12/10/2019
BÀI MỚI
12/10/2019
12/10/2019
12/10/2019
11/10/2019
*
*
BẢN TIN NGÀY 12/10/2019
Tướng Nguyễn Từ Huấn,
Phó Đề đốc người Mỹ gốc Việt đầu tiên
Theo trang web của Bộ Tư lệnh Hệ thống Kỹ thuật Hải quân Mỹ (NAVSEA)
đưa tin, trưa hôm qua, Phó Đô Đốc Thomas Moore, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hệ thống Kỹ
thuật Hải quân Mỹ, chủ trì buổi lễ gắn lon và vinh thăng Phó Đề đốc cho tướng
Nguyễn Từ Huấn. Ông Huấn là người Mỹ gốc Việt đầu tiên làm Phó Đề đốc trong Hải
quân Mỹ.
Buổi lễ được tổ chức long trọng tại Viện Bảo tàng và
Trung tâm Di sản Hải quân Hoa Kỳ (US Navy Memorial and Heritage Center) ở
Washington, D.C. Phó Đô Đốc Thomas Moore phát biểu: “Hôm nay chúng tôi sẽ
chào đón sĩ quan Hải quân Mỹ gốc Việt đầu tiên được thăng hàm cấp tướng. Và đó
là một sự kiện trọng đại”.
Tân Phó Đề đốc Nguyễn
Từ Huấn (trái) và Phó Đô Đốc Thomas Moore. Nguồn: NAVSEA
Ông Nguyễn Từ Huấn là người duy nhất sống sót trong
đợt Việt Cộng sát hại cả gia đình ông hồi Tết Mậu Thân. Bố ông là Trung
tá thiết giáp Nguyễn Tuấn (sau khi chết được thăng hàm đại tá),
cùng mẹ và năm người anh, chị, em, cậu ruột của ông Tuấn đã bị Nguyễn Văn Lém
(tức Bảy Lốp) giết chết.
Cậu bé Huấn khi đó mới 9 tuổi, đã được gia đình người
chú và thím là ông Nguyễn Tú và bà Kim Chi cưu mang. Đến năm 1975, ông cùng gia
đình người chú sang Mỹ định cư.
Mời xem clip của VOA: Cộng đồng
Việt tại Mỹ tự hào có thêm một vị tướng Hải quân:
Mời đọc thêm: Nguyễn
Từ Huấn trở thành phó đề đốc Mỹ gốc Việt đầu tiên (BBC). – Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn ‘hân hạnh là người Mỹ gốc Việt đầu
tiên đeo quân hàm cấp tướng trong Hải quân Mỹ’ (VOA). – Tướng Nguyễn Từ Huấn – phó đề đốc Hải Quân Hoa Kỳ gốc Việt đầu
tiên (NV). – Tướng Hải quân Hoa kỳ gốc Việt Nguyễn Từ Huấn tri ân bố mẹ bị
thảm sát trong Biến cố Mậu Thân (RFA). Clip: Tướng Hải
quân Hoa kỳ gốc Việt tri ân bố mẹ bị thảm sát Mậu Thân 1968 (RFA).
Tin nhân quyền
RFA đưa tin: Tù chính trị Nguyễn Ngọc Ánh ‘bị đánh đến bất tỉnh trong tù’.
Ông Ánh quê ở Bến Tre, là một nhà hoạt động môi trường, đã bị bắt hồi tháng
6/2019 và bị kết án 6 năm tù, 5 năm quản chế, tội “Làm, tàng trữ, phát tán,
tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam”, hiện đang bị hành hạ trong tù.
Ngày 11/10, bà Nguyễn Thị Châu, vợ ông Ánh cho biết: “Hồi
sáng tôi lên đến trại tạm giam là 9 giờ kém, đến 9 giờ hai mẹ con được mời vô gặp
bố. Vừa ngồi xuống thì tôi thấy chồng đi ra mà anh đi không nổi, một chân đi một
chân lết mà tay anh lại chống lên cái chân đứng trụ”. Bà Châu dẫn lời chồng
cho biết, chồng bà đã bị nhốt chung với tù hình sự và bị chúng đánh đập.
