Friday, 18 October 2019

BẢN TIN NGÀY 18/10/2019 (Báo Tiếng Dân)




18/10/2019

BÀI MỚI
18/10/2019
18/10/2019
18/10/2019
18/10/2019
18/10/2019
18/10/2019
18/10/2019
17/10/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 18/10/2019

Vụ bán nước kèm khuyến mãi dầu nhớt cho dân Hà Nội

Diễn biến mới vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà: Khởi tố vụ án hình sự tội gây ô nhiễm môi trường, VOV đưa tin. Ngày 16/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, liên quan đến hành vi đổ trộm dầu thải khiến Nhà máy nước mặt sông Đà bị ô nhiễm dầu và gây khủng hoảng nước sạch cho hàng vạn người dân thủ đô Hà Nội.
Điều tra bước đầu, lực lượng chức năng xác định điểm bị đổ trộm dầu thải là ở xóm Mon, xã Phúc Tiến, cách Nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 5km. Dầu thải từ vị trí này tràn xuống khe suối Trầm, rồi dẫn vào hồ Đầm Bài, là khu vực trữ nguồn nước cho nhà máy. Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn đã vận động người dân cung cấp thông tin về đối tượng đổ trộm dầu thải.

Dòng suối Trầm đen ngòm sau khi bị đổ trộm dầu thải. Ảnh: Việt An/VOV

Dù cấp nước bẩn cho dân Thủ đô, lãnh đạo Viwasupco không xin lỗi, nói ‘chúng tôi là nạn nhân thiệt hại nhất’, theo VTC. Trong cuộc họp báo do UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức chiều 17/10, ông Bùi Đăng Khoa, PGĐ Công ty nước sạch Sông Đà (Viwasupco), phát biểu: “Khi có kết luận chính thức mới bàn đến việc xin lỗi… Đối với vấn đề thiệt hại, chúng tôi là nạn nhân thiệt hại nhất, mong cơ quan điều tra sớm tìm ra thủ phạm”.

VOV đặt câu hỏi: Nước sông Đà bẩn sao vẫn bán cho dân? Một người dân sống tại tầng 24 tòa nhà HH1B, khu chung cư Linh Đàm, cho biết: “Từ hôm nước có mùi lạ, đến khi cắt nước tôi không hề nhận được một thông báo nào của chính đơn vị cấp nước. Sáng nay có hỏi bảo vệ thì mới biết có thể tòa nhà tôi ở sớm nhất chiều nay không thì đến ngày mai mới có nước”.

Là nhà cung cấp sản phẩm, thu tiền nước hàng tháng, nhưng lãnh đạo Cty Sông Đà có thái độ xem thường tính mạng người dân. Khi sự cố xảy ra, biết nước bẩn, nhưng họ không chịu dừng cung cấp nước, cũng không khuyến cáo người dân, để mặc người dân xài nước nhiễm dầu, thế nhưng lãnh đạo Sông Đà vẫn lấp liếm, không nhận lấy trách nhiệm của mình, cũng không thèm mở miệng xin lỗi dân! Vì sao những người coi thường dân như vậy vẫn được phép điều hành hệ thống cung cấp nước, có lẽ người dân phải cần tìm câu trả lời cho câu hỏi này.



Zing dẫn lời một người Hà Nội: ‘Các bác giảng hòa với bố tôi để tới tắm nhờ’. Gia đình này vốn có mâu thuẫn, nhưng nhờ… khủng hoảng nước sạch mà lại hòa thuận: “Đầu năm nay bố và bác cãi cọ vài chuyện gia đình, hai nhà giận nhau từ đó. Hóa ra sự cố mất nước lại giúp gia đình mình giảng hòa”. Người bác trong câu chuyện này thừa nhận, cuộc sống của họ đã tới chỗ “không ăn – không tắm – không vệ sinh”.




Tin môi trường

Lực lượng chức năng huyện Nhà Bè bắt quả tang công ty giặt ủi xả nước thải ra sông Soài Rạp, Zing đưa tin. Công ty Monarch Laundry không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận và không bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy nhưng đã để nước thải sản xuất lẫn sinh hoạt thoát ra sông Soài Rạp.

Đoàn liên ngành huyện Nhà Bè đã lập biên bản và yêu cầu Công ty Monarch Laundry dừng xả nước thải không qua xử lý ra môi trường; tháo dỡ máy bơm, đường ống bơm nước thải nối từ máy giặt ra ống cống và lấy mẫu nước thải và khí thải đưa đi xét nghiệm.

