Võ Ngọc Ánh
18/10/2019
Đa số người Việt không sẵn sàng cho hoạt động để có
tự do, dân chủ. Nỗi sợ khiến họ thờ ơ, khống chế việc thể hiện thái độ, bày tỏ
quan điểm về chính trị.
Một dân tộc có số đông như thế có đáng để có được tự
do dân chủ không ?
Nỗi sợ dẫn dắt người Việt
Trên chuyến xe có hơn 45 người trong nhóm bạn hắn rất
yêu quý. Tất cả đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng, đã đi làm và cùng một đức
tin. Cái vui nhộn ban đầu dần lắng lại cho những tâm tình, câu chuyện riêng tư
khi xe khởi hành từ Sài Gòn được khoảng một giờ.
Bạn có thể không
quan tâm đến chính trị nhưng vẫn cứ phải hít thở không khí và uống nước…
Hắn, Đạo Nhân và thêm vài đứa bạn nói về chuyện thời
sự nước nhà, thái độ chính trị của cá nhân. Một người bạn từ hàng ghế phía trên
nghe lỏm được câu chuyện của tụi hắn quay lại đe : "Mấy ông rảnh quá nên
đi nói bậy phải không ? Đến lúc công an bắt mới biết sợ".
Số còn lại dửng dưng. Đứa bày tỏ quan điểm, tại sao
phải nói về chuyện chính trị. Nói cũng có được gì đâu. Lo kiếm tiền đi.
Có lẽ đám bạn của hắn đã thấm nhuần, hoặc phó thác
trách nhiệm : "Mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo".
Thái độ của những người bạn trên hoàn toàn không
khác đa số người Việt hiện nay. Rất nhiều người Việt ước muốn sống trong một đất
nước tự do, dân chủ, giàu mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Mỹ, các nước
Châu Âu... Tuy nhiên, cũng chính những con người này lại không muốn động chân
tay để có được điều này trên chính quê hương mình. Hay ít ra thể hiện sự quan
tâm, mở miệng nói lên sự thật, chính kiến của mình. Họ tự biến mình trở thành bầy
cừu được dẫn dắt bởi người chăn.
Dưới sự cai trị, giáo dục của đảng cộng sản, đa phần
người Việt bị triệt tiêu khả năng phản biện, phản kháng trong một suy nghĩ độc
lập. Bất kỳ ai vượt qua ước muốn của đảng cộng sản bị số đông hòa giọng cùng đảng
cai trị bị xem "phản động". Bạn hữu, cộng đồng dè chừng, xa lánh.
Người Việt đang truyền thụ cả nỗi sợ hãi của mình
cho nhau, sang con cháu. Vô trách nhiệm với tương lai. Trong một xã hội mà người
cộng sản đã thành công trong việc cai trị khiến cả nước chỉ là đám đông sợ hãi,
dễ bảo.
Cần những con người can đảm
Văn Đức, chủ một doanh nghiệp với khoảng ba chục
công nhân. Hắn quý bởi anh dám lên tiếng, không ngại ủng hộ cho tiếng nói tự
do, dân chủ. So với những người bạn khác của hắn, vật chất anh chưa bằng. Tuy
nhiên, thái độ của anh thì đám bạn giàu có, chủ doanh nghiệp to, làm chức bự,
được đi đây đi đó chưa thể có được.
Văn Đức, hay người dám lên tiếng như doanh nhân Lê
Hoài Anh trên đất nước Việt Nam tiếc lại không có nhiều.
Tại Việt Nam người có điều kiện vật chất, có ảnh hưởng
đến người khác từ trí thức, đến doanh nhân không mấy người quan tâm đến tự do,
dân chủ. Đa số họ luôn cùng giọng với chính quyền.
Với nhiều doanh nhân, chính quyền càng độc đoán họ dễ
dàng kiếm tiền dễ dàng hơn. Bởi sự tham lam luôn biết kết thân với quan chức,
chính quyền để chi phối chính sách, quy hoạch, trong vô số lỗ hổng của hệ thống
cầm quyền.
Khi hắn ngỏ ý với người bạn đang nắm vị trí to ở một
ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam lên tiếng cho những bất cập của xã hội sẽ
có sức ảnh hưởng tốt hơn. Anh bạn phải thật thà : "Biết làm thinh để còn
đường sống Ánh ơi !". Người có quyền, có tiền ở Việt Nam đưa lý do chính
đáng, bởi khi họ lên tiếng sẽ bị chính quyền gây khó khăn trong công việc.
Và khi có tài sản trong tay, nếu không muốn sống
trên quê hương, họ dễ dàng tìm đường định cư ở một quốc gia tự do nào đó. Hay
ít ra cũng chọn cách lĩnh hội được sự giáo dục, tiện nghi, văn minh ở đất nước
dân chủ.
Giới chủ ở Việt Nam chưa thể như Hồng Kông sẵn sàng
đóng cửa doanh nghiệp để nhân viên đi biểu tình. Càng thiếu người như tỷ phú
Jimmy Lai, sẵn sàng đồng hành với đa số dân chúng đối đầu với Bắc Kinh.
Việt Nam cần những trí thức dám lên tiếng phản biện
như Trần Đức Anh Sơn, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Ngọc Chu... Đất nước cũng không
thể thiếu những doanh nhân đầy khát vọng làm giàu một cách công bằng, tạo công
ăn việc làm, trao cơ hội phát triển cho nhiều người. Và quốc gia rất cần trách
nhiệm công dân của họ đưa dân tộc Việt vào con đường tự do, dân chủ, văn minh.
Võ
Ngọc Ánh
(18/10/2019
No comments:
Post a Comment