Bà Châu kể: “Sau đó chồng tôi xin được thăm
khám thì ở trại người ta không cho. Họ cũng không bắt tù hình sự kia đi kỷ luật
hay khởi tố gì hết mà bắt chồng tôi đi ra ở một phòng như biệt giam. Không cho
nước sôi, không cho đọc báo, không cho xem TV, không cho nghe đài gì hết. Chỉ
quanh quẩn ở phòng đó. Trong khi đó anh bị đau, đi không được, tức là anh ấy
không tự vệ sinh cho mình được mà anh ấy phải chịu đựng như vậy”.
Chuyện xảy ra ở xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh,
Long An: Trưởng công an xã nổ súng, đạn xuyên thủng bụng người dân,
theo báo Thanh Niên. Ngày 11/10, ông Trần Văn Trước, Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh
xác nhận, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đang trực tiếp thụ lý điều tra vụ
ông Trần Văn Công bị công xã bắn. Vụ việc xảy ra vào chiều 4/10, tổ Công an xã
Nhơn Hòa Lập tuần tra trên tuyến kênh Thanh Niên, do thiếu tá Đặng Văn Em chỉ
huy, cùng 2 công an viên tham gia, thì phát hiện xuồng của ông Công chích điện
bắt cá.
Phía công an khẳng định họ chỉ bắn “chỉ thiên” nhưng
nạn nhân đã bị trúng đạn vào bụng! “Vào thời điểm xảy ra vụ việc, dù
phát hiện có người trúng đạn nhưng xuồng máy của công an xã vẫn rời hiện trường,
không hỗ trợ đưa nạn nhân đi bệnh viện”.
Ông Công được đưa đến
Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu và vết thương do bị đạn bắn (ảnh nhỏ). Ảnh: Khôi
Nguyên/TN
Mời đọc thêm: Công an phường, xã lạm quyền: Xịt hơi cay và bắn người
trọng thương (NV). – Long An: Xác minh vụ trưởng công an xã bắn dân bị thương (PT).
– Trưởng công an xã truy đuổi, nổ súng, một người dân
trúng đạn (GT). – Trung Quốc yêu cầu người dùng internet phải cung cấp
hình ảnh khuôn mặt (RFA).
Lại trả bọn xấu về
với dân
Ngày 11/10/2019, Ban Chấp hành Trung ương CSVN khai trừ Đảng hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh
Tuấn liên quan vụ AVG, Viet Times đưa tin. Gần 8 tháng sau khi hai cựu
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị khởi tố, tạm giam,
hôm qua, tại Hội nghị Trung ương thứ 11, BCH Trung ương đã ra quyết định trên.
Trước đó, tại kỳ họp 39 của Ủy ban Kiểm tra Trung
ương hồi cuối tháng 9/2019, cơ quan này đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành
Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ đảng đối với các ông Son và Tuấn.
Phe “đốt lò” đang xoáy vào chi tiết ông Nguyễn Bắc Son đã nhận hối lộ 3 triệu Mỹ
kim của cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ.
Nhà báo Mạnh Quân than phiền: “Một ông sư dâm
đãng, hủ hóa thì cũng bỏ chùa, hoàn tục về làm dân. Một cô chân dài giả mạo bằng
cấp của người khác, vào làm hẳn ở Tỉnh ủy, bị phát hiện, lại xin nghỉ về làm
dân. Hai ông cựu Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng, bị cách hết chức vụ, đuổi khỏi
đội ngũ của Đảng, cũng cho làm dân… Nhiều lắm. Ô hay. Thế ra nhân dân, quần
chúng chúng ta là thùng nước gạo à? Cứ tham ô, hủ hóa, láo toét… là trút hết
vào đấy, lại cho về làm dân hết cả“.
Mời đọc thêm: Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị khai trừ khỏi Đảng (TTXVN). – Khai trừ Đảng với ông Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son (PLTP).
– 2 cựu lãnh đạo Bộ Thông tin truyền thông bị khai trừ đảng (RFA).
