08/10/2019
Người quan tâm tới cục diện chính trị của Việt Nam
có lẽ không thể bỏ qua những tin tức về các kỳ Hội nghị Trung ương vì tại Hội
nghị này mọi chủ trương chính sách sẽ được mở ra, thảo luận và được báo chí
loan tải cho mục tiêu phải đạt được của Đảng trong các vấn đề mà đất nước phải
đối diện.
Trên nguyên tắc là như vậy nhưng qua nhiều Hội nghị
Trung ương chưa bao giờ người dân nghe tin Hội nghị bàn bạc tới vấn đề Biển
Đông mặc dù năm nào Trung Quốc cũng không nhiều thì ít có những hành vi quậy
phá, gây hấn thậm chí tấn công vào vùng biển mà Việt Nam có đặc quyền kinh tế.
Mọi biến động ấy không được Hội nghị Trung ương nhắc tới tuy người dân vẫn quan
tâm theo dõi có khi còn sâu sát hơn các cơ quan trách nhiệm của nhà nước.
Lần này thì khác. Chính Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng trong bài diễn văn khai mạc sáng ngày 7 tháng 10
mở đầu cho Hội
Nghị Trung ương 11, ngoài những chỉ đạo xem xét về kinh tế, xã hội cũng như
quản lý nhà nước, ông Trọng còn nhấn mạnh “phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở
khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ
các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận
lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.”
Nếu theo dõi tình hình Bãi Tư Chính, nơi Trung Quốc
nhúng tay vào từ đầu tháng 7, Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Dương 8 đến
vùng nước rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt
Nam, để tiến hành các khảo sát trái phép. Cho tới hôm nay, ngày khai mạc Hội
nghị Trung ương 11, Trung Quốc đã đem vào Bãi Tư Chính nhiều đợt thăm dò như
khu vực này thuộc chủ quyền của Trung Quốc trong đường chín đoạn của họ. Nhiều
nhà quan sát quốc tế cho rằng sở dĩ Trung Quốc ngang nhiên tiến hành việc đưa
tàu vào vùng biển Việt Nam cho tới ngày hôm nay, toàn bộ đảng viên cao cấp nhất
Việt Nam dự Hội nghị Trung ương 11, để xem thái độ của những người Cộng sản Việt
Nam, hay chính xác hơn là của ông Nguyễn Phú Trọng như thế nào trước khi có những
bước khác trong mục tiêu thôn tính Biển Đông.
Và câu trả lời của Ông cho thấy Biển Đông sẽ được
phân tích và dự báo một cách nghiêm túc không còn bị âm thầm bỏ qua như những lần
trước.
Trước hành vi
bị xâm lấn chủ quyền lãnh thổ thì bất cứ một quốc gia nào cũng phải có phản ứng.
Mạnh thì tập hợp quân đội, kêu gọi quần chúng chuẩn bị chiến tranh, yếu thì lên
án, kêu gọi quốc tế giúp sức hay ít ra cũng nhờ đến Liên Hiệp Quốc can thiệp…chỉ
có Việt Nam là hành xử theo cung cách rất đặc biệt của mình: đợi đến ba tháng
sau mới phân tích hành vi của kẻ xâm lược và dự báo xem chúng sẽ tiếp tục làm
gì thì thật là ngoại hạng.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội lẫn các trang báo chính
thống thì động thái này của Tổng bí thư, Chủ tịch nước là một bước ngoặc đáng kể,
nó cho thấy phương án đối phó với Trung Quốc tuy nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng kiên
trì và phù hợp với thế yếu của mình trước một đối phương hung hăng và đầy tham
vọng bành trướng. Dư luận không quên chuyến đi Mỹ của ông Trọng sắp tới và phát
biều của ông chính là thông điệp gửi cho Trung Quốc về mức chịu đựng của Việt
Nam đã quá giới hạn mặc dù thông điệp này được thu nhỏ tới mức tối đa, chỉ
trong khuôn khổ dự báo và phân tích.