VietNamNet có bài: 3 ngày mưa xối xả, rác chất đống cả bờ biển Đà Nẵng. Chiều 17/10, “hơn 5km bờ biển ở hai quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà (Đà Nẵng) ngập rác thải. Rác chủ yếu là cành cây khô, chai nhựa, bao nylon… Ở Đà Nẵng, hệ thống thu gom nước mưa đang dùng chung với gom nước thải sinh hoạt, dẫn đến hệ quả trời mưa to là nước thải và rác lại tràn ra biển”.

Rất nhiều chất thải nhựa như chai nước, chén bát tiện lợi, túi nylon… Ngay cạnh cống xả thải Mỹ Khê, rác xếp lớp, xung quanh là nước thải đen ngòm. Nguồn: VNN


Cha say xỉn đánh và đòi giết con nhỏ

Cư dân mạng phẫn nộ, chia sẻ clip “người cha đánh con nhỏ”, trong đó một người đàn ông có vẻ say xin, đã dùng tay tát liên tục vào mặt đứa bé khoảng 3 tuổi. Mời xem clip:

Đứa bé khóc lớn nhưng người cha không dừng lại, đến khi một người phụ nữ chạy qua nhờ hàng xóm sang can thiệp. Clip cho thấy, một người đàn ông ở trong xóm chạy qua khuyên can người đàn ông này, bảo đừng đánh con nữa, lúc đó anh ta mới dừng tay.

Được biết, clip ghi lại cảnh người cha đánh con xảy ra khoảng 2 năm trước, thế nhưng clip mới được đưa lên mạng hai ngày qua. Sau khi được chia sẻ, cư dân mạng phẫn nộ, đã tìm tới nhà người cha này “xử tội”. Khi họ tới, căn nhà đã được khóa trái, những người tìm tới đã cưa khóa, xông vào nhà đánh đập người cha. Mời xem clip:

Chuyện người cha đánh con là vi phạm luật, anh ta phải chịu sự trừng phạt của luật pháp. Thế nhưng, cư dân mạng đã tự tìm tới nhà anh ta, cưa khoá cửa, xông vào nhà, bắt giữ và đánh đập anh ta, tự cho mình cái quyền thay mặt luật pháp để xử anh ta. Những người này phạm tội xâm phạm gia cư bất hợp pháp, cũng như tội hành hung, đánh đập người khác. Đất nước vắng bóng luật pháp, nên luật rừng lên ngôi, con người hành xử với nhau như thời kỳ hoang dã.


Tiếp tục xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La

Diễn biến mới vụ gian lận điểm thi tại Sơn La: Các nhân chứng đồng loạt phủ nhận việc nhờ nâng điểm, trang Kinh Tế Đô Thị đưa tin. Ngày 17/10, cũng là ngày xét xử thứ 3 của phiên tòa xử vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Sơn La, “đồng loạt các nhân chứng đều khai nhận chỉ nhờ các bị cáo trong vụ xem điểm chứ không nhờ nâng điểm”.

Bài báo dẫn ra trường hợp ông Lê Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Sơn La kể rằng, do quen biết ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng phòng THPT Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La và Nguyễn Minh Khoa, Phó phòng PA03 Công an Sơn La nên đã nhờ hai ông này “xem điểm trước cho con”. Mặc dù chỉ được “nhờ xem điểm”, nhưng con và cháu ông Bình lại được nâng điểm!

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Lòng tốt ‘quái dị’ trong vụ gian lận điểm ở Sơn La. Nhờ có lòng tốt “quái dị”, các cán bộ, đảng viên chỉ nhờ “xem điểm” nhưng con em họ lại còn được nâng, sửa điểm, như trường hợp ông Lê Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Sơn La khẳng định chỉ nhờ hai đối tượng trung gian “xem điểm” giúp, nhưng con trai và cháu của ông Bình lần lượt được nâng 8,3 và 3 điểm, để đủ điều kiện xét tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân.

Infonet dẫn lời cựu PGĐ Sở GD&ĐT Sơn La: “Tôi bị ép cung dẫn đến khủng hoảng tinh thần”.  Trả lời HĐXX chiều 17/10, bị cáo Trần Xuân Yến cho rằng, ông bị ép cung: “Một buổi lấy lời khai khác, sau khi đọc xong biên bản hỏi cung, tôi thấy ghi không đúng nên đã đề nghị điều tra viên ghi lại cho đúng, nhưng họ không ghi lại mà yêu cầu tôi tự ghi bổ sung”. Ông Yến cũng khẳng định chỉ đưa danh sách thí sinh cho cấp dưới để “xem điểm”, chứ không chỉ đạo nâng điểm.

Chuyện ông Yến và hàng loạt phụ huynh mua điểm, đã chế tác ra câu chuyện chỉ “nhờ xem điểm” thì đã rõ. Vấn đề là chuyện an ninh ép cung từ lâu thường bị các tuyên truyền của chế độ một mực phủ nhận, thì nay một quan chức Sở GD&ĐT Sơn La đã thừa nhận.

