BTV Tiếng Dân
12/10/2019
Lúc 7h05′ sáng nay, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Hải Dương 8 đã hoàn tất
đường khảo sát thứ 10 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 11. Ông Nam cho
biết, lúc 23h05′ đêm 11/10/2019, Hải Dương 8 đã bắt đầu thưc hiện đường khảo
sát thứ 11, thuộc vùng-đợt khảo sát thứ IV. Đường khảo sát 11 này nằm trong các
vĩ độ N12° và N12° 30′ (các đường khảo sát 9 và 10 nằm trong 2 vĩ tuyến N 11°
30′ và N 12°).
Hình ảnh khảo sát của
Hải Dương 8 lúc 5h48′ sáng nay. Nguồn: Phạm Thắng Nam
Theo sự tính toán của ông Nam, tốc độ khảo sát của Hải
Dương 8 khá nhanh, trung bình cứ khoảng 2 ngày hoặc hơn một chút, HD8 thực hiện
được 3 đường khảo sát.
Trước đó, ông Nam đưa tin, Hải Dương 8 bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 10.
Vào lúc 5h14’ sáng giờ Việt Nam ngày 11/10/2019, tàu khảo sát Trung Quốc Hải
Dương Địa Chất 8 thực hiện một đường khảo sát thứ 10, song song với kinh tuyến
111 độ Đông mà Hải Dương 8 đã thực hiện từ lúc bắt đầu lần quấy phá thứ 4 trong
vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam đến nay.
Các đường khảo sát thứ 9 và 10 đều khá dài, trung
bình dài khoảng 72,7 hải lý tức là 135 km, khoảng cách giữa 2 đường khảo sát
khoảng 33 km. Ông Nam dự đoán, khoảng cách giữa điểm cực Tây của một trong các
đường khảo sát sắp tới và mũi Đại Lãnh ở tỉnh Phú Yên sẽ chỉ còn khoảng 55,1 hải
lý, nghĩa là chỉ khoảng 100-102 km.
Tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã bắt đầu thực hiện đường
khảo sát thứ 10. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam
Lúc 20h38’ ngày 11/10, chuyên gia nghiên cứu Biển
Đông Phan Văn Song cập nhật tin về Hải Dương 8: HYDZ-8
tiếp tục ‘cày’ ngang các lô. Đến tối 11/10, Hải Dương 8 tiếp tục “cày”
thêm 2 đường ngang lô với Danwan 04, ngay bên cạnh lô Danwan 22 hôm qua và chỉ
“cày” nửa phía tây và vượt ra khỏi cạnh biên phía tây các lô này khoảng 12 km,
cách đường lưỡi bò khoảng 18 km. Ông Song lưu ý, sai số trong các phép tính ở
đây vào khoảng 3-5 km.
Các đường “cày” của tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong
tương quan với các lô thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng biển Nam Trung Bộ.
Nguồn: FB Song Phan
***
Tình hình Bãi
Tư Chính: Tàu Trung Quốc “tiếp tục quần đảo”, theo BBC. TS Hà Hoàng Hợp
cho biết: “Các tàu hải cảnh có hơn 30 chiếc, nó quấy giàn khoan Hakuryu
số 5 của Nhật Bản ở chỗ Lô 06-1, quấy trực tiếp vào giàn khoan và nó ngăn cản
hai tàu dịch vụ dầu khí của PTSC (Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
Việt Nam). Chuyện này nó làm liên tục từ 06/6/2019 cho đến bây giờ”.
Phản ứng yếu ớt, không hiệu quả của Việt Nam: “Cho
đến nay đối sách của Việt Nam vẫn là điều tàu ra để xua họ đi thôi, nhưng mà
không xua được. Họ chặn, họ không cho vào sát tàu Hải Dương 08. Với việc quấy
phá xung quanh giàn khoan của Nhật Bản, phía Việt Nam chặn được, không để cho
tàu Hải cảnh của Trung Quốc đến gần và họ cũng phá được sự khiêu khích từ các
tàu hải cảnh và tàu dân binh của Trung Quốc”.
***
Báo Tuổi Trẻ có clip: Ngư dân vùng biển Hoàng Sa bị tàu nước ngoài khống chế lấy
tài sản.
Infonet đặt câu hỏi: Cuộc tập trận 10 ngày ở Biển Đông của Mỹ – Nhật –
Philippines có gì đặc biệt? Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày
9/10/2019 và dự kiến kéo dài 10 ngày trên Biển Đông đánh dấu “lần đầu
tiên Philippines sử dụng các phương tiện tấn công đổ bộ tham gia huấn luyện
cùng quân đội Mỹ và Nhật Bản. Đây cũng là lần đầu tiên Philippines và Mỹ cùng
triển khai huấn luyện phòng không tầm thấp và phản ứng nhanh trước các mối đe dọa”.
Nhưng, theo Đơn vị Tình báo kinh tế (EIU), một cơ
quan nghiên cứu có trụ sở ở thủ đô London, Anh, nhận định rằng, để tránh thổi bùng căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc có cách “mua
chuộc” Philippines, Infonet đưa tin. Nếu không có đối sách cứng rằng với
Trung Quốc, Philippines càng nhân nhượng, TQ càng lấn tới.
____
Mời đọc thêm: Ngư dân vùng biển Hoàng Sa bị tàu nước ngoài khống chế lấy
tài sản (TT). – Ngư dân Việt Nam hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa bị tàu nước
ngoài khống chế lấy tài sản (BP). – Chuyên gia quốc tế cảnh báo Trung Quốc không thể nuốt trọn
Biển Đông (VTC). – Trung Quốc không thể “nuốt trọn” Biển Đông (VOV).
– Trung Quốc ngày càng lộ rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông (GT).
– Trung Quốc bắt nạt Việt Nam và muốn chiếm trọn Biển Đông (Sputnik).
– Gây hấn ở Biển Đông, Trung Quốc cố giảm nhiệt trong nước (ĐV).
– Tiếp tục leo thang độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc sẽ phải
trả giá đắt (ANTĐ). – Biển
Đông: Việt Nam tăng hợp tác quốc phòng vì căng thẳng leo thang (BBC).
– Việt Nam khéo léo triển khai chiến lược ba mặt trận chống Trung
Quốc (RFI). – Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, các quyền, lợi ích hợp
pháp trên Biển Đông (GDVN). – Mỹ – Nhật – Ấn – Australia sắp liên minh tuần tra Biển Đông, “dằn
mặt” Trung Quốc? (Infonet). – Báo Campuchia dẫn lời chuyên gia lên án Trung Quốc về Biển
Đông (TN).
No comments:
Post a Comment