Nhiều bạn hỏi tôi là bao giờ Đảng Cộng Sản Trung Quốc
(tôi thường gọi là Trung Cộng để phân biệt với người dân Trung Quốc nói chung)
sụp đổ.
Tôi thường làm các bạn ấy buồn khi nói rằng việc ấy
không thể xẩy ra trong vòng hai chục năm tới. Đấy là một chủ đề tôi rất quan
tâm. Có lẽ tôi đã nghe chừng mấy chục cuộc hội thảo của các học giả về kinh tế,
chính trị, chính sách đối ngoại ở nước ngoài bàn về vấn đề này. Sách viết về vấn
đề này cũng nhiều không phải bây giờ mà từ năm 2002 trở lại đây.
Trước hết phải nói cho rõ để các bạn hiểu là tôi
cũng mong chờ điều ấy biết bao, nhưng tôi khác các bạn là không chỉ mong chờ mà
tôi còn tìm hiểu ráo riết về vấn đề ấy. Ta phải học để có nhận thức đúng đắn với
thực tế, để không mơ hồ, để tìm con đường cải thiện thực tế.
Trung Quốc rất khó sụp đổ bởi những yếu tố sau:
1. Về kinh tế Trung Quốc không phải theo mô hình cộng
sản nữa, nếu Trung Quốc mà cứng nhắc theo mô hình cộng sản cũ là kinh tế kế hoạch
hoá tập trung thì sự sụp đổ là chắc chắn. Giờ Trung Quốc cho phát triển kinh tế
tư nhân, trong ấy những tập đoàn kinh tế của nhà nước có sự bảo hộ của nhà nước.
Điều này có cái hay và cái dở riêng, để viết về điều này thì cần có một bài
riêng.
2. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là rất đáng
kinh ngạc. Đưa mấy trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, tầng lớp trung lưu
tăng nhanh chóng. Các học giả luôn bàn về cái mốc khi nền kinh tế của Trung Quốc
vượt qua Mỹ và những nhà lãnh đạo của Mỹ cũng sợ nhất điều này bởi nó đánh vào
lòng kiêu hãnh của người Mỹ. Bản thân tôi cũng sợ nhất điều này. Thằng hàng xóm
to xác bẩn tính mà những kẻ thân giặc ở xứ xở này thì đông vô kể, sự hèn nhát của
dân Việt Nam cũng là phổ biến bởi sự thoái hoá về tinh thần nòi giống.
3. Các bạn nhìn cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và
hy vọng, nhưng đã là cuộc chiến thì ai cũng bị đau, câu hỏi đặt ra là Mỹ chịu
được đau đến thế nào để quyết knock out đối thủ. Bỏ dở giữa chừng thì không đi
đến đâu mà quyết đấu thì cũng đau thấy mồ. Trong khi ấy nhiều kẻ sẽ “toạ sơn
quan hổ đấu” đục nước béo cò mà vươn lên.
4. Lãnh đạo của Trung Quốc rất giỏi. Tôi ghét Tập Cận
Bình bởi Trung Cộng đã và đang xâm lược nước ta nhưng sự thật vẫn là sự thật. Tập
luôn đề cao giấc mơ Trung Hoa là bá chủ thế giới, Tập có ý tưởng táo bạo và to
lớn là Một Vành Đai Một Con Đường, Tập khơi dậy được ý chí, lòng nhiệt tình
trong mọi tầng lớp xã hội, từ người nông dân tới tầng lớp trung lưu giầu có ở
Trung Quốc. Giới trẻ Trung Quốc rất tin tưởng vào lãnh đạo của họ. Điều này
lãnh đạo Việt Nam không làm được. Họ không đủ trí tuệ và gương sáng về đạo đức
để đốt lên ngọn lửa dân tộc.
Tập quyết liệt trong chống tham nhũng, năm sau số
người bị bắt vì tham nhũng cao hơn năm trước. Theo tiến sỹ Elizabeth Economy
thì trong năm 2017 số vụ bắt bớ vì tham nhũng là 500.000. Tôi không tin con số
này, đã google mà chưa tìm ra, nhưng có thể là đúng. Lãnh đạo của Trung Quốc phải
trải qua một quá trình sàng lọc nghiêm túc, họ trọng người tài chứ không theo
kiểu tuyển chọn dựa trên thân hữu “đồng chí này là con đồng chí nào” như ở Việt
Nam.
Viết người để ngẫm về ta, để nhắc các vị lãnh đạo Việt
Nam rằng sự cải tổ mạnh mẽ về cách quản lý xã hội là cần thiết. Rồi đây thằng
hàng xóm to xác kia sẽ còn lớn mạnh hơn nữa và sự bắt nạt của nó còn trâng tráo
hơn nữa. Nó lớn mạnh không có nghĩa là ta phải uốn mình theo nó mà ta phải tìm
mọi cách để đưa đất nước đi lên, để đủ sức tự vệ.
Hãy vứt bỏ những dạng cán bộ hay lãnh đạo chỉ biết
hót những lời có cánh mà rỗng không về trí tuệ đi. Hãy trọng người tài, những
người có trí tuệ xuất sắc, có lòng yêu nước cháy bỏng, mạnh mẽ về tính cách để
có thể đưa đất nước thành một chủ thể mạnh mẽ có thể chống chọi lại kẻ thù quá
to, quá nguy hiểm như Trung Quốc.
Còn các bạn đã đặt câu hỏi cho tôi. Tôi hy vọng biết
bao là mình sai và Trung Cộng sẽ sụp đổ nhưng ta cần nhìn vào thực tế để hành động
hợp lý. Hơn bao giờ hết, tôi thấy buồn bởi con người Việt Nam sau bao cuộc chiến
đã trở thành một giống loài an phận, ích kỉ và khôn lỏi.
Lỗi này là bởi những người lãnh đạo, họ đã không đủ
ánh sáng trí tuệ, lòng yêu nước cháy bỏng và tính cách mạnh mẽ để khiến cả trăm
triệu con tim Việt cùng đập một nhịp, trái lại họ sợ sệt và hèn yếu, sợ cả những
tiếng nói yêu nước của người dân, sợ ý kiến thẳng thắn. Tư tưởng của họ tù
túng, nó thể hiện ở nền giáo dục giả tạo, đầy hình thức mà không khai phóng, cởi
bỏ sức sáng tạo và ý chí của con người.
Tôi chịu học nhưng kiến thức có hạn, do vậy nếu có
điều không đúng, các bạn có thể góp ý.
No comments:
Post a Comment