Tạp chí Luật sư Việt
Nam bị đình bản và phạt 50 triệu
VOA đưa tin: Tạp chí bị đình chỉ hoạt động vì ‘thông tin sai’ về biệt phủ
tướng công an. Cục Báo chí VN vừa quyết định tước giấy phép hoạt động 2
tháng và phạt 50 triệu đồng đối với tạp chí điện tử Luật Sư Việt Nam, với lý do
“thông tin không đúng sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng”, sau khi tờ báo
này đăng bài “Biệt phủ lấn sông”, đề cập đến tư dinh của gia đình Thiếu tướng
Công an Đỗ Hữu Ca, cựu GĐ Công an TP Hải Phòng.
Đó là bài báo: Biệt phủ “lấn sông” của gia đình Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca –
nguyên Giám đốc Công an TP. Hải Phòng, hiện vẫn còn trên trang Tạp chí
Luật sư. Theo bài báo, phóng viên đã gặp người dân địa phương nơi biệt phủ tọa
lạc, cũng như gặp đại diện chính quyền xã Kênh Giang, họ đã xác nhận công trình
này đúng là của gia đình Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca – cựu Giám đốc Công an TP Hải
Phòng. Trang này cũng có clip ghi lại cảnh “Biệt phủ
“lấn sông” của nguyên Giám đốc Công an TP. Hải Phòng“: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/10/Bi%E1%BB%87t-th%E1%BB%B1-%C4%90%E1%BB%97-H%E1%BB%AFu-Ca.mp4?_=1
Xin được nhắc lại, năm 2012, ông Đỗ Hữu Ca khi còn
là đại tá, đã chỉ huy thực hiện “trận đánh đẹp” vào gia đình ông Đoàn Văn Vươn,
trong vụ án cưỡng chế đất đai nổi tiếng ở Tiên Lãng, Hải phòng. Sau khi chỉ huy
thực hiện “trận đánh đẹp”, san phẳng nhà dân, Đỗ Hữu Ca đã được phong tướng!
Mời đọc thêm: Tạp
chí Luật sư Việt Nam Online bị đình bản 2 tháng (RFA). – Đưa tin sai về biệt phủ của tướng công an, tạp chí bị phạt
50 triệu (Zing). – Đưa tin sai sự thật về Tướng Đỗ Hữu Ca, tạp chí Luật sư Việt
Nam bị tước giấy phép hoạt động (VTC).
“Nữ điệp viên” ở
Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk
Báo Tiền Phong có bài: Thêm
thông tin vụ nữ trưởng phòng đánh tráo nhân thân. Theo lời tự khai
và bản tường trình viết ngày 12/9 của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), cũng như
Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho báo chí biết, từ năm 1997 đến năm 1999, bà
Ái Sa (giả) đã lấy chồng, sinh sống với gia đình nhà chồng tại đường Thăng
Long, thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng trong tàng thư lưu tại Công an TP Buôn Ma
Thuột, bà Ái Sa (giả) lại khai: 1989-1998 ở Đà Lạt; 1998-2001 ở xã Ea Na huyện
Krông Ana tỉnh Đắk Lắk.
“Giấy chứng nhận
chuyển đi” số 519 vào ngày 6/2/2002 ghi tên Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), được “giải
quyết nhập theo chồng” từ xã Ea Na huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) về phường
Tự An- TP Buôn Ma Thuột, chuyển một mình, không kèm ai, với chữ ký con dấu của
đầy đủ cơ quan Công an các cấp xã, huyện, tỉnh. Nguồn: TP
Báo chí càng phanh phui, càng cho thấy sự phức tạp của
“quy trình” đánh tráo nhân thân của Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), là người đã giấu
kín họ tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm trong suốt 20 năm “để thăng tiến
và được đặt vào vị trí lãnh đạo một phòng trong Tỉnh ủy Đắk Lắk”. Qua đó có
thể thấy sự tắc trách không chỉ của Tỉnh ủy Đắk Lắk mà còn của các cơ quan công
quyền đã tiếp tay làm giấy tờ cho bà Ái Sa (giả).
Infonet đặt câu hỏi về vụ nữ trưởng phòng Ái Sa dùng bằng cấp 3 giả: Trường Đại học có
phải chịu trách nhiệm? Vụ bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) dùng bằng cấp
3 tên của chị gái để đi học trung cấp và học lên thạc sĩ, sau giữ chức Trưởng
phòng Quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, cho thấy vấn đề trách nhiệm của trường
trung cấp kế toán.
