Văn
Lan/Người Việt
February
18, 2018
WESTMINSTER,
California (NV) –
Ngày 16 Tháng Hai năm 2018, đúng 11 giờ trưa Mồng Một Tết Mậu Tuất, trong niềm
hân hoan đón chào Xuân mới, nhật báo Việt Báo cũng tổ chức mừng sinh nhật lần
thứ 95 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, với sự tham dự thật đông của các vị dân cử Việt,
Mỹ, gia đình và thân hữu.
Trong
không khí tràn ngập sắc Xuân với những tà áo dài rực rỡ, tiếng pháo vang rền
đón chào năm mới, mọi người trong tòa soạn cùng nâng ly chúc nhau điều tốt
lành, và bên cạnh nhà văn Doãn Quốc Sỹ là những thân hữu, học trò cũ và người
ái mộ vây quanh xin chụp ảnh kỷ niệm, xin chữ ký.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ
(ngồi) cùng con cháu vây quanh nhân ngày sinh nhật 95 tuổi của ông. (Hình: Văn
Lan/Người Việt)
Nhà
thơ Trần Dạ Từ cho biết năm nay rất đặc biệt vì ngày sinh của nhà văn Doãn Quốc
Sỹ trùng với ngày tháng Âm và Dương Lịch, khi ông sinh đúng vào ngày Mùng Hai Tết
Quý Hợi tại Hà Đông, miền Bắc Việt Nam, nhằm ngày 17 Tháng Hai năm 1923. Và năm
2018 này, ngày Mùng Hai Tết cũng rơi vào ngày 17 Tháng Hai.
Nhà
văn Nhã Ca đọc câu đối khai bút đầu năm của chủ bút nhật báo Việt Báo Phan Tấn
Hải để tặng sinh nhật lần thứ 95 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ:
Mang
gươm giới định huệ, đi tận cùng trời cuối đất
Phá trận tham sân si, viết để giữ ngọc gìn vàng
Phá trận tham sân si, viết để giữ ngọc gìn vàng
Dù
đi lại hơi chậm, nhà văn Doãn Quốc Sỹ vẫn lừng lững tiến lên sân khấu dưới sự
dìu bước của người con trai thứ 6 Doãn Quốc Hưng, mà nhiều người nói “giống bố
thời trai trẻ, y như khuôn đúc.”
Nhà
thơ Trần Dạ Từ giới thiệu bạn tù Doãn Quốc Sỹ, người nằm cùng giường trong trại
Gia Trung (Pleiku), nơi giam giữ nhiều văn nghệ sĩ và nhà báo miền Nam sau 1975
như Thanh Thương Hoàng, Nguyễn Sĩ Tế, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, họa sĩ Chóe,…
Sau
đó nhà văn Trần Dạ Từ đọc bài thơ “Người Ở Với Người” do ông và nhà văn Doãn Quốc
Sỹ cùng sáng tác trong trại tù Gia Trung, được phổ nhạc và Bác Sĩ Bích Liên hát
trong tiếng đệm đàn guitar của anh Doãn Quốc Hưng.
Nhà
văn Doãn Quốc Sỹ, ngay sau đó, đọc bài thơ “Thề Non Nước” của thi sĩ Tản Đà.
Tuy tuổi đã 95 nhưng giọng đọc của ông vẫn còn nghe rõ ràng, khí phách.
Ông
Phạm Quốc Việt, cựu sinh viên Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, khóa 72-75, cho hay thầy
Doãn Quốc Sỹ chẳng bao giờ lưu ý đến thái độ của học trò đối với mình, ai thích
nghe giảng thì nghe, không thích thì thôi, đó chính là tinh thần đại học.
“Khi
vào học với thầy, tôi mới 18 tuổi. Thầy thì trên dưới 40, nhưng với kiến thức
uyên bác, khi trao truyền cho học trò, thầy luôn giữ thái độ khoan hòa, không
bao giờ khuyến khích học trò phải chăm chỉ học, mà dành trọn sự quyết định việc
học cho học trò tự lo. Nói vậy chứ làm bài cho đúng ý thầy khó lắm không phải dễ!”
ông Việt cho biết.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ
(ngồi giữa) cùng thân hữu trong ngày kỷ niệm sinh nhật 95 tuổi của ông. (Hình:
Facebook Nina Hòa Bình Lê)
Ông
Đào Ngọc Phong, học trò thuộc thế hệ xưa khóa 1956-1960 tại Trung Học chu Văn
An Sài Gòn, cho biết rất vui khi gặp lại thầy ở đây, trước hết là mừng Xuân Việt
Báo, sau nữa là mừng sinh nhật thầy. Nhớ lại thời ấy, chúng tôi kính trọng thầy
là một vị thầy giáo đạo đức, một nhà văn lớn của Việt Nam, với những tác phẩm nổi
tiếng để đời.
“Chúng tôi thích nhất
là tác phẩm ‘Khu Rừng Lau’ nói về thời kháng chiến từ 1945 trở đi mà ai cũng đọc
say mê. Nhờ tác phẩm này mà thế hệ chúng tôi biết được tâm tình của người đi
trước, đã gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa con đường mình đi. Tôi nghĩ rằng
nếu được làm thành phim, tác phẩm này cũng nổi tiếng không kém gì tác phẩm ‘Chiến
Tranh và Hòa Bình’ của đại văn hào Nga Lev Tolstoi.
“Thế hệ của chúng tôi vẫn theo truyền thống là
‘Tôn Sư Trọng Đạo’ lúc nào cũng kính trọng, hôm nay gặp lại thầy như gặp lại
người cha cũ”,
ông nói thêm.
Ni
sư Thích Nữ Như Ngọc, viện chủ Chùa A Di Đà Westminster, được học với thầy Doãn
Quốc Sỹ những năm 68-75 ở phân khoa Khoa Học Văn Học, Khoa Học Nhân Văn, và học
Cao Học Văn Học Việt Nam tại Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Ni
sư cho hay: “Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ là một
vị giáo sư tài ba và rất dễ thương, ông có một phong cách rất đặc biệt là đứng
đắn tận tâm, có nhiều tình cảm với học trò, ngoài ra thầy đúng là một Phật tử
thuần thành, không chỉ dạy về cách viết văn, đôi khi thầy cũng giảng về Thiền
và nói về ảnh huởng của Phật giáo trong văn học Việt Nam, với những diễn giải
thật uyên bác.”
Giáo
sư, nhà văn Doãn Quốc Sỹ sau bao nhiêu năm đào tạo nhiều thế hệ học trò, giờ
đây trong cuộc đời êm ả lúc tuổi hạc đã cao, ông thật an nhiên khi nói với Người
Việt: “Sở dĩ tôi được sống lâu như thế
này là nhờ Thiền mọi lúc mọi nơi, kể cả ở trong tù, phải biết buông xả hết
tất cả, tâm bình thản an vui với những gì mình có trong hiện tại.”
Mọi
người cùng nhau hát vang những khúc nhạc Xuân “Ly Rượu Mừng” sáng tác Phạm Đình
Chương, “Đón Xuân” sáng tác Phạm Duy, và ca khúc “Happy Birthday” được trỗi lên
khi ngoài sân rộn ràng tiếng pháo đầu năm chúc mừng sinh nhật nhà văn Doãn Quốc
Sỹ tròn 95 tuổi.
No comments:
Post a Comment