Dư luận còn chú ý tới một hình ảnh được xem là dấu
chỉ của sự thay đổi tư duy của Hội Nghị Trung ương, đó là chiếc bục mà ông Trọng
đứng phát biểu không có lẳng hoa như thường lệ. Mạng xã hội bàn tán hình ảnh
này với sự phấn khích không cần che giấu nhưng không ai quan tâm tới sự liên
quan giữa một cụm hoa với những phát biều có tính trấn an cả nước trước một việc
hệ trọng là Bãi Tư Chính sắp mất vào tay Trung Quốc.
Trước Hội nghị Trung ương một ngày, sáng 6/10/2019,
tại Hà Nội, Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu
chính sách pháp luật và phát triển tổ chức Tọa đàm về chủ đề bảo vệ Biển Đông.
Buồi tọa đàm mang tên: “Vùng biển Tư chính và Luật pháp Quốc tế”.
Buồi tọa đàm quy tụ hầu như gần hết các khuôn mặt đấu
tranh cho chủ quyền biển đảo trong nhiều năm qua, theo BBC trong
số các diễn giả, chuyên gia và khách mời tham dự, có các vị như Vũ Ngọc Hoàng,
Thang Văn Phúc, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Khắc Mai, Trần Thị
Băng Thanh, Đặng Văn Sinh, Hoàng Quốc Hải, Phạm Huy Thông, Nguyễn Xuân Hãn,
Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Trung, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cống, Hoàng Việt,
Trần Ngọc Vương, Đinh Hoàng Thắng, Vũ Hùng, Nguyễn Vi Khải, Nguyễn Văn Cương,
Trần Thanh Vân, Nguyễn Quang Dy, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Ngọc Giao, Lê Mã
Lương, Đào Tiến Thi, Phạm Viết Đào.
Nhiều phát biểu quan trọng được mang đến buổi tọa
đàm và người theo dõi nhận ra một điều cuộc tọa đàm tuy được Ban Tuyên giáo bật
đèn xanh nhưng do thời gian quá cấp bách nên cử tọa chưa phác họa được những
liên quan sống còn giữa luật pháp quôc tế và biều hiện vi phạm của Trung Quốc sẽ
bị luật pháp ấy xử lý như thế nào nếu Việt Nam tập hợp được tất cả các yếu tố
vi phạm đặc quyền kinh tế của Việt Nam bị Trung Quốc vi phạm một cách thô bạo.
Hội thảo có lẽ thành công trong vai trò phân tích và
dự báo như sự mong muốn của TBT Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Về phân tích,
nhiều phát biểu chỉ rõ hành động của Trung Quốc không nằm ngoài ý đồ biến vùng
biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành nơi tranh chấp để từ đó tiến hành cuộc
chiến tranh có thể họ gọi là “bảo vệ chủ quyền bất khả tư nghị”. Về dự báo,
không thể bỏ qua ý
kiến của tướng Lê Mã Lương, một danh tướng đúng nghĩa của Việt Nam khi nói
rằng “mất Bãi Tư Chính thì Việt Nam xem như mất tất cả các đảo bao gồm Trường
Sa nơi Việt Nam đang đóng quân và xác định chủ quyền của mình”
Dù sao thì việc
lên tiếng của người đứng đầu cả nước về một vấn đề quan trọng nhất hiện nay
cũng cho thấy mức độ lo sợ của Bộ Chính trị trước viễn ảnh mất trắng vào tay
Trung Quốc đã gần kề. Chỉ có điều lên tiếng là một lẽ phần còn lại quan trọng
nhất là cách đối phó với mối nguy ấy bằng cách nào mới là điều người dân mong đợi.
Cũng giống như cách hành xử rất thận trọng đôi khi bị
xem là chậm chạp của Bộ Chính trị dân chúng Việt Nam xem ra rất an tâm với những
gì mà người đứng đầu đất nước biểu hiện, chằng hạn không có hoa trên bục phát
biểu là một thay đổi ấn tượng, và ấn tượng này là tiền đề cho nhiều người tin rằng
sẽ có một thay đồi lớn mặc dù niềm tin tương tự như vậy từng nhiều lần bị hụt hẫng.
------------------------------------
XEM THÊM
07/10/2019
Ẩn số trong phương trình ‘Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ’ dường
như đang lộ dần đáp án. Chỉ có điều, cái tên Nguyễn Phú Trọng không còn vị thế
độc quyền gặp Trump.
