Friday, 11 October 2019

BẢN TIN NGÀY 11/10/2019 (Báo Tiếng Dân)




11/10/2019

BÀI MỚI
11/10/2019
11/10/2019
11/10/2019
1/10/2019
11/10/2019
11/10/2019
11/10/2019
11/10/2019
11/10/2019
10/10/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 11/10/2019

Tin nhân quyền

Vụ chính quyền cướp đất của người dân Thủ Thiêm, nhà báo Trương Châu Hữu Danh nhắc lại sự kiện, mười hai năm trước, ông Lê Thanh Hải đã từng phát biểu: “Quản lý đất ở quận 2 cần bàn tay sắt”, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Đây là hình ảnh nhà chức trách thành Hồ thực thi lời ông Hải, sử dụng bàn tay sắt đối với dân Thủ Thiêm:

Ảnh: Trương Châu Hữu Danh

Ông Danh viết: “Thực thi mệnh lệnh của Hải, đồng chí tất thành cang đã tắm dân Thủ Thiêm trong hơi cay và dùi cui để lấy cho bằng sạch đất đai. Giờ dân mất tất cả, qua UBND thành phố chầu chực kêu oan thì gặp các đồng chí hậu duệ của Lê Thanh Hải. Bàn tay sắt của họ, giờ dính đầy máu nhân dân“.

RFA đưa tin: Việt Nam thúc giục Facebook và Google hợp tác ngăn chặn tin xấu, lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam. Bộ 4T tiếp tục thúc đẩy chuyện trao đổi với Facebook và Google để “gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, trái quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, triển khai định danh tài khoản người dùng ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”.

Bộ 4T nói riêng và bộ máy tuyên truyền của CSVN nói chung, luôn tìm cách vu khống rằng thông tin trên mạng xã hội là “sai sự thật, trái quan điểm, chủ trương”, trong khi tin “lề đảng” hoặc không đưa, còn nếu đưa tin, thường chậm trễ và không đầy đủ, nhất là trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền đất nước. 

Như vụ Bãi Tư Chính, một sự kiện nghiêm trọng về chủ quyền lãnh thổ của đất nước, nghiêm trọng hơn cả vụ HD 981 hồi năm 2014, nhưng báo “lề đảng” đưa tin rất chậm, có khi không đưa tin. Chỉ khi nào Bộ Ngoại giao chịu lên tiếng thì các báo này mới hùa theo đôi chút, rồi sau đó im lặng.

Còn các trang tin “lề dân” liên tục cập nhật diễn biến từng ngày của tàu Hải Dương 8 ngoài khơi các tỉnh Nam Trung Bộ, cũng như hoạt động của các tàu hải cảnh TQ quấy phá lô dầu 06.1 ở vùng biển Đông Nam Bộ. Việc Bộ Truyền thông – Thông tin tìm cách bịt miệng thông tin trên mạng xã hội, là đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.


Lại tìm cách “bịt miệng” dân

Báo Tiền Phong đưa tin: Hàng loạt trụ sở UBND ở Nghệ An dựng biển cấm quay phim, chụp ảnh. Người dân xã Tam Đình xác nhận, tấm biển cấm tại trụ sở UBND xã này được dựng lên đã lâu, trước cổng trụ sở xã Tam Thái, Tam Quang cũng có biển “Khu vực cấm”. Có người dân địa phương bình luận, “trụ sở xã là nơi người dân đến tiếp xúc hàng ngày, đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm là cấm người dân không được giám sát cán bộ là rất vô lý”.

LS Thái Sỹ Oai cho biết, theo Hiến pháp 2013, công dân có quyền giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, của các bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ. “Việc cấm người dân quay phim, chụp hình là trái với quy định của pháp luật, trái với quyền dân chủ và thực hành quyền giám sát của công dân”. Vấn đề là luật hiện hành ở VN thực chất là luật rừng và những kẻ “công bộc” luôn tìm cách bịt miệng dân. 

