Khải Đơn
Thứ
sáu, 09/02/2018 | 12:02 GMT + 7
Hàng
cây ở Tôn Đức Thắng đã bị hạ đến những cây cuối cùng, chỉ còn loe ngoe vài cây.
Tôi còn nhớ những nhà hoạt động môi trường từng mặc áo dài đến ôm cây hai năm
trước đó vẫn thường bị đem ra làm trò cười trong những chế giễu ác ý trên mạng.
Những
cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1) bị chặt hạ, tháng 12/2017. (Ảnh: FB
Minhhue Tran)
Nhiều
bình phẩm trong đó có nội dung tương tự như sau: “Đâu phải cứ cây xanh là hay.
Cây xanh thì trồng lại được mà. Giải quyết tắc nghẽn quan trọng hơn”, hoặc “Vậy
thì đừng sống ở thành phố nữa, về rừng U Minh mà sống đi, tha hồ cây xanh mà ngắm”.
Vậy
Sài Gòn đang có bao nhiêu cây xanh?
Theo
số liệu từ Công ty công viên Cây xanh TPHCM thì năm 1977, khi công ty này tiếp
quản thành phố, nơi đây có 8.000 cây xanh, trên diện tích 62,5km2. Sau 40 năm,
vào tháng 6/2017, họ đã có 98.000 cây (tăng gấp 12 lần), trên diện tích thành
phố là 2.095km2.
Vậy
vào năm 1975, ta có 128 cây/km2. Đến năm 2017, trung bình 1km2 ta có 47,71 cây.
Tính
sơ sơ vậy để thấy, hơn 8,5 triệu con người ở cái thành phố rộng hơn hai ngàn
km2 này đang sống dưới bao nhiêu cái bóng râm, và công ty cây xanh thành phố gọi
đó là “tăng 12 lần” – như bài viết trên báo Pháp Luật TPHCM (1)
Chừng
đó cây xanh có đủ không?
Theo
đề xuất của tổ chức y tế thế giới WHO, các thành phố nên có trung bình 9m2 cây
xanh trên đầu người để người dân có thể sống khỏe mạnh.(2)
Tuy
nhiên, với các đô thị đang phát triển ở Đông Nam Á, con số này khó có thể đạt
được hoặc gần như không tưởng. Tại Bangkok, một thành phố gần giống mức độ phát
triển ở Sài Gòn, khoảng xanh trong thành phố là 3,49m2/đầu người (năm 2010). Tại
Metro Manlia (Philippines), khoảng xanh này vào khoảng 4,5m2/đầu người vào năm
2007. Kuala Lumpur là thành phố đáng chú ý, khi làm khoảng xanh tăng từ 2,25m2
(năm 1997) lên 12m2 (2010) (3). Không nằm trong đối tượng để so sánh vì trình độ
kinh tế quá khác biệt, nhưng tôi vẫn đưa vào, là Singapore, khoảng xanh của
thành phố này là 19,44m2 (2010). Trong khi đó, Sài Gòn, năm 2009, khoảng xanh
là 0,70m2. Và tới năm 2016, con số này ở Sài Gòn là chưa tới 2m2/đầu người (4).
Tôi
dẫn dông dài tùm lum ra như vậy để thấy, chỉ tính trên các chỉ số chính thống,
do chính nhà nước Việt Nam tự báo cáo, tự tạo ra, thì số cây xanh cần phải có
cho mỗi người chúng ta đang ở mức thấp thế nào. Và so với chuẩn mà WHO đưa ra,
nó là con số hoàn toàn không tưởng.
Những
con số này cho thấy một bằng chứng rõ ràng: sự phát triển ở thành phố này hoàn
toàn không coi trọng khoảng xanh, sức khỏe, sự lành mạnh và sinh cảnh sống của
8,5 triệu con người đang nhung nhúc chen nhau giữa những con đường đầy khói bụi
của thành phố.
Đường
hướng phát triển cho phép các tòa nhà lấn sông, xây thêm các kết cấu bê tông mới,
nhưng phớt lờ việc đòi hỏi phải có đủ khoảng xanh cho từng con người trong đó sống,
thở và được khỏe mạnh. Tới đây, tôi tự hỏi những người với ý thức nệ phát triển
liệu có biết họ đang mất gì khi mất đi những con đường dày đặc tán cây như đường
Tôn Đức Thắng?
Ồ,
không có cây xanh thì chưa chết ngay đứa nào đâu – ý nghĩ này vừa đủ an ủi cho
những kẻ háo hức chào đón các kết cấu bê tông vươn lên và tràn chiếm không gian
xanh. Nó cũng vừa vặn cho một lý lẽ rằng: phát triển mà, phải hi sinh chút ít.
Nhưng có vẻ như không phải vậy.
Một
bài review khoa học nho nhỏ của tiến sĩ Jessica Turner-Skoff (5) thống kê lại mấy
thứ như sau liên quan tới con người:
–
Cây xanh giúp làm giảm những hoạt động và ý nghĩ tiêu cực trong bộ não con người,
liên quan đến sức khỏe tâm thần.
– Giúp người ở đô thị phục hồi nhanh hơn khi bị căng thẳng, stress, dù chỉ là đi ngang qua tán cây mỗi ngày hoặc dành thời gian gần thiên nhiên nhiều hơn.
– Giúp trẻ em bị các chứng rối loạn tăng động giảm chú ý tập trung tốt hơn khi được đi dạo trong công viên.
– Giảm tỷ lệ phải xài thuốc trầm cảm nếu sống gần khoảng xanh, hoặc sống trên con đường có cây xanh gần nhà.
Nguyên
bài dài đó ai thích thì đọc ở đây:
Nhưng
nói dài như vậy tôi cũng không biết để làm gì. Bởi tôi tin rằng thành phố này
đang được xây lên bởi những con người có ý tưởng rằng họ cần bê tông, đường xá,
cao ốc… nhiều hơn con đường có bóng mát cho con cái họ đi học, công viên cho
con trẻ họ chơi, hay hàng cây để người thanh niên hẹn hò chiều cuối tuần trong
sự trong lành yên ả.
Họ
an tâm với những trảng cỏ thấp bé nhân tạo được vẽ ra và xây hàng rào trong khu
nhà vài chục tỷ vừa mua. Họ thật tâm tin để có metro người ta phải phá sạch những
cái cây khổng lồ, hoặc để có phố đi bộ Nguyễn Huệ thì nên chặt sạch cổ thụ để
trồng cây trong chậu cho đẹp.
Họ
chi phối tinh thần của toàn bộ thành phố này bằnglý lẽ hùng hồn vật chất nghe đậm
mùi lý trí – cho tới khi họ kịp tháo chạy khỏi quê hương xứ sở be bét, vì đứa
con không thể đi bộ dưới tàng cây mà không bị ho vì không khí nhiễm độc… Nhưng
họ luôn có thể bỏ đi. Còn thành phố thì đã chết sạch di sản và hàng cây cũ.
Vài
người khác vẫn nhân dịp cười nhạo những người trẻ ôm cây… gọi họ là bọn ngớ ngẩn
về U Minh mà sống.
Xét
cho cùng, yêu một hàng cây có lẽ là mệnh đề lãng mạn cũ rích rồi….
Khải Đơn
Theo khaidonbook
Chú thích:
(3)
Trang 266: https://books.google.com.vn/books…
(4)
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016: http://opendata.vn/…/b010000_2016_bchtmtqg_moi_truong_do_th…
No comments:
Post a Comment