 năm 3 tháng tù, với cùng cáo buộc. Ngoài ra, tòa quận Ninh Kiều từng tuyên phạt Facebooker Quách Nguyễn Anh Khoa 6 tháng tù giam với cáo buộc “nói xấu đảng” hồi Tháng Sáu, 2019.

Từ đầu năm 2019 đến nay, tại Việt Nam đã có ít nhất 17 người bị bắt giữ với các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia và “tuyên truyền, nói xấu lãnh đạo đảng, nhà nước.”

Tổ Chức Human Rights Watch (Theo Dõi Nhân Quyền Quốc Tế) chỉ trích nhà cầm quyền CSVN đã mạnh tay đàn áp các tiếng nói đối lập. Theo thống kê của tổ chức này, hiện Việt Nam đang giam giữ ít nhất 133 người vì thực hiện những quyền tự do căn bản của người dân. (T.K.)







No comments:

Post a Comment

View My Stats