ThS Lê Thị Loan, cựu Phó trưởng khoa Giáo dục, Học
viện Quản lý Giáo dục chỉ ra, về mặt quy trình tuyển sinh sinh viên ở trường
trung cấp: “Thông thường thí sinh không cần phải thi mà chỉ cần xét học
bạ cấp 3 và các giấy tờ cần thiết như bằng tốt nghiệp cấp 3, chứng minh thư
nhân dân…đủ điều kiện là có thể vào học”.
Mời đọc thêm: Nữ trưởng phòng mạo danh: Ai hỗ trợ bà ‘Ái Sa’ giả vào cơ
quan Tỉnh ủy? (TP). – Nữ trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk lấy bằng đại học và thạc sĩ ở
đâu? (VTC). – Đại học Đà Nẵng lên tiếng về bằng cấp nữ Trưởng phòng đánh
tráo thân phận (VOV). – Bố chồng bà Ái Sa là nguyên Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk (VNN).
Để cho “đảng và nhà nước lo”, đến nước
sạch cũng không có xài
VnExpress đưa tin: Hàng nghìn hộ dân hoang mang vì nước sạch có mùi lạ.
Người dân ở các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm… phản ánh, từ ngày 10/10,
nước sạch sông Đà có mùi rất khó chịu, khi nước chảy ra từ vòi có mùi hôi khen
khét, rất khó ngửi. Bà Vũ Hiền ở Nam Từ Liêm cho biết: “Tôi đánh răng mà cảm
giác cứ buồn nôn. Thậm chí, tay được lau sạch sẽ vẫn không hết mùi“.
BQL chung cư HUD3
Linh Đàm mua nước sạch để cung cấp cho cư dân. Ảnh: VNN
Báo Dân Việt có bài: Người dân Thủ đô phát hoảng khi nước sinh hoạt có mùi lạ.
Bà Vũ Thu Hồng, ở phường Nhân Chính, cho biết: “Khi xả vòi nước thì chúng
tôi thấy nước vẫn trong nhưng có mùi hôi nồng nặc, rất khó ngửi, vừa quyện mùi
hóa chất vừa có mùi khét nồng. Nếu đưa nước lên mũi ngửi sẽ thấy rất rõ. Hiện tại,
gia đình tôi cũng như nhiều người dân khác đang bất an, lo lắng không rõ vì sao
nước lại như vậy”.
Phía cung cấp nước, ông Vũ Đức Toản, Phó tổng giám đốc
Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà, khẳng định, nhà máy nước sạch sông Đà
đang vận hành bình thường, theo đúng quy trình “đảm bảo chất lượng nước đầu
ra theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế“.
Văn bản thông báo của
đơn vị cấp nước. Ảnh: VNN
Mời đọc thêm: Đến giờ cơm tối, dân Hà Nội xếp hàng dài hứng nước nấu ăn (VNN).
– Nước sinh hoạt có mùi khét khó chịu, hàng vạn cư dân chung
cư ở Hà Nội lo lắng (TTT/ Kênh 14). – Nhiều khu dân cư ở Hà Nội hoang mang vì nước máy có mùi nhựa
cháy (TT). – Hà Nội: Nước sinh hoạt nồng nặc mùi lạ, hàng ngàn người dân
Thủ đô lo lắng (Infonet). – Dân Hà Nội đồng loạt lên Facebook than nước có mùi lạ (PLTP).
Mã Pì Lèng
Vụ ‘khỏa thân vì Panorama Mã Pì Lèng’ lên báo nước ngoài,
theo báo Thanh Niên. Vụ blogger Hiếu Orion cùng 3 ông đực rựa khác đã khỏa
thân, chạy xe máy phân khối lớn đến thẳng công trình Panorama Mã Pì Lèng, các
báo nước ngoài như như SBS News, Sportskhan, Yonhap News… đều có bài viết và
hình ảnh về mấy ông trần như nhộng này.
