Tuesday 12 November 2019

BẢN TIN NGÀY 12/11/2019 (Báo Tiếng Dân)




12/11/2019

BÀI MỚI
12/11/2019
12/11/2019
12/11/2019
12/11/2019
12/11/2019
12/11/2019
12/11/2019
11/11/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 12/11/2019

Lại là hàng Tàu nhãn Việt?!

Ngày 11/11/2019, Đội Quản lý thị trường số 14 đã kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang SEVEN.am trên địa bàn TP Hà Nội và tạm giữ 9.000 sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, báo Giao Thông đưa tin. Ông Dương Ngọc Viện, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14 Hà Nội xác nhận, đội đang tạm giữ 9.000 sản phẩm của SEVEN.am vì chưa xuất trình đủ hoá đơn.

Theo bài báo, các sản phẩm được bày bán tại các showroom SEVEN.am đều có tem ghi made in Vietnam, gắn dấu hợp quy mã 14518064, đơn vị phân phối nhưng không ghi cơ sở sản xuất. Ông Đặng Quốc Anh, GĐ Công ty cổ phần MHA, sở hữu thương hiệu SEVEN.am cho biết, đơn vị chỉ làm thương mại, không sản xuất.

Đội quản lý thị trường số 14 Hà Nội kiểm tra cửa hàng SEVEN.am sáng 11/11. Nguồn: GT

Trang Chất Lượng VN bàn về diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh: Từ diễn viên hài đến chủ chuỗi thời trang Seven.AM vướng nghi án ‘cắt mác tàu, dán nhãn Việt’. Ông Hải Anh là diễn viên thường xuất hiện trên các chương trình hài của VTV, đã trải qua một thời gian du học ở Nga trước khi mở cửa hàng thời trang Seven.AM.

Cơ quan chức năng VN đang xác minh thông tin “những kiện hàng thời trang như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty cổ phần MHA (nhãn hiệu thời trang Seven.AM), sau đó loại bỏ toàn bộ tem mác hay bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến nguồn gốc Trung Quốc, thay bằng nhãn hiệu Seven.AM và đưa vào các showroom”.

Trang Sao Star đặt câu hỏi: Ông chủ thương hiệu thời trang SEVEN. am nói gì trước nghi vấn cắt mác hàng Trung Quốc? Ông Hải Anh, dù là TGĐ Công ty MHA nhưng lại phát biểu: “Tôi giờ không phải phát ngôn của Công ty Cổ phần MHA, tôi giờ chỉ ở góc độ tư vấn, chăm sóc ở góc cạnh khác nên không thể phát ngôn thay cho phía công ty được”.

Trước đó, khi trả lời báo chí, ông Hải Anh xác nhận có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hoá đơn: “Đôi khi có cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Tôi khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác SEVEN. am”.

Báo Kiến Thức dẫn lời LS Đặng Văn Cường phân tích vụ SEVEN.am bị tố nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác: “Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Ông Cường cho rằng, “việc một doanh nghiệp thương mại cắt nhãn mác hàng hóa để dán mác thương hiệu khác vào là hành vi lừa dối khách hàng”. Người có hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội “Lừa dối khách hàng”.


Người “nước ngoài” nào thu tóm đất?

Cơ quan chức năng VN đã phát hiện hàng trăm trường hợp nước ngoài “núp bóng” người Việt đầu tư bất động sản, trang Tài Chính Doanh Nghiệp đưa tin. Cả người hỏi lẫn người trả lời không hề nhắc tới tên Trung Quốc, dù người “nước ngoài” nào thì ai cũng biết. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thừa nhận trong văn bản trả lời chất vấn ĐBQH Dương Trung Quốc về hiện tượng người “nước ngoài” thuê người Việt mua đất đai hay bất động sản mà quy định luật pháp VN không cho phép.