“Sao không thấy hình ảnh Nguyễn Phú Trọng đi lại?”
Từ cuối tháng 9 năm 2019, bắt đầu rộ lên thông tin
bên lề chính trường Việt Nam về việc ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng gặp phải vấn
đề khó khăn về sức khỏe nên sẽ khó có thể đi Washington gặp Tổng thống Trump, dự
kiến vào tháng 10.
Dấu hiệu gần nhất và dễ nhận ra nhất là Nguyễn Phú
Trọng đã phải vắng mặt tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ
vào cuối tháng 9 năm 2019 - một hội nghị quốc tế lớn mà nếu còn đủ sức khỏe thì
Trọng đã luôn hớn hở ‘mình phải như thế nào thì người ta mới tiếp đón như thế
chứ’.
Nếu cuộc gặp Trump - Trọng vào tháng 10 bị bỏ lỡ, đó
sẽ là lần thứ hai trong năm 2019 bất thành chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. Lần
đầu tiên không thành là chuyến đi dự kiến vào tháng 7, khi đó Trọng chỉ vừa tạm
phục hồi sau cơn bạo bệnh ở Kiên Giang vào tháng 4 năm 2019 nên chưa thể tiến
hành được.
Biểu hiện rõ nhất cho ý đồ Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ
kế hoạch đi Mỹ, dù ông ta đã ‘trốn biệt’ không đi Trung Quốc suốt từ đầu năm
2019 đến giờ, là ‘con thoi’ Phạm Bình Minh. Viên phó thủ tướng kiêm bộ trưởng
ngoại giao này đã có một chuyến tiền trạm ở Washington vào tháng 5 năm 2019, với
vai trò được nâng cấp hẳn lên sau một thời gian khác dài bị thất sủng trước Trọng
từ sau sự biến khủng hoảng ngoại giao Việt - Đức vào năm 2017. Trong chuyến đi
Mỹ đó, thậm chí Phạm Bình Minh còn có những cuộc làm việc với cả Bộ Quốc phòng
Mỹ, cho thấy rất rõ là Minh đang trở thành một trong những quan chức có được
quyền đàm phán song phương, đặc biệt là đàm phán về việc nâng cấp mối quan hệ hợp
tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thậm chí có thể vươn từ ‘đối tác toàn diện’
lên tầm ‘đối tác chiến lược’ - một nhu cầu mà đảng Cộng sản Việt Nam luôn õng ẹo
theo não trạng ‘Mỹ cần ta hơn ta cần Mỹ’, nhưng bất chợt trở nên thúc bách khi
nổ ra vụ khủng hoảng Bãi Tư Chính lần thứ ba vào đầu tháng 7 năm 2019.
Cũng vào tháng 5 năm 2019, người ta không nghe nói
gì đến ‘phương án Nguyễn Xuân Phúc đi Mỹ’. Vào thời điểm đó, có vẻ việc đi Mỹ
và gặp Trump là độc quyền của Nguyễn Phú Trọng. Thêm vào đó, Trump đã có lời mời
đích danh Trọng - khi đó đã nghiễm nhiên là chủ tịch nước chứ không chỉ là một
tổng bí thư đảng ‘danh không chính ngôn không thuận’ - đi Washington.
Tuy nhiên cho đến tháng 9 năm 2019, tình hình sức khỏe
của ông Trọng dường như vẫn trầy trật. Dù báo đài đảng đã cố gắng đưa hình ảnh
và phát sóng về ông ta đi nơi này nơi kia cùng vài buổi họp hành trong đảng,
nhưng điều lộ diện bị nhiều người thắc mắc nhất vẫn là ‘sao không thấy, hoặc có
quá ít hình ảnh Nguyễn Phú Trọng đi lại?’.
Thách thức tự thân với Trọng là biểu đồ hồi phục sức
khỏe của ông ta sau một thời gian ngắn tạm ổn nhưng giờ đây lại có vẻ chựng lại
và có dấu hiệu đi xuống. Trong ít lần xuất hiện gần nhất, rõ ràng là vận động tứ
chi của Trọng không khả quan hơn so với trước đây.