Tấm biển cấm người dân tụ tập và chụp ảnh, quay phim. Nguồn: TP

Người TQ nhập nhập cảnh trái phép, lừa đảo

Công an quận Hải Châu, TP Đà Nẵng phát hiện 10 người TQ nhập cảnh trái phép và nhiều thiết bị thu phát sóng, Infonet đưa tin. Tối 8/10, Đội An ninh Công an quận Hải Châu cùng một số đơn vị nghiệp vụ kiểm tra ngôi nhà số 105 Nguyễn Lộ Trạch, phát hiện trong nhà có 10 người TQ. Các đối tượng này đã nhập cảnh trái phép bằng đường bộ vào VN, từ khoảng cuối tháng 9/2019. Công an còn phát hiện có 11 điện thoại di động, 15 máy tính, 5 thiết bị thu phát sóng cùng một số tiền Việt và Nhân dân tệ.

Đà Nẵng đề nghị trục xuất 10 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, theo VTC. Sáng 10/10, lãnh đạo Công an quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa đề nghị trục xuất khỏi VN nhóm người TQ nhập cảnh trái phép. Bên cạnh đó, hiện vẫn còn một đối tượng được cho là kẻ cầm đầu vẫn chưa lộ diện. Công an quận Hải Châu sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho Công an TP Đà Nẵng để tiếp tục điều tra.

Nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng. Nguồn: VTC


Trục lợi tâm linh

Zing dẫn lời ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên ngành III bình luận, nhân vụ sư Toàn xin giữ 300 tỷ: Kiểm toán dòng tiền khủng ở đền chùa. Vấn nạn này kéo dài từ năm 1975 đến nay, nhưng giờ các cán bộ như ông Thăng mới thừa nhận, “việc kiểm soát nguồn quỹ công từ các cơ sở thờ tự, đền chùa còn là một lỗ hổng pháp lý”.

Ông Thăng phân tích: “Chúng ta đều biết rằng những năm vừa qua, các cơ sở thờ tự, các khu du lịch tâm linh với quy mô rất lớn và thu hút được nhiều người dân đang phát triển mạnh. Song chúng ta vẫn chưa có cơ chế quản lý, kiểm soát những nơi này. Nguồn lực công sử dụng cho mục đích thờ tự nhưng không được thống kê”.

Có muốn thống kê, kiểm soát cũng không được. Có nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết một số ngôi chùa lớn ở VN chính là “kho” rửa tiền của các quan chức. 

Vụ sư Thích Thanh Toàn muốn ôm tiền khi hoàn tục, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPG VN thông báo, sư Thích Thanh Toàn không được quyền nhận tài sản, báo Người Lao Động đưa tin. Sư Thiện phân tích, theo Phật chế, một vị tì kheo khi vào chùa thì tất cả những gì họ đang sử dụng thì những tài sản đó đều thuộc về Tăng. Nội quy Ban Tăng sự Trung ương cũng quy định là sau khi bổ nhiệm trụ trì thì tất cả tài sản thuộc về cơ sở tự viện, tức thuộc Tăng.

Sư Thiện nói: “Việc sư Toàn lý luận do công đức cá nhân thì như tôi đã nói, cá nhân thuộc về Tăng, mà tài sản đó nếu nhà sư không phải là hiện diện của Tăng, của Tam bảo, thì đã không được nhận. Căn cứ theo Phật chế, căn cứ theo Hiến chương, căn cứ theo nội quy Ban Tăng sự Trung ương thì sư Toàn không được quyền nhận tài sản”.