Ông Phạm Bình Minh cũng thừa nhận: “Đây thường là những không gian đắc địa về kinh tế và an ninh. Tôi cũng tin rằng đó là sự thật đang diễn ra tiềm tàng những nguy cơ hậu hoạ”. Hậu họa như thế thì sao không chấp nhận thay đổi chính sách, chấm dứt “tình đồng chí” với TQ, thiết lập quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và các nước châu Âu, thay vì tiên đoán hậu họa, để rồi bọn Tàu vẫn tiếp tục ra sức tung hoành trên lãnh thổ, lãnh hải VN? 


Sai phạm đất đai của Sagri dưới thời Lê Tấn Hùng

Thanh tra TP HCM vừa chỉ ra thêm hàng loạt sai phạm tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn, báo Thanh Niên đưa tin. Thanh tra TP.HCM thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), dưới thời Lê Tấn Hùng làm chủ. Bên cạnh sai phạm trong thực hiện dự án Khu nhà ở Phước Long B, quận 9, SAGRI còn sai phạm ở nhiều dự án khác.

Vụ chuyển nhượng đất tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang, người đại diện vốn của SAGRI tại Công ty cổ phần lâm nghiệp Sài Gòn đã biểu quyết việc chuyển nhượng tổng diện tích hơn 3,6 ha tại xã Cửa Cạn trước khi có tờ trình báo cáo xin ý kiến HĐTV tổng công ty, vi phạm luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Giá chuyển nhượng ban đầu chỉ 280.000 đồng/m2, trong khi giá thị trường đất ở khu vực này khoảng 3 triệu đồng/m2, cao hơn gần 11 lần. 

Báo Tiền Phong có bài: Phơi lộ thêm nhiều sai phạm tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Sai phạm chồng chất sai phạm, SAGRI còn liên quan đến vụ Cụm công nghiệp Láng Le – Bàu Cò được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2004 nhưng đến nay chưa triển khai thực hiện, gây lãng phí đất đai. Thanh tra TP chỉ ra: “Việc tự ý ký hợp đồng hợp tác kinh doanh và chuyển đổi chủ đầu tư của Sagri là trái với chỉ đạo UBND TP tại Văn bản số 734/UBND-CNN ngày 31/1/2018”.

Thanh tra TP.HCM kiến nghị Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu Chủ tịch HĐTV và TGĐ SAGRI “tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân thời kỳ có liên quan đối với các khuyết điểm, vi phạm trong công tác tham mưu, đề xuất, kiểm tra, giám sát liên quan việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, sử dụng tài chính; thực hiện dự án và chuyển nhượng dự án”.


Chuyện nghị trường

Infonet đưa tin: Tuần này, Quốc hội thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng. Trong tuần làm việc thứ 4 từ ngày 11 đến 15/11/2019, Quốc hội CSVN sẽ làm việc về nhiều vấn đề, có một số vấn đề đáng quan tâm như: Luật Lực lượng dự bị động viên trong tình hình quan hệ Việt – Trung căng thẳng, Hiệp định biên giới VN – Campuchia, Báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của TP Hà Nội…

Theo đề án, HĐND quận, thị xã nơi không tổ chức HĐND phường sẽ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại luật Tổ chức chính quyền địa phương. Còn UBND quận, thị xã nơi không tổ chức HĐND phường thực hiện lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương. Có vẻ như các lãnh đạo CSVN đang bắt đầu muốn cắt bớt các tổ chức “báo cô, báo cậu”.

Về việc huy động lực lượng dự bị động viên, báo Công an ND có bài: Quy định 4 trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên. Theo dự thảo của luật này, lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và xếp vào đơn vị dự bị động viên, sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của QĐND.

