Thiền
Lâm
February
16, 2018
Vietnam
– Cali Today news –
Sau con sóng di tản khổng lồ vào ngày 30/4/1975 và kéo dài đến những năm 90 của
thế kỷ XX của hàng triệu người Việt ở miền Nam, có thể xem làn sóng di tản thứ
hai của người Việt đang diễn ra từ khoảng năm 2010 đến nay và chắc chắn sẽ còn
kéo dài trong những năm tới – nhưng chẳng có gì liên quan đến xung đột ý thức hệ
mà chỉ đơn thuần là rời bỏ một xã hội bất an để tìm hầm trú ẩn.
Báo
Người Việt ở Mỹ dẫn báo Tài Chính bản Anh ngữ ‘Business Line’ ở Ấn Độ ngày
11/2/2018 cho biết trong năm 2015-2016 số người Việt Nam được cấp EB-5 Visa là
288 trường hợp, nhưng đã tăng lên 404 trường hợp trong năm 2016-2017. Người ta
không thấy có con số thống kê nào nêu số tiền những người Việt Nam được cấp
EB-5 Visa vừa kể mang tổng cộng bao nhiêu sang Mỹ, nhưng nếu chỉ lấy con số tối
thiểu của điều kiện được cấp Visa thì ít nhất cũng phải $202 triệu.
EB-5
Visa là chương trình di trú, định cư mà chính phủ Mỹ cho người nước ngoài nếu
đem vào đây số tiền đầu tư tối thiểu $500,000 (phải là tiền chứng minh được nguồn
gốc) đầu tư sản xuất, kinh doanh đem lại công việc làm toàn thời gian ít nhất
cho 10 người dân địa phương. Nếu đơn xin EB-5 được chấp thuận sau tiến trình điều
tra và cứu xét, người ta được cấp thẻ thường trú nhân (Permanent Resident, thường
được gọi là Thẻ Xanh) cho cả vợ chồng và các con dưới 21 tuổi.
Trang mạng của Bộ Nội An Hoa Kỳ về chương
trình di trú đầu tư EB-5 Visa. (Hình: NV)
Cũng
theo Business Line, có 13.516 người Trung Quốc được cấp chiếu khán EB-5 của Mỹ
thời điểm 2015-2016, nhưng sang thời điểm 2016-2017 giảm xuống phần nào và vẫn
còn cao với con số 10.984 trường hợp…
Có
thể lý giải ra sao về hiện tượng người giàu Trung Quốc và Việt Nam rất dồng điệu
trên con đường tìm miền đất hứa ở Mỹ, bất chấp “tương lai chủ nghĩa xã hội” của
Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng?
Ở
Việt Nam, “người giàu” là một khái niệm đã từ lâu được đánh đồng với giới quan
chức.
Từ
nhiều năm qua đã có nhiều dư luận về hiện tượng các quan chức Việt âm thầm tẩu
tán tài sản ra nước ngoài. Nhưng chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới bật ra thông
tin theo một cách “chẳng giống ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau đó là tiết lộ của vụ
Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh sáng việc Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với
19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường
trốn thuế”. Tổng cộng có đến 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước
ngoài trong những năm qua.
Tháng
7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của gần 500 đại biểu Quốc
hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu
Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta – một quốc gia
chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất
nhờ do dễ tránh thuế đánh vào tài sản cá nhân.
Sau
Nguyễn Thị Nguyệt Hường là hàng loạt cái tên lộ diện khác như Trịnh Xuân Thanh,
Lê Chung Dũng,Vũ Đình Duy của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Chưa kể những
cái tên khác chưa lộ diện…
Dù
chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với
nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là
“chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một
núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không
thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng
dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng” và sự trả thù của
người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.
Trong
những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường
nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh
chưa?”.
Cũng
đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ
biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được nhập tịch Canada.
Giới
nhà giàu phi quan chức cũng đang nhanh chân “ra đi tìm đường cứu thân”. Một phần
trong giới này là dân kinh doanh đa chủng loại nên cái gì cũng biết, chuyện gì
cũng hay, từ lâu đã gửi một phần tài sản của họ – ít nhất 1/3 – ra các ngân
hàng ở nước ngoài, bất chấp quy định của chính phủ về hạn chế gửi ngoại tệ qua
biên giới Việt Nam. Khoảng 1/3 khác được họ đầu tư vào đất là “cái không thể mất
đi được, dù có đổi tiền hay thay đổi chế độ”. Chỉ giữ lại khoảng 1/3 để làm vốn
lưu động.
Bầu
không khí trên ở Việt Nam là khá gần gũi với “người anh em Trung Quốc”.
Hiện
tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình
mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an
toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở
thành phổ biến ở Trung Quốc.
Điểm
đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ,
Châu Âu, Australia, Canada… Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của
các quan tham Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment