Monday, 7 October 2019

VỤ BÃI TƯ CHÍNH : NHÂN SĨ TRÍ THỨC KÊU GỌI KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA QUỐC TẾ (RFA)




07/10/2019

Các nhân sĩ, trí thức tham gia một buổi tọa đàm về căng thẳng Biển Đông cho rằng đã đến lúc chính quyền Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế sau hơn 3 tháng Trung Quốc đưa hàng loạt tàu vào vùng biển của Việt Nam, bất chấp những phản đối về mặt ngoại giao của Việt Nam.

Tọa đàm "Vùng biển Bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế" do Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật & Phát triển phối hợp với Viện Quản trị Doanh nghiệp tổ chức ngày 6/10/2019 tại Hà Nội, sau một lần bị trì hoãn theo yêu cầu của chính quyền.

Buổi tọa đàm được ghi nhận có sự hiện diện của các cựu quan chức, kinh tế gia, giáo sư như Nguyễn Trung, Vũ Ngọc Hoàng, Lê Văn Cương, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trường Giang, Chu Hảo, Hoàng Quốc Hải, Trần Ngọc Vương, Hoàng Ngọc Giao, Lê Mã Lương, Nguyễn Khắc Mai, Trương Triều Dương.

Tại sự kiện này, Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, đã có bài tham luận "Tại sao Việt Nam nên khởi kiện vụ Bãi Tư Chính".

Trả lời RFA hôm 7/10, ông Hoàng Việt nói:

Hai thông điệp quan trọng mà tọa đàm muốn đưa ra. Đầu tiên là chính quyền Việt Nam cần khởi kiện Trung Quốc, vì điều đó thể hiện thái độ cương quyết để bảo vệ lợi ích được hưởng theo công ước quốc tế. Bên cạnh đó, nêu rõ tính chính nghĩa khi bảo vệ vùng biển, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế để họ dễ dàng nhận diện ai làm đúng, ai làm sai trong việc này.

Ông Hoàng Việt nói về thông điệp thứ hai:

Phần đông cử tọa đều thống nhất rằng Việt Nam cần thay đổi chính sách đối ngoại, trong đó có đề nghị thẳng thắn là phát triển quan hệ hơn nữa với Hoa Kỳ, thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.”

Về việc Bộ Ngoại giao Việt Nam thận trọng đưa ra các phát ngôn gần đây về Bãi Tư Chính mà không đả động gì đến việc kiện Trung Quốc, ông Hoàng Việt cho rằng các nhà ngoại giao Việt Nam “cũng có vấn đề của họ".

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 28/9 đã đưa vấn đề căng thẳng ở Bãi Tư Chính giữa Trung Quốc và Việt Nam ra Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) nhưng tránh nói tên Trung Quốc.

Trong bài phát biểu dài khoảng 15 phút trước UNGA, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói:

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS

Phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh về vấn đề Biển Đông đã được trông đợi từ trước đó vì suốt 3 tháng nay Việt Nam đang phải đương đầu với việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng tàu hải cảnh và dân binh vào Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp những phản đối từ phía Việt Nam và quốc tế.


-----------------------------------

TÀI LIỆU


Cập nhật đợt 14: với 10 tổ chức, 1060 cá nhân đã ký
06/10/2019

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email:

----------------------------------- ----

Tình hình

Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km. Cho đến nay những tàu ấy vẫn còn quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lúc thuận lợi nhất để kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Vậy mà, chính quyền Việt Nam vẫn tự hạn chế trong những phản ứng yếu ớt không xứng tầm của một dân tộc từng được coi là tấm gương bất khuất cho các nước nhỏ yếu. Thái độ ấy của chính quyền gây ra sự nghi hoặc và bất bình rất lớn trong nhân dân và khiến các nước hữu hảo không thể tích cực giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.

Một sự thật không thể phủ nhận là từ ngàn đời nhà cầm quyền Trung Quốc luôn có chủ trương nhất quán không bao giờ từ bỏ tham vọng xâm lấn xâm chiếm Việt Nam. Trong tình thế hiện nay, Trung Quốc có lực lượng quân sự, kinh tế mạnh hơn Việt Nam rất nhiều lần và đang từng ngày, từng giờ ngang nhiên thách thức chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thuận lợi chưa từng có: nhiều nước lớn như Úc, Cộng Đồng Châu Âu,… đặc biệt là Hoa Kỳ, đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam, gây bất ổn và nguy hiểm trên biển Đông, hăm doạ các nước khác trong khu vực.