Theo bài báo, các độc giả người Hàn Quốc tỏ ra khó
hiểu trước hành động của nhóm Hiếu Orion. Một số bình luận: “Cách này thì
liên quan gì đến bảo vệ môi trường nhỉ?”, “Làm sao mà dám lên tiếng kêu
gọi bảo vệ môi trường khi đi xe xả khói ra như thế?”, “Tôi cảm thấy nực
cười”…
Mời đọc thêm: Đừng phung phí nguồn lợi di sản Mã Pì Lèng (TT).
– “Khỏa thân” vì môi trường – “Lệch” từ đời thực tới hành vi (RFA).
– Nhóm đàn ông khỏa thân ở Mã Pì Lèng bị báo chí Hàn Quốc chỉ
trích (PNTP). – Tiến sĩ Đoàn Hương: Khoả thân trên Mã Pí Lèng là hành động
vô văn hóa, cần bị nghiêm trị (DV). – Mặc đề nghị dỡ bỏ, Mã Pì Lèng Panorama bất ngờ phủ sơn xanh lá (TT).
Tin môi trường
Bộ Tư pháp lên tiếng về việc dùng số liệu cũ từ 2005 để báo
cáo Quốc hội, báo Người Lao Động đưa tin. Toàn bộ thông cáo của Bộ
Tư pháp không nói, có hay không chuyện sử dụng số liệu từ năm 2005 cho báo cáo
2019 gửi Quốc hội, mà chỉ nói rằng: “Trân trọng cảm ơn sự góp ý kịp thời
và đầy trách nhiệm của các cơ quan báo chí, Bộ Tư pháp sẽ nghiêm túc tiếp thu
các ý kiến này trong quá trình hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ về thi hành Luật
Thủ đô trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8”.
Zing dẫn lời đại diện WHO: Ô nhiễm là sự thật, Việt Nam cần có biện pháp cứng rắn.
Ông Kidong Park nhận định: “Tôi phải rất cẩn trọng khi đề cập đến việc
so sánh mức độ ô nhiễm giữa các thành phố, nhưng các bạn cần nhìn nhận thực trạng
chất lượng không khí ở Hà Nội đang xấu đi trong vài năm gần đây. Và giờ là lúc
chúng ta cần có các hành động cứng rắn”.
Ông Park chia sẻ: “Việc sử dụng than cũng
không phải chỉ để phục vụ nhiệt điện, theo tôi được biết, người dân Việt Nam
còn dùng than để đun nấu. Nếu loại bỏ được việc dùng than trong hoạt động gia
đình cũng sẽ cắt giảm được một lượng phát thải gây ô nhiễm không khí”. Tiếc
là tư duy dùng than đã ăn sâu vào những người Việt xem tiền hơn mạng người, vì
than là nhiên liệu rất rẻ, từ lâu đã được các quán cơm từ Bắc vào Nam lựa chọn.
Mời đọc thêm: Bãi rác ở Hội An chất thành núi, hôi thúi khủng khiếp (TT). – Bộ Tư pháp lên tiếng về dùng số liệu cũ trong báo cáo gửi QH (PLTP).
– Bộ Tư pháp thừa nhận đưa số liệu ô nhiễm ‘cũ rích’ từ 2005 vào
báo cáo gửi Quốc hội (TT). – Chính Airvisual đã tự dừng hoạt động tại Việt Nam? (TT).
Tin giáo dục
Báo Giáo Dục VN đưa tin: Sau tố cáo tại trường Tiểu học Xuân Khanh, phụ huynh bị
xã hội đen đe dọa. Đơn thư của phụ huynh T.T.N gửi báo GDVN và chính
quyền địa phương, nêu đích danh Hiệu trưởng Trần Thị Hải Yến và Hiệu phó Trần
Thị Hương Giang. Theo đơn tố cáo, 2 bà này đã tự ý bán cây trong trường mà
không thông qua bất kỳ cuộc họp nào, trong khi đó là cây của phụ huynh góp tiền
trồng lấy bóng mát cho học sinh và bảo vệ môi trường.