Vụ trèo cao, chui sâu của các cô

Vụ “hot girl” dùng tên giả vào được đến Tỉnh ủy Đắk Lắk còn chưa hết nóng, thì lại thêm vụ bổ nhiệm “thần tốc” nữ nhân viên hợp đồng làm lãnh đạo ở huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông, theo báo Người Lao Động. Đó là trường hợp cô Đỗ Thị Thanh Dung, được nhận vào làm việc theo diện hợp đồng tại Trung tâm Y tế huyện này từ tháng 4/2019 ở vị trí nhân viên Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ-Điều dưỡng. Từ công việc nhân viên hợp đồng, chỉ sau khoảng 5 tháng, cô Dung đã được bổ nhiệm “thần tốc” làm Phó khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Ngày 18/9, cô Đỗ Thị Thanh Dung được ông Phạm Khánh Tùng, GĐ Trung tâm Y tế huyện Đắk R’lấp, ký quyết định bổ nhiệm Phó khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Cho nên thời này người ta không nói “hồng nhan bạc phận” nữa mà nói “hồng nhan bạc triệu”.

VietNamNet bàn về các bà Ái Sa, Huyền Trang: Không cần biết em là ai. Ái Sa là nhân vật lúc có tên Ngọc Thảo, khi khác lại mang tên Ngọc Thêm mà chính Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng không nắm rõ, còn nữ điều dưỡng Trương Huyền Trang từ một nhân viên hợp đồng đã được bổ nhiệm hàng loạt chức vụ quan trọng trong BV Đa khoa huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, nay là Trung tâm Y tế huyện.

Trong vòng 1 năm 7 tháng, cô Trang được Giám đốc BV Đa khoa huyện ký quyết định giao phụ trách Thủ kho của BV, phụ trách Khoa Điều dưỡng, phụ trách Phòng Kế hoạch, tổng hợp và vật tư, thiết bị y tế. Đến tháng 11/2018, cô Trang được giao phụ trách Phòng Kế hoạch, nghiệp vụ, điều dưỡng.

Báo CAND có bài: Thân phận, kỷ luật và sự tàn nhẫn. “Sai phạm của chị là không thể biện minh, cũng không thể không xử lý. Chị cũng đã tự ‘kỷ luật’ mình, viết đơn xin thôi việc ngay. Một người đã thừa nhận sai lầm, dám tự phạt mình, người đó còn tự trọng. Với cá nhân, tôi cho rằng vậy là đủ, không nên khoét sâu bêu riếu gì thêm nữa. Giận, bất bình nhưng tôi không coi thường chị. Về phần con người, chị có nhiều điểm đáng cảm thông, dù không thể đồng tình, bao che hay bỏ qua”.


Tin giáo dục

Diễn biến mới vụ tố hiệu trưởng lạm thu, độc đoán: Thanh tra đột xuất trường Nguyễn Viết Xuân, báo Người Lao Động đưa tin. Ngày 10/10, UBND huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai xác nhận, đã thành lập đoàn thanh tra đột xuất việc quản lý giáo dục, sử dụng ngân sách Nhà nước và các khoản thu lên học sinh tại Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, thị trấn Nhơn Hoà. Trước đó, đã có đơn tố cáo Hiệu trưởng Hà Thị Lan bất minh tài chính, chuyên quyền, độc đoán trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Chống lệnh sở, 4 trường ở Hải Phòng tuyển sinh vào lớp 10 vượt chỉ tiêu, theo báo Giáo Dục VN. Đó là các trường THPT Hùng Vương, Hàng Hải 1, Anhxtanh và Nguyễn Huệ, đều tuyển sinh nhiều hơn chỉ tiêu của Sở GD&ĐT TP Hải Phòng. Chỉ riêng ở trường THPT Hùng Vương, có chỉ tiêu tuyển sinh là 180 nhưng đã tuyển tới 263 học sinh. Còn trường THPT Hàng Hải 1 đã tuyển 195 học sinh so với chỉ tiêu là 134.

Chuyện “trên bảo dưới không nghe” diễn ra xuyên suốt các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của thể chế này, chứ không riêng ngành giáo dục. Thời buổi khó khăn, người người đều nhặt từng đồng, cả đảng viên cũng không ngoại lệ. 


***

Quốc hội luận tội TT Trump: 

Căng thẳng Trung Đông

***







No comments:

Post a Comment

View My Stats