Nhà nước Việt Nam phải chủ động bắt tay với các nước có cùng quyền lợi hợp pháp trên biển Đông, bằng mọi biện pháp mạnh mẽ và chính đáng tự bảo vệ trước mọi hành động và tham vọng xâm lấn của Trung Quốc trước mắt và lâu dài, cũng là bảo vệ hoà bình và quyền tự do hàng hải trên vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đã đến lúc không thể nhân nhượng để cầu mong yên bình trước sự thách thức ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với chủ quyền quốc gia. Đã đến lúc dứt khoát gia nhập cộng đồng các nước dân chủ, văn minh, con đường duy nhất đảm bảo cho sự phát triển giàu mạnh, cơ sở vững vàng để bảo vệ độc lập, chủ quyền.


Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam

Vì những lẽ trên, chúng tôi, các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam:

1. KIỆN NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC về việc xâm phạm quyền lợi kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông và kiện đòi nhà cầm quyền Trung Quốc trả lại các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ lực.

2. Nâng Hiệp định đối tác toàn diện với Mỹ thành ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN. Đẩy mạnh HỢP TÁC QUỐC PHÒNG với Mỹ và các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên biển Đông.

Đây là những động thái mà nhà cầm quyền không thể chần chờ và nhân dân không thể kiên nhẫn chờ đợi trước hiểm hoạ xâm lăng ngày càng không tránh khỏi.   

Ngày 10  tháng 9 năm 2019

DANH SÁCH KÝ TÊN

TỔ CHỨC:

Đợt 1 - Đợt 2:
1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân
2. Nhóm Lập Dân Quyền. Đại diện: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
3. Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
4. Ban vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
Đợt 3:
6. Nhóm Hoạt động ủng hộ Quốc Dân Việt. Đại diện: Đoàn Văn Lập, San Jose, California, Hoa Kỳ
7. Hội Dân oan ba miền (Dân oan Việt Nam), đại diện: ông Nguyễn Trường Chinh, Phó chủ tịch Hội
Đợt 4:
8. Hội Giáo chức Chu Văn An, Đại diện: Vũ Mạnh Hùng
Đợt 5:
9. Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), đại diện: Thạc sỹ Giám đốc Vũ Quốc Ngữ
Đợt 11:
10. Phong Trào Chống Trung Cộng Bành Trướng, Đại diện Anh Jack Duong ở Newark,
CA

CÁ NHÂN:

Đợt 1:
1. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu, Hà Nội
2. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM
3. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Tin học, Hà Nội
4. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
5. Phạm Xuân Yêm, GS, Pháp
……..

Đợt 2
143. Nguyễn Hàn Chung, Nhà thơ, Hoa kỳ
144. Nguyễn Văn Nghệ, Làm ruộng, Thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
145. Vũ Phong, Kĩ sư, Hà Nội
146. Vinh Anh, CCB, Đống Đa, Hà Nội
147. Nguyễn Anh Tuấn, Nhà thơ, Nghệ An
………..

Đợt 3:
229. Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt
230. Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt
231. Nguyễn Văn Tạo, TS khoa học Vật Lý, Montréal Canada
232. Nguyễn Gi Lăng, Kỹ sư, Hungary
233. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, sống tại TP. Đà Lạt
……………..

Đợt 4:
323. Võ Ngàn Sông, viết báo, San Diego, Hoa Kỳ
324. Đinh Văn Hải, Đức Trọng, Lâm Đồng
325. Trần Duy Hưng, Hưu trí, Tây Hồ, Hà Nội
326. Trần Công Khánh, Hưu trí, ở Hải Phòng
327. Nguyễn Hồng Kim Hoàng, Sài Gòn
…………………………….