Hành động tự ý bán cây này khiến nhiều phụ huynh lo
lắng đến sức khỏe học sinh bởi khuôn viên trường Tiểu học Xuân Khanh gần bãi
rác Xuân Sơn. Phụ huynh T.T.N cho biết, sau khi gửi đơn tố cáo, đã bị một số đối
tượng lạ mặt có thân hình bặm trợn đến tận nơi ở, có lời lẽ đe dọa.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Gắn camera, lớp học thành ‘nhà tù’ không song sắt? Đây
là dạng đánh tráo khái niệm quen thuộc mà các tuyên truyền viên thường đặt ra để
phản đối chuyện đặt camera trong nhà trường, dù các đoạn clip từ camera đã trở
thành bằng chứng quan trọng, tố cáo nhiều vụ bạo hành học sinh.
Nếu muốn nói về nhà tù trong trường học, thì cái kiểu
bắt ép học sinh phải học lịch sử một chiều, phải tôn vinh những kẻ đã tràn xuống
từ miền Bắc, nã súng vào đồng bào miền Nam… đó mới là nhà tù. Kiểu ép học bằng
cách phủ nhận các ý kiến đối lập được duy trì từ bậc tiểu học, đến tận các cấp
giáo dục sau đại học, chính là biểu hiện của sự áp đặt cho học sinh, sinh viên,
như trong nhà tù.
Mời đọc thêm: Giáo viên bất ngờ trước thư xin lỗi của phụ huynh (VNE).
– Xử lý nghiêm người đứng đầu nhà trường thì lạm thu mới chấm
dứt được (GDVN). – Lắp camera trong lớp học lợi cho an ninh, hại cho tâm lý
cả thầy và trò (GDVN). – Chín kiểu phụ huynh khiến giáo viên mệt mỏi (VNE).
– Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp đào tạo thạc sĩ
chưa đúng quy định (GDVN). – Hiệu trưởng trường tiểu học bị giáng chức (VNE).
Tin Hồng Kông
BBC đưa tin: Apple bị
cho là gỡ bỏ ứng dụng định vị cảnh sát vì áp lực Bắc Kinh. Thượng
nghị sĩ Mỹ, ông Rick Scott bình luận: “Quyết định tuân thủ của Apple đối
với các yêu cầu của Cộng sản Trung Quốc không thể chấp nhận được… Đặt lợi nhuận
lên trên quyền con người và nhân phẩm của người dân Hong Kong là sai. Không có
nếu hay nhưng gì hết về điều này”.
Charles Mok, một nhà lập pháp Hong Kong bình luận về
vai trò của ứng dụng HKmap.live vừa bị gỡ bỏ: “Thông tin do người dùng
tạo ra được chia sẻ bằng HKmap.live trên thực tế giúp người dân tránh các khu vực
mà người đi bộ không tham gia vào bất kỳ hoạt động tội phạm nào có thể phải chịu
sự tàn bạo của cảnh sát, mà nhiều tổ chức nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế
đã quan sát”.
Kênh CNA có clip: Hong Kong
chuẩn bị cho một đợt biểu tình vào cuối tuần.
Mời đọc thêm: Google
gỡ bỏ game về người biểu tình Hong Kong (BBC). – Cảnh sát Hong Kong mua bình hơi cay có tác dụng mạnh hơn từ
Trung Quốc (RFA). – Hồng Kông lại chuẩn bị hàng loạt cuộc biểu tình cuối tuần (RFI).
– Hơn 40% người Hồng Kông muốn di cư (PNTP). – Đài Loan bác đề xuất ‘Một quốc gia, hai chế độ’ do Trung Quốc đề
nghị (TT).
***
Giải thưởng Nobel
năm nay:
Liệu Greta
Thunberg có đoạt giải Nobel Hòa Bình? (BBC).
– Nhà lãnh đạo trẻ nhất châu Phi, 43 tuổi, giành giải Nobel
Hòa bình 2019 (DT). – Thủ tướng
Ethiopia Abiy Ahmed được giải Nobel Hòa Bình 2019 (BBC). – Thủ tướng Ethiopia giành giải Nobel hòa bình vì giải quyết
xung đột ở Eritrea (VOA).