Nguyên Phó phòng PA03 Công an Sơn La đi khỏi nơi cư trú khi bị tòa triệu tập, theo báo Dân Trí. Chủ tọa phiên tòa xác nhận, ông Nguyễn Minh Khoa, cựu Phó phòng PA03 Công an tỉnh Sơn La không có mặt tại tòa, đã đi khỏi nơi cư trú dù có quyết định dẫn giải đến phiên xử. Theo cáo trạng, ông Khoa là người gửi thông tin của 5 thí sinh cho các bị cáo trong vụ án, để nhờ xem trước điểm thi, sau đó các thí sinh này đều được nâng điểm.

Vụ bà Lê Thị Dung, cựu đội phó, thuộc Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hà Giang nói trước tòa: “Bị cáo nhờ nâng điểm để… tạo phúc“, báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: ‘Tạo phúc’: dối trá hay trung thực? “Bà Dung có biết rằng để ‘tạo phúc’ cho bà, cho 20 thí sinh và 12 người nhờ vả, bà đã lấy đi cơ hội vào đại học của ít nhất từng ấy thí sinh, niềm hi vọng của biết bao gia đình khác. Vậy bà đang ‘tạo phúc’ hay gây họa?

Báo Tiền Phong đưa tin: Chủ mưu nâng điểm cho 106 thí sinh ở Hà Giang bị đề nghị 8-9 năm tù. Phía VKS đề nghị tòa tuyên bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, chủ mưu can thiệp, nâng điểm cho các thí sinh mức án 8-9 năm tù. Còn người trực tiếp nâng điểm là bị cáo Vũ Trọng Lương mức án 7-8 năm tù. 

Theo đại diện VKS, “bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương, Viện KSND có đủ cơ sở kết luận 2 bị cáo đã bàn bạc, thống nhất với nhau để nâng điểm môn trắc nghiệm. Nguyễn Thanh Hoài là chủ mưu, khởi xướng và là người đưa danh sách 93 thí sinh cần nâng điểm cho Lương trực tiếp can thiệp, nâng điểm. Ngoài ra bị cáo Lương còn nhận nâng giúp 14 thí sinh khác”.

Xét xử vụ án gian lận thi cử ở Hà Giang kéo dài thêm hai ngày, theo báo Giáo Dục VN. Phó Chánh án TAND tỉnh Hà Giang, thẩm phán Vương Thị Thu Hà thông báo, phiên tòa này vốn dự kiến kết thúc vào ngày 16/10, nhưng do số lượng người tham gia tố tụng đông và có nhiều nội dung cần phải làm rõ, sẽ phải kéo dài thêm 2 ngày, tới ngày 18/10.

Bài báo lưu ý, “tòa đã triệu tập 178 người làm chứng nhưng vắng mặt có đơn 82 người, không có lý do 19 người. Trong số những người vắng mặt có ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang, bà Phạm Thị Hà vợ ông Triệu Tài Vinh”.





Tin giáo dục

Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh, ở ấp Tường Thắng A, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, Bạc Liêu đã tạm đình chỉ đứng lớp cô giáo quăng vở học sinh xuống đất, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Trong bản tường trình, cô giáo N.T.T thừa nhận, vào tháng 9/2019, cô chấm bài học sinh và bỏ ba quyển vở xuống bục giảng nhưng “không cố tình làm như vậy”: “Qua sự việc hôm nay, tôi nhận thấy tôi làm chưa tốt. Tôi xin hứa và khắc phục từ nay về sau không tái phạm nữa”.

Lại thêm lời hứa hẹn: Bộ Giáo dục quyết tâm đưa Lịch sử thành môn học hấp dẫn, hữu ích với học sinh, theo báo Giáo Dục VN. Ngày 15/10/2019, tại TP HCM, Bộ GD&ĐT đã tổ chức lớp bồi dưỡng về giáo dục Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông cho giáo viên của 32 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Hữu Độ tuyên bố, “sẽ phải tạo ra động lực được thực sự từ bên trong, để học sinh tìm đến môn học, yêu thích môn học này”.

“Động lực” duy nhất có thể thay đổi tình hình dạy học môn Lịch sử tại VN, lại là thứ mà các cán bộ CSVN không thể có được, đó là thái độ thẳng thắn nhìn nhận lịch sử, dạy học sinh sự thật về lịch sử bằng cách chấp nhận vai trò của các đảng phái không phải đảng CSVN ở miền Bắc trước năm 1945, vai trò của chính phủ Trần Trọng Kim và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa…



***



***







No comments:

Post a Comment

View My Stats