23/10/2019
Nhiều cơ quan ngôn luận trong hệ thống truyền thông
của “đảng ta” vừa dịch - giới thiệu rộng rãi câu chuyện mà ông Terry Branstad –
Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc kể với AP (1)…
Theo đó, các viên chức ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc:
Muốn gặp bất kỳ ai ở Trung Quốc (từ viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền của Trung Quốc đến học giả, sinh viên,…) cũng phải… xin phép và thường
thì không… được phép! Thậm chí trên đường đến một quán cà phê tại Tây Tạng, các
viên chức ngoại giao Mỹ còn bị chặn lại, chờ an ninh Trung Quốc vào quán cà phê
lọc lựa – dặn dò khách không được trò chuyện với người Mỹ xong, các viên chức
ngoại giao Mỹ mới được bước vào!..
Sở dĩ ông Branstad phải lên tiếng về thân phận của
các viên chức ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc vì Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa cáo buộc
chính phủ Mỹ vi phạm các điều ước và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngoại
giao. Tuần trước, chính phủ Mỹ loan báo, kể từ 16 tháng 10, các viên chức ngoại
giao đại diện cho Trung Quốc tại Mỹ phải báo trước cho chính phủ Mỹ kế hoạch của
họ nếu họ có ý định tiếp xúc các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền của Mỹ hoặc các học giả, các cơ sở nghiên cứu... tại Mỹ.
Trong lĩnh vực ngoại giao, chưa có viên chức ngoại
giao đại diện cho quốc gia nào tại Mỹ bị chính phủ Mỹ khống chế hoạt động theo
kiểu như thế. Bộ Ngoại giao Mỹ đã thay mặt chính phủ Mỹ giải thích tại sao: Mỹ
xử sự khác thường như vậy vì muốn Trung Quốc thay đổi cách đối xử với các viên
chức ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc. Từ nay, Trung Quốc đối xử với các viên chức
ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc như thế nào thì Mỹ cũng sẽ đối xử với các viên chức
ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ… y như vậy!
Theo ông Brandstar thì yêu cầu mà chính phủ Mỹ vừa đặt
ra với các viên chức ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ tuy khác thường nhưng chưa thấm
vào đâu so với cách mà Trung Quốc đối xử với các viên chức ngoại giao Mỹ ở
Trung Quốc. Sắp tới, có thể chính phủ Mỹ sẽ tiến thêm một bước: Yêu cầu các tổ
chức, công dân Trung Quốc tại Mỹ phải đăng ký với chính quyền Mỹ theo qui định
về đăng ký làm đại diện cho ngoại quốc, nếu những tổ chức, công dân đó có liên
quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu ý tưởng vừa kể được thực thi, Mỹ chỉ
là quốc gia thứ hai làm điều đó. Sau khi phát giác chính phủ Trung Quốc sử dụng
nhiều tổ chức, cá nhân, tiếp cận các chính trị gia của Úc để tác động tới việc
hoạch định chính sách của Úc theo hướng có lợi cho Trung Quốc, cuối năm ngoái,
Úc đã chính thức yêu cầu tất cả tổ chức, cá nhân mà hoạt động nhằm gây ảnh hưởng
đến chính trường Úc theo hướng có lợi cho một chính phủ ngoại quốc, phải đăng
ký tư cách đại diện cho chính phủ đó.
Từ trước đến nay, quan hệ giữa các quốc gia, trong
đó có ngoại giao, luôn theo phương thức “có qua, có lại”. Cách đối xử của chính
phủ Mỹ đối với các viên chức ngoại giao Trung Quốc, đại diện cho chính phủ
Trung Quốc tại Mỹ có thể chỉ là bước khởi đầu cho việc thay đổi cách đối xử với
các viên chức ngoại giao đại diện cho chính phủ Trung Quốc trên… toàn thế giới,
theo đúng cách chính phủ Trung Quốc đối xử với các viên chức ngoại giao đại diện
cho các chính phủ không cộng sản trên lãnh thổ Trung Quốc.
