04/10/2019
Ngay sau vụ Phạm Bình Minh không thốt nổi một từ về
Trung Quốc tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào cuối
tháng 9 năm 2019, hàng đàn công an Việt Nam đã được ‘tháo xích’ để canh chặn
thô bạo hàng trăm người hoạt động dân chủ nhân quyền, không cho họ ra khỏi nhà
vào ngày 1 tháng 10 năm 2019 - quốc khánh của ‘đảng anh’ Trung Quốc.
Thay vì tố cáo Trung Quốc gây hấn ở Bãi Tư Chính, Phạm
Bình Minh chỉ ấp úng ‘các bên liên quan’ về căng thẳng ở Biển Đông mà không một
lần dám nhắc đến cái tên tàu Hải Dương 8 hay kẻ nào đứng sau hoạt động thách thức
của tàu này. Thái độ cúi đầu cam chịu ấy đã khiến Minh cùng sếp của ông ta là
Nguyễn Phú Trọng bị mạng xã hội chỉ trích và lên án dữ dội.
Nhưng Phạm Bình Minh không hề cô đơn. Trước đó, mạng
xã hội cũng sôi lên bởi Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc đã không một lần
đủ can đảm nêu tên Trung Quốc khi ông ta dám nói về căng thẳng Biển Đông.
‘Hèn - Nhược
- Tham - Ngu’ lại trở thành cụm tính từ mà mạng xã hội dành tặng cho chính thể
độc tài ở Việt Nam.
Vụ khủng hoảng Bãi Tư Chính gây ra bởi ‘đồng chí tốt’
Bắc Kinh đã kéo dài đến ba tháng, nhưng với cảnh tượng không dám nổ súng cảnh
cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc, chóp bu Việt
Nam đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể
tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam
trong hoạt động vận động quốc tế, cũng là nguồn cơn khiến Bắc Kinh tự tin và ngạo
mạn khi đưa ra tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại
khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó.
Thậm chí hoạt động ‘phản biện trong luồng’ và có vẻ
chẳng mấy nguy hiểm của giới trí thức mang khuynh hướng thân chính quyền cũng bị
cấm cản: buổi tọa đàm khoa học “Vùng biển bãi Tư chính và Luật pháp Quốc tế” do
Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (Viện PLD), trực thuộc Liên
Hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) dự định tổ chức vào sáng ngày
22/9/2019 tại Hà Nội đã bị chính quyền hoãn đến sau ngày 5/10/2019, tức sau
ngày quốc khánh 1/10 ở Bắc Kinh.
Nhưng sau 1/10 lại rất có thể là Hội nghị trung ương
11 của đảng cầm quyền. Có rất nhiều lý do mà chính quyền này thường nại ra để
không cho phép hội thảo, tọa đàm về những vấn đề bị xem là nhạy cảm. Số phận của
cuộc hội thảo về Bãi Tư Chính cũng vì thế sẽ còn rất chông chênh.
Rất tương đồng với tinh thần kiên định không hiện
hình của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng mà do đó không phải trả bài cho dư luận
xã hội về cách xử lý khủng hoảng Bãi Tư Chính, những động thái cấm cản giới hoạt
động dân chủ nhân quyền và hoạt động hội thảo khoa học về chủ đề Biển Đông đã
làm sáng mắt những người dân và trí thức vẫn còn mơ màng về ‘bản lĩnh cụ tổng’,
về triển vọng ‘thoát Trung’ nhanh chóng của đảng cầm quyền.
Không, chưa có gì gọi là nhanh chóng với triển vọng
‘thoát Trung’. Thậm chí trong tình thế bị Trung Quốc đe dọa có thể gây chiến ở
Biển Đông, và mối đe dọa này hữu hình chưa từng có, một số quan chức cao cấp Việt
Nam mới chỉ lục tục ‘giãn Trung’, tức nhích xa một chút khỏi cái cái mạng nhện
chẳng chịt độc hại mà trước đó họ đã tự nguyện đu dây và treo toòng teng lơ lửng
trong đó.
Trong thực tế, Nguyễn Phú Trọng và những đồng đảng của
ông ta sẽ chẳng thể sáng mắt nếu không bị Trung Quốc dồn vào chân tường và phải
chịu một đòn vỡ mặt từ Bắc Kinh. Bởi ngay vào lúc này khi còn đang ‘vờn tàu’ mà
chưa có tiếng súng nổ ở Bãi Tư Chính, ‘đảng em’ vẫn hy vọng Tập Cận Bình sẽ chỉ
đe nẹt mà không ra đòn quá mạnh, vẫn toan tính có thể tiếp tục đu dây uốn éo giữa
Hoa Kỳ và Trung Quốc, và vẫn tiếp diễn trò dọa nạt phương Tây ‘nếu bị ép mạnh
phải cải cách và cải thiện nhân quyền, Việt Nam sẽ ngả vào vòng tay Trung Quốc’.
Tất cả những chiêu trò đã trở nên nhàm cũ và ti tiện
ấy rốt cuộc lại biến thành gậy ông đập lưng ông. Một tính toán của chóp bu Việt
Nam về khả năng Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ vội vã hỗ trợ Hà Nội bằng hạm
đội Thái Bình Dương và những hành động quân sự khác đã bị việt vị. Sau vài lần
lên tiếng gián tiếp ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông nhưng lại khiến Bộ Chính trị đảng
Việt Nam tăng cường dựa dẫm vào Mỹ chứ không làm sao tự uốn thẳng lưng hơn được,
Washington đã trở lại thói quen dè dặt, nhất là thận trọng trước thói ngả ngớn
đu dây đã ăn vào bản chất của chế độ cộng sản đầy lươn lẹo ở Việt Nam.
Và EU cũng thế. Cho dù cả ba nước Anh, Pháp, Đức đều
đã mở lời về vụ Bãi Tư Chính, nhưng không có một hành động nào đi kèm.
Tất cả đều đang chờ đợi ‘bản lĩnh Việt Nam’ sẽ trôi
về đâu nếu đến cái tên Trung Quốc cũng chẳng dám hé môi.
Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền - nhiều khả
năng diễn ra vào nửa đầu tháng 10 năm 2019 - cũng bởi thế vẫn có thể lâm vào
tình trạng gà mắc tóc, y hệt những hội nghị trung ương vào những năm 2017 và
2018 là lúc mà Trung Quốc đã gây hấn tại Bãi Tư Chính lần đầu tiên và lần thứ
hai. Vẫn khó có được ‘nội lực tự thân’ nào để giới chóp bu Việt Nam tìm ra giải
pháp xử lý khủng hoảng bãi Tư Chính, thoát khỏi trạng thái u mê lầy lội và khỏi
cảnh ngụp lặn trong trò chơi ‘Bốn Tốt’ với Trung Quốc.
Cùng lúc và thật bỉ bôi, tinh thần ‘thoát Trung’ lẽ
ra phải có sẽ được thay thế bằng những cuộc đấu đá sát phạt không tiếc thương
giữa các nhóm ‘đồng chí’ trong đảng cầm quyền ở Việt Nam tại Hội nghị trung
ương 11. Giữa các nhóm quyền lực - tài phiệt mới với các nhóm quyền lực - tài
phiệt cũ thời đại hội 12, và giữa các nhóm quyền lực - tài phiệt mới với nhau.
Tất cả đều ‘miệng nam mô, bụng một bồ dao găm’.
No comments:
Post a Comment