Dự thảo luật quy định 4 trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên, gồm: “Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ; Khi thi hành lệnh thiết quân luật; Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; Để phòng chống, khắc phục thảm họa thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm“.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong dân giàu

Báo Thanh Niên dẫn lời Thủ tướng: ‘Đừng sợ dân giàu, các đồng chí ạ!’ Sáng 11/11, trong lúc thảo luận tại tổ về dự thảo luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Đảng, Quốc hội đều thấy cần phải xã hội hóa, song các nhà đầu tư đều hỏi: “Ông muốn chúng tôi làm vậy, vậy có luật pháp gì không?”

Dân thường thì khó có thể làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của mình, bởi vì các quan chức đảng đã giành làm giàu hết rồi, còn đâu phần của dân? Chỉ có một số dân, có những mối quan hệ đặc quyền đặc lợi với các lãnh đạo đảng và nhà nước, tạo thành những nhóm lợi ích, cùng các quan chức đảng làm giàu, số này thì giàu kinh khủng. Chúng có tài sản triệu phú, tỉ phú đô la, nên không cần “tạo điều kiện” cho chúng làm giàu thêm.


Tin nhân quyền

Trang An Ninh Tiền Tệ đưa tin: Nhóm thành viên tổ chức khủng bố ‘Việt Tân’ lĩnh án. Ngày 11/11/2019, TAND TP HCM tuyên án ông Châu Văn Khảm, Việt kiều Úc, 12 năm tù, tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; Nguyễn Văn Viễn 11 năm tù giam và 5 năm quản chế; Trần Văn Quyền 10 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Ngoài ra, các bị cáo Bùi Văn Kiên (ngụ tỉnh Tây Ninh) lãnh án 4 năm tù; Nguyễn Thị Ánh (Đồng Tháp) và Trần Thị Nhài (Nghệ An) cùng mức án 3 năm tù giam, tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Ông Khảm bị cáo buộc nhập cảnh vào Campuchia, dùng tên giả vào Việt Nam qua đường bộ hồi đầu năm 2019, rồi “tuyển” các nhân vật khác trong nước tham gia tổ chức Việt Tân.

Ông Châu Văn Khảm tại TAND TP HCM ngày 11/11/2019. Ảnh: Thành Chung/ANTT.



Con mua đồ không trả tiền, bố là Thượng úy công an tát nhân viên thu ngân

Mạng xã hội lan truyền clip, ghi lại sự việc diễn ra tại trạm nghỉ Hải Đăng, xã Tân Phú, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Thượng uý Nguyễn Xô Việt cùng con trai vào cửa hiệu mua hàng, con trai ông Việt lấy một gói xúc xích đi ra nhưng không trả tiền. Hai nhân viên bán hàng gồm 1 nam, 1 nữ bảo cậu bé tính tiền rồi mới được mang gói xúc xích ra ngoài.

Trái với cách hành xử của nhiều người cha, ông cha Việt ra hiệu cho cậu con trai mang gói xúc xích đi ra. Cậu bé lưỡng lự chưa biết nghe theo ai thì ông Việt đi tới, cầm gói xúc xích từ tay con trai rồi bóc vỏ, ném vào mặt nhân viên nữ đứng ở quầy, sau đó giơ tay, tát nhân viên nam đứng gần đó. Mời xem clip từ Facebooker Châu Đoàn:

Vụ việc gây phẫn nộ cộng đồng mạng, nhiều người lên tiếng phản đối hành động của Thượng úy Nguyễn Xô Việt. Ngay sau đó, Công an tỉnh đã đình chỉ cán bộ công an tát nhân viên bán hàng ở trạm dừng nghỉ, VOV đưa tin. Chiều 11/11, một lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên xác nhận, nơi đây đã ra Quyết định đình chỉ công tác 1 tháng đối với Thượng uý Việt.

Thượng úy Nguyễn Xô Việt, là người hành hung nhân viên bán hàng vì họ đòi tính tiền gói xúc xích của con trai ông Việt mua. Ảnh trên mạng.