Người ta tự hỏi
là với tình trạng sức khỏe chỉ đủ ‘ngồi’ mà không phải là ‘đi’, liệu Nguyễn Phú
Trọng có thể bảo đảm cho một chuyến công du dài đến Washington, gặp Trump và
sau đó dĩ nhiên phải xuất hiện trước ống kính soi mói của báo chí phương Tây?
Đến lúc đó, bắt đầu manh nha vài tin tức ‘có thể
Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi Mỹ thay cho Nguyễn Phú Trọng’.
Vì sao lại là Nguyễn Xuân Phúc mà không phải quan chức
khác, nếu quả thật Trọng không thể ‘tự đi’?
Cơ hội lịch sử của hội chứng buồn ngủ gặp chiếu manh
Nếu xét về số thứ tự trong danh sách ứng viên cho chức
tổng bí hoặc chủ tịch nước tại đại hội 13, cái tên Nguyễn Xuân Phúc có lẽ chỉ đứng
thứ hai, sau Trần Quốc Vượng. Vượng tuy là Thường trực Ban bí thư, nhưng được
xem là ‘ngoan hiền dễ bảo’ hơn Phúc và đã lọt vào mắt xanh của Trọng như ứng cử
viên số một. Chỉ có điều, Trần Quốc Vượng là người bên đảng, mà Trump thì không
có thói quen tiếp đảng chính trị, nhất là đảng Cộng sản.
Nếu Nguyễn Phú Trọng không thể ‘cải lão hoàn đồng’
càng sớm càng tốt, vai trò đi Mỹ của ông ta sớm muộn sẽ rơi vào tay người khác,
bất chấp Trọng có thích hay không.
Hơn nữa, tình thế của đảng Cộng sản Việt Nam cùng
chính thể độc tài này đã vào ngõ cụt, và mức độ nguy hiểm do bị ‘đảng anh’
Trung Quốc đe dọa ngày càng hiện rõ. Sau tuyên bố - được hiểu như một tối hậu
thư - vào tháng 9 năm 2019 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về ‘chủ quyền’ của Bắc
Kinh ở Bãi Tư Chính và đòi hỏi Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động khai thác dầu
khí ở khu vực này, xác suất nổ ra chiến tranh từ lá cờ ‘Mười sáu chữ vàng’ đã
tăng vọt.
Tình thế nguy khốn ấy buộc ‘đảng em’ - trong nỗi cô
đơn tận cùng dù đã thủ trong túi chẵn một tá ‘đối tác chiến lược’ với nhiều nước
- phải tranh cướp thời gian để nhích sang Hoa Kỳ - đối trọng quân sự duy nhất với
‘đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam’ là Trung Quốc ở Biển Đông.
‘Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc cũng bởi
thế đang đứng trước cơ hội lịch sử của hội chứng buồn ngủ gặp chiếu manh: nếu sắp
tới chính Phúc được đi Mỹ thay cho Trọng, và nếu chuyến đi này mang về cho Việt
Nam được món quà ‘nâng tầm đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ, dù món quà này chỉ
mang ý nghĩa hình thức và tương tự như cái cách Thủ tướng Phúc chỉ đạo Tổng cục
Thống kê Việt Nam ‘thổi’ GDP thật cao để lấy thành tích, đó sẽ là một thành quả
chính trị ghê gớm, đủ để biến cá nhân Nguyễn Xuân Phúc trở thành ứng cử viên số
một cho cái ghế tổng bí thư tại đại hội 13, nếu từ đây đến đó Nguyễn Phú Trọng
không thể cải thiện hơn về mức độ đề kháng tai biến mà có thể khiến cho ‘thái tử’
Trần Quốc Vượng mất ngôi.
Cũng không loại trừ khả năng chuyến đi Mỹ nếu thành
công của Nguyễn Xuân Phúc sẽ đưa vị thế của ông ta trong nội bộ đảng sánh ngang
với uy quyền một thời của người tiền nhiệm là Nguyễn Tấn Dũng. Và chính thức trở
thành một đối thủ chính trị để đối chọi với tham vọng ‘ngồi, ngồi nữa, ngồi
mãi’ của Nguyễn Phú Trọng, trong trường hợp Trọng bỗng nhiên ‘trẻ mãi không
già’.
No comments:
Post a Comment