Hiến pháp năm 2013 tại Điều 31, khoản 4 quy định:
Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự
bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Và tại Điều 103, khoản 7 quy định: Quyền bào chữa của
bị can, bị cáo được bảo đảm.
Vậy nhưng khốn thay, Bộ luật tố tụng hình sự, một
văn bản pháp lý cấp thấp hơn Hiến pháp lại có quy định lược bớt, tước bỏ một phần
quyền bào chữa của bị can. Cụ thể tại Điều 74 quy định về thời điểm người bào
chữa tham gia tố tụng:
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội
xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định
để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Quy định này là vi hiến, trái ngược với Hiến pháp,
xâm phạm quyền được bào chữa của công dân.
Mặc dù vậy đây cũng không phải là quy định có tính
chất ấn định cứng mà trao quyền tùy nghi cho cơ quan Viện kiểm sát áp dụng
trong những trường hợp cần giữ bí mật điều tra.
Song thực tế còn tồi tệ hơn, lâu nay quy định này lại
bị các cơ quan tố tụng vận dụng triệt để, biến nó thành một lối làm việc cứng
nhắc, không cho luật sư tham gia bào chữa trong quá trình điều tra các vụ án có
tính chất chính trị.
Nhiều vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi của
các bị can thực hiện một cách công khai, như viết bài viết báo bày tỏ quan điểm,
xuống đường biểu tình, nhưng các cơ quan tố tụng vẫn viện lý do cần giữ bí mật
để khước từ luật sư bào chữa.
Ví như trường hợp này của cô gái Đoàn Thị Hồng, có
con nhỏ 3 tuổi. Cô Hồng đã tham gia biểu tình hồi năm ngoái phản đối dự luật đặc
khu và luật an ninh mạng, sau đó đã bị bắt giữ về tội phá rối an ninh. Hành vi
của cô Hồng công khai nhưng luật sư vẫn bị khước từ cho tham gia bào chữa ở
giai đoạn điều tra vì lý do cần giữ bí mật.
Cô Đoàn Thị Hồng và
con gái 3 tuổi.
Mặt khác, pháp luật hiện nay quy định một danh mục rất
rộng các hành vi bị coi là xâm phạm an ninh quốc gia, nhiều hành vi thực chất
chỉ là bày tỏ quan điểm chính kiến không có bạo lực cũng bị cho là phạm tội.
Nhiều người chỉ vì thực hiện các quyền của công dân
theo Hiến pháp như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền biểu tình nhưng
cũng bị quy buộc là tội phạm.
Những điều đó cộng hưởng với nhau tạo ra một số lượng
rất lớn các bị can bị đối xử bất công không được luật sư bào chữa, làm mất đi
giá trị của luật pháp nghiêm chính, dẫn đến tình trạng công lý cụt què.
Liên đoàn luật sư Việt Nam cần quan tâm và có trách
nhiệm lên tiếng thúc đẩy thay đổi cơ chế tư pháp què quặt này, bảo vệ quyền
hành nghề cho luật sư thành viên, bảo vệ quyền bào chữa của công dân theo Hiến
pháp. Nếu không thì còn để tình trạng này kéo dài đến bao giờ.
No comments:
Post a Comment