Báo Một Thế Giới có bài: Trưởng Công an TP Thái Nguyên nói về người ném xúc xích và đánh nhân viên. Trong khi thông tin lan truyền trên báo “lề đảng” và mạng xã hội, ông Phạm Thanh Hải, Trưởng Công an TP Thái Nguyên lại bác bỏ thông tin ông Việt là cán bộ thuộc đơn vị: “Chúng tôi đã cho đơn vị kiểm tra xác minh, nhưng không có ai công tác tại đơn vị tên Nguyễn Xô Việt, cấp bậc thượng úy”.

Còn Thiếu tướng Nguyễn Như Tuấn, GĐ Công an tỉnh Thái Nguyên thì thành thật hơn: “Chúng tôi sẽ yêu cầu Công an thị xã Phổ Yên đình chỉ công tác (1 tháng – PV) để làm rõ hành vi vi phạm. Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định, kiên quyết không bao che cho sai phạm”

Cũng chuyện công an, xảy ra ở TP HCM: Lừa bán xe tang vật, nguyên cán bộ cảnh sát PCCC lãnh 9 năm tù, theo báo Người Lao Động. Ngày 11/11/2019, TAND TP HCM đã xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Hà Văn Nguyên, cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC quận Tân Bình, án 7 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 2 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tổng hình phạt là 9 năm tù.

Theo cáo trạng, năm 2015, Nguyên công tác tại Phòng Cảnh sát PCCC quận Tân Bình và tiếp cận người phụ nữ tên Nguyễn Thị Bông để chào bán xe thay… Bộ Công an. Chiều 21/12/2015, Nguyên đưa bà Bông cùng một số người vào căn tin tòa nhà Tổng Cục Cảnh sát của Bộ Công an ở phía Nam để ký hợp đồng đặt cọc mua 3 xe của Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ. Bà Bông giao Nguyên 500 triệu đồng nhưng không nhận được xe. 


Tin Hồng Kông

Báo Người Việt đưa tin: Dân Hồng Kông tiếp tục biểu tình, một người bị cảnh sát bắn trọng thương. Cảnh sát Hồng Kông xác nhận, có một người bị trúng đạn và được chở vào bệnh viện để giải phẫu khẩn cấp. Vụ việc xảy ra tại khu Sai Wan Ho, phía đông Hồng Kông. “Một cảnh sát viên chặn bắt một người biểu tình, rồi nổ súng khi có người khác tiến tới gần. Cảnh sát viên này tiếp tục bắn khi có một người thứ ba tiến tới”.

Phong trào biểu tình ở Hồng Kông hiện đã kéo dài sang tháng thứ sáu, bắt đầu từ đòi hỏi hủy bỏ dự luật dẫn độ về lục địa TQ, đến nay đã mở rộng sang các lĩnh vực khác, như đòi hỏi tự do dân chủ và kiểm soát chặt chẽ hơn hành vi sử dụng bạo lực của cảnh sát, cũng như chấm dứt sự can thiệp của Bắc Kinh vào Hồng Kông.


Tin giáo dục

VietNamNet đưa tin: Bộ Nội vụ chính thức yêu cầu tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng. Bộ Nội vụ đã đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, tổng hợp danh sách giáo viên đã có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước và căn cứ chỉ tiêu số lượng người làm việc là GV chưa sử dụng, để quyết định việc tuyển dụng đặc cách với nhóm này theo chủ trương của Bộ Chính trị.

Nói một đằng, làm một nẻo, tại Hà Nội, hàng trăm giáo viên hợp đồng đã nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động dù chưa thi tuyển hay xét tuyển. Ở huyện Sóc Sơn, ngày 5/11, các GV dù ký hợp đồng trước ngày 31/12/2015 nhưng không đăng ký dự tuyển, không tham gia dự thi tuyển vòng 1 hoặc không qua được 2 vòng đều được thông báo bị chấm dứt hợp đồng lao động bắt đầu từ ngày 1/1/2020.


***

***






No comments:

Post a Comment

View My Stats