Nhiều người tin rằng, không sớm thì muộn, có muốn
hay không, Trung Quốc cũng sẽ phải thay đổi cách đối xử với những viên chức ngoại
giao đại diện cho chính phủ các quốc gia khác trên lãnh thổ Trung Quốc. Nếu các
viên chức ngoại giao đại diện cho Trung Quốc trên khắp thế giới bị đối xử y hệt
như đồng nghiệp tại Trung Quốc, “thể chế ưu việt” của Trung Quốc sẽ trở thành
trò cười, nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi vị thế, gia tăng ảnh hưởng trên
chính trường quốc tế sẽ là ảo vọng.
Dường như luận điệu mà các chính phủ cộng sản biện bạch
cho việc hành xử khác đời, khác người và lý giải đó là… bản sắc, đặc điểm riêng
đã tới lúc hết xài!
***
Trước nay, nhận thức và cách hành xử của hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam luôn y hệt Trung Quốc, cả trong lĩnh vực
ngoại giao và lối biện bạch, phản bác.
Cho dù từng phải thoái bộ vì thiếu sòng phẳng nhưng
chính phủ Việt Nam chưa tỉnh. Việt Nam cũng giống Trung Quốc: Chỉ ưa… nặng!
Giữa thập niên 2000, khi nhận lại visa cho phép nhập
cảnh Mỹ, công dân Việt Nam luôn nhận thêm một lá thư, nội dung cho biết, chính
phủ Việt Nam thiếu sòng phẳng khi cấp visa cho công dân Mỹ và công dân Việt Nam
nên nhắc chính phủ của mình phải sòng phẳng vì điều đó có lợi cho tất cả mọi
người, kể cả chính họ! Tuy nhiên nhắc nhở này không hiệu quả. Thêm mười năm nữa,
khi Mỹ chuẩn bị áp dụng phương thức “có qua, có lại” trong cấp visa cho công
dân Việt Nam, việc cấp visa cho công dân Mỹ mới thay đổi.
Tuy Mỹ thường cấp cho công dân Việt Nam visa có thời
hạn một năm, đương sự được phép ra vào nhiều lần, mỗi lần nhập cảnh được cư trú
đến sáu tháng nhưng đến năm 2015, Việt Nam mới dỡ bỏ việc khống chế visa dành
cho công dân Mỹ (chỉ trong vòng ba tháng và không chấp nhận gia hạn cư trú).
Thay đổi chỉ diễn ra khi Mỹ chuẩn bị thực hiện “có qua, có lại” - cấp cho công
dân Việt Nam loại visa mà giá trị sử dụng hạn chế y như visa Việt Nam cấp cho
công dân Mỹ (2).
Vì một số lý do, nhiều cơ quan ngôn luận trong hệ thống
truyền thông của “đảng ta” tỏ ra hết sức hào hứng với những qui định mà chính
phủ Mỹ vừa áp dụng đối với các viên chức ngoại giao đại diện cho chính phủ
Trung Quốc trên lãnh thổ Mỹ, thậm chí hết sức hoan hỉ khi Mỹ công bố lệnh trừng
phạt đối với hàng loạt cá nhân là viên chức, tổ chức, bao gồm cả doanh nghiệp ở
Trung Quốc dính líu đến việc đàn áp các sắc tộc thiểu số, tín đồ Hồi giáo tại
Tân Cương (3)…
Thái độ đó không sai nhưng hình như chưa… đủ. Vì
“tình hữu ái giai cấp” các cơ quan ngôn luận trong hệ thống truyền thông của “đảng
ta” nên nhắc những “đồng chí” của mình “trông người, ngẫm ta”. “Ta” đối xử với
các viên chức ngoại giao đại diện cho nhiều xứ khác trên lãnh thổ của “ta” cũng
chẳng tử tế gì hơn, nhất là khi họ muốn tiếp xúc với các cá nhân tranh đấu cho
dân chủ, nhân quyền. Về tính chất cũng như mức độ tàn bạo khi đàn áp đồng bào,
“ta” cũng chẳng kém gì Trung Quốc.
Khi sòng phẳng, “có qua, có lại” vẫn là phương thức
chung trong quan hệ với phần còn lại của nhân loại, liệu “ta” có may mắn hơn
Trung Quốc, tránh được hậu quả? Khó lắm!
----------------------------------
Chú
thích
No comments:
Post a Comment