– Bất ngờ Nobel văn chương (TN). – Truyện của 2 tác gia vừa đoạt Nobel Văn chương đã được dịch ở
Việt Nam (TT). – Tranh cãi vì nhà văn người Áo Peter Handke giành giải Nobel
Văn học (VNN). – Giải Nobel Văn chương: Lựa chọn an toàn (NĐT).
– Từ nhà nghiên cứu ‘lập dị’ đến chủ nhân Nobel Vật lý 2019 (TP).
– Chủ nhân giải Nobel Vật lý 2019: Đến sống ở các hành tinh
khác là chuyện ‘điên rồ’ (VN&TG). – Nguyễn Đức Dũng – Nobel Vật Lý 2019: Những câu chuyện (KH).
***
Căng thẳng Trung
Đông sau khi Mỹ rút quân khỏi Bắc Syria:
Hỗn loạn ở Trung Đông, máy bay lạ ném bom binh lính Iran gần
biên giới Syria – Iraq (Infonet). – Tàu dầu Iran trúng hỏa tiễn ngoài khơi Saudi Arabia, Trung
Đông căng thẳng (NV). – Trung Đông lại dậy sóng khi tàu dầu Iran bị tấn công (TQ).
– Mỹ rút quân: Lò lửa Trung Đông lại nóng rực – Thổ Nhĩ Kỳ
“vui một”, Nga “vui mười”? (TTT). – “Cờ đã phất”, Nga thẳng tiến ra Trung Đông: Náo loạn Syria,
Thổ Nhĩ Kỳ lĩnh đòn trừng phạt? (NĐT).
– Cơ hội và rủi ro đối với Tổng thống Nga khi muốn gia tăng
vai trò tại Trung Đông (TG&VN). – Khơi mào chiến tranh Trung Đông mới? (VOH).
– Rút quân khỏi Syria: Bước lùi trong chính sách Trung Đông của
Mỹ (VOV). – Tại sao người Kurd lại trở thành mục tiêu tấn công của Thổ Nhĩ
Kỳ? (Infonet). – Na Uy ngưng bán vũ khí, Thổ Nhĩ Kỳ dần nếm ‘mùi vị trừng phạt’ (TT).
– Mỹ đứng trước lựa chọn ở Syria: Chiến tranh, trừng phạt hay hòa
giải (VOV).
***
Thêm
một số tin:
Hành khách Trung Quốc ăn trộm $4,500 trên chuyến bay đến Sài
Gòn (NV). – Sắp xử vụ Vũ ‘nhôm’ bị lừa 700.000 USD (PLTP).
– Bị
hại Vũ ‘nhôm’ xin vắng mặt tại phiên tòa xử vụ lừa làm quốc tịch Mỹ (TT).
– Sài Gòn: Cả triệu công nhân “sống kham khổ, thiếu hạnh phúc” (NV).
– Tiến sĩ lương không đủ sống, du học sinh chỉ là nhân viên hợp
đồng (LĐ).
– Kỷ luật cán bộ Công an tỉnh Cao Bằng vụ nhận ô tô 3,7 tỷ đồng (VOV). – Tạm đình chỉ 2 cán bộ công an làm rõ vụ cấp ‘nhầm’ biển số xe (TT).
– Nội dung cựu công an nhắn tin tống tiền giám đốc ngân
hàng (PLTP). – Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin về việc 41 cán bộ bổ nhiệm thiếu điều
kiện (VOV). – Nhân sự mới tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương (PLTP).
– Tuyên bố của Tổng thống Trump có thể ảnh hướng lớn đến di dân từ
VN (VOA).
– Huế bác thông tin lãnh đạo thành phố ‘tranh’ suất đi Hàn Quốc (PLTP). – Cán bộ sử dụng bằng giả để tiến thân: Sau giả dối là làm gì để
thăng tiến? (Infonet). – 10 năm chưa xác minh được sai phạm của cựu lãnh đạo Sở Y tế,
khiến người dân bị thiệt hại (RFA). – Sở Xây dựng Long An nói gì về lùm xùm ở dự án Hưng Thịnh Cát Tường? (VOV).
– Khánh Hòa vẫn ra cáo trạng truy tố vợ chồng LS Trần Vũ Hải (PLTP).
No comments:
Post a Comment