Đợt 5
413. Lê Văn Dũng, sinh sống và làm việc ở Hà Nội
414. Phạm Minh Hoàng, Hưu trí, Paris, Pháp
415. Đỗ Hữu Thao, cựu Giáo chức, cựu Chiến binh, Thanh Hóa
416. Phan Văn Hiến, PGS. TS, Hà Nội
417. Lưu Vân Khương, Kỹ sư, Torino, Italia
……………………………

Đợt 6
465. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, Cư ngụ tại Thủ Đức, Tp HCM
466. Hà Văn Thùy, Nhà văn, Sài Gòn
467. Lê văn Ngọ, Cán bộ hưu trí, TP Nha Trang, Khánh Hòa
468. Nguyễn Trọng Chức, Nhà báo độc lập, Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh
469. Nguyễn Minh Tấn, Luật sư, Tp HCM
………………………………

Đợt 7
513. Nguyễn Nhơn Mai Ly, Chuyên viên ngân hàng, Washington, USA
514. Nguyễn Thế Hùng, GS.TS, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt nam
515. Nguyễn Ngọc Lân, Tài xế, Quận 6, SG
516. Nguyễn Văn Hưng, Vĩnh Phúc
517. Phạm Kim Toàn, Chuyên viên kỹ thuật cơ khí, Germany
…………………………

Đợt 8
602. Tô Xuân Thành, cựu Quân nhân Hải quân Việt Nam, Làm việc tự do tại Nghệ An
603. Bùi Mạnh Tiến, Lái xe, Tp. Chí Linh, tỉnh Hải Dương
604. Nguyễn Lê Tuấn, Kiến trúc sư, Lausanne, Thụy Sĩ
605. Nguyễn Quang, Hưu trí, Đà Nẵng
606. Nguyễn Minh Vương, Kỹ sư điện, Long An
………………………….

Đợt 9
684. Đỗ Bình, Cựu binh chiến tranh biên giới phía Bắc, Hà nội
685. Đào Thu Huệ, Giảng viên tại Hà Nội
686. Đào Thị Thuý Hà, Kế toán tại Hà Nội
687. Đào Nhật Võ, Hưu trí tại Hà Nội
688. Trần Thị Hải, Hưu trí tại Hà Nội
…………………………..

Đợt 10:
771. Dương Phú Minh, Kinh doanh bánh kẹo, KCN Vĩnh Lộc, TPHCM
772. Lê Đồng Khánh, Kinh doanh quán café, Thủ Đức, TPHCM
773. Huỳnh Thái Vũ, Nghệ sĩ, Canada
774. Nguyễn An Quốc, Nhân viên kiểm hàng, Bến Lức, Long An
775. Lâm Việt Á, Nhân viên kiểm hàng, Bến Lức, Long An
……………….

Đợt 11:
824. Trần Văn Tấn, Kỹ sư, Berlin, CHLB Đức
825. Tony Nguyen, Kĩ thuật viên CNTT, Sài Gòn, Việt Nam
826. Chu Việt Cường, Tài xế xe bus, Hà Nội, Việt Nam
827. Tôn Nữ Kim Anh, Nội trợ, Sài Gòn, Việt Nam
828. Nguyễn Thu Phượng, Giáo viên. Sài Gòn, Việt Nam
…………………

Đợt 12:
903. Phạm Quốc Hưng, Tiểu thương, Biên Hoà, Đồng Nai
904. Nguyễn Văn Bon, Lao động phổ thông, Sài Gòn
905. Mai Xuân Hoành, Kinh doanh, Thảo Điền, Quận 2, Tp.HCM
906. Trần Nhất Trung, Dược sĩ, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
907. Lâm Hoàng Hải, Nghề nghiệp tự do, La Khê, Hà Đông
……………………..

Đợt 13
952. Bùi Anh Tiền, Công nhân, tỉnh Quảng Ngãi.
953. Đỗ Thành Nhân, MBA - Tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi
954. Nguyễn Mạnh Sơn, Cán bộ hưu trí, Hải Phòng
955. Võ Chí Thanh, Hưu trí, Hà Nội
956. Trương Hữu Nghĩa, Công nhân cơ khí, Tân Biên, Tây Ninh
……………………….

Đợt 14
1012. Chử Thị Thu Hương, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
1013. Trần Vũ Việt Trung, Kỹ Sư, TPHCM
1014. Huỳnh Hải Bình, Kỹ sư xây dựng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
1015. Tống Phúc Lai, Kỹ sư về hưu, Pháp
1016. Trần Hồng Như Ngọc, Giảng viên đại học, TD1, Bình Dương
……………………….
1059. Phạm Nguyễn Minh Cảnh, Cán bộ hưu trí, Dầu Tiếng, Bình Dương
1060. Trần Bảo Thái, Y tá, sinh sống tại Lusiana, Hoa Kỳ

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email:







No comments:

Post a Comment

View My Stats