Friday, 2 February 2018

MỸ : MỘT NHÀ NGOẠI GIAO KỲ CỰU TỪ CHỨC (VOA Tiếng Việt)



VOANews
02/02/2018

Nhà ngoại giao cao cấp đứng hàng thứ ba trong chính phủ Mỹ ngày 1/2 loan báo từ chức sau gần 30 năm công vụ. Đây là vụ từ chức mới nhất trong một loạt các vụ ‘ra đi’ của các giới chức cao cấp chuyên nghiệp rời bỏ Bộ Ngoại giao sau khi ông Donald Trump vào Tòa Bạch Ốc cách đây hơn 1 năm.

Ông Thomas Shannon khi còn là Thứ trưởng Ngoại giao nói chuyện với các nhà báo sau khi gặp chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Shotaro Yachi tại Tokyo ngày 13/6/2017.

Trong một tuyên bố, ông Thomas Shannon nói “Quyết định của tôi có tính cách cá nhân, và do lòng mong muốn gần gũi gia đình, quyết định đời sống của tôi, và vạch hướng đi mới cho những năm còn lại của tôi.”

Ngoại trưởng Rex Tillerson nói với AP rằng ông yêu cầu ông Shannon chớ từ chức. Ông Tillerson công nhận sự ra đi của ông Shannon là một mất mát đối với Bộ Ngoại giao. “35 năm kinh nghiệm không phải là chuyện có thể thay thế một sớm một chiều,” ông Tillerson nói và ca ngợi ông Shannon là một cuốn bách khoa tự điển về ngoại giao. Ông Tillerson nói thêm ông Tom Shannon luôn luôn ở trong lòng mọi người tại Bộ Ngoại giao.”

Mặc dù có những lời ca ngợi của ông Tillerson, việc ra đi của ông Shannon chắc chắn làm phát sinh những chỉ trích mới của những người gièm pha chính quyền là ông Trump và ông Tillerson đang phá hoại ngành ngoại giao, tạo nên những vấn đề về tinh thần nghiêm trọng trong hàng ngũ ngành ngoại giao.

Thứ trưởng Ngoại giao Steven Goldstein phủ nhận việc ông Shannon ra đi có dính líu đến sự sa sút tinh thần khi ngân sách bị cắt giảm trầm trọng và việc tái cơ cấu Bộ Ngoại giao.
Ông Goldstein nói ông Shannon hy vọng có nhiều thời gian hơn với cha ông sau khi mẹ ông vừa mới qua đời, đồng thời cho biết thêm là ông Shannon từng nói với ông Tillerson là sẽ ở lại Bộ Ngoại giao trong năm đầu tiên chuyển tiếp của ông Tillerson và hạn một năm này đã đến.

Việc ông Shannon từ chức đã khiến cho các chức vụ cao cấp tại Bộ Ngoại giao thiếu hụt thêm nữa. Hiện có 13 Trợ lý Ngoại trưởng, và Thứ trưởng cũng như hơn chục Đại sứ vẫn chưa được điền thế.

*
*
Bảo Hạnh (Theo Reuters)
02/02/2018  

(NLĐO) - Quan chức đứng thứ 3 của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Tom Shannon, thông báo vào ngày 1-2 rằng ông sẽ từ chức.
Ông Shannon, người đóng vai trò là thứ trưởng ngoại giao đặc trách chính trị vụ, là nhà ngoại giao cao cấp nhất tại bộ ngoại giao và cũng là nhân vật kỳ cựu trong số các vị trí ngoại giao của Mỹ trong hơn 34 năm phục vụ. Trong bức thư gửi bộ, ông Shannon (60 tuổi), nói ông từ chức vì những lý do cá nhân. 

"Đây là quyết định của riêng tôi, được đưa ra vì mong muốn tập trung vào gia đình, chiêm nghiệm về cuộc đời tôi và đặt một hướng đi mới trong những năm còn lại" - ông Shannon viết trong một bức thư gửi các nhân viên sau khi thông báo cho Ngoại trưởng Rex Tillerson về quyết định nghỉ hưu ngày 1-2. Ông Shannon đồng ý tiếp tục giữ chức vụ đến khi người kế nhiệm được xác định và đảm bảo một sự chuyển tiếp suôn sẻ.

Gần đây, công việc của ông Shannon liên quan đến những vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất, bao gồm sự tuân thủ của Iran đối với thỏa thuận hạt nhân và mối quan hệ với Nga.
Sự việc của ông Shannon tiếp tục đóng góp vào xu hướng ra đi của các quan chức ngoại giao cao cấp từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Bộ ngoại giao đã mất đi một quan chức đầy kinh nghiệm vào thời điểm Mỹ đang vật lộn với cuộc khủng hoảng trên nhiều mặt trận, đáng chú ý nhất là đe dọa hạt nhân của Triều Tiên. 

Theo một số quan chức hiện tại, việc buộc nhiều nhà ngoại giao cao cấp rời đi, sự thất bại trong việc đề cử hoặc giành được sự xác nhận của thượng viện cho các quan chức để hoàn thành vai trò chủ chốt của cơ quan và suy nghĩ cho rằng ông Tillerson là người khó tiếp cận đã khiến tinh thần các nhà ngoại giao đi xuống.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Công chúng ngoại giao và Công chúng vụ Steve Goldstein khẳng định sự ra đi của ông Shannon không liên quan đến việc xuống tinh thần và gọi ông Shannon là "một người đàn ông tuyệt vời". 

Trong thông báo đưa ra ngày 1-2, ông Tillerson chúc mừng ông Shannon về sự nghiệp lừng lẫy và nói: "Thời gian làm việc của ông ấy tại bộ ngoại giao rất tốt. Tôi đặc biệt đánh gia cao kiến thức sâu rộng, vai trò của ông ấy trong quá trình chuyển tiếp và những cống hiến cho quá trình chiến lược của chúng tôi trong năm qua".

Bảo Hạnh (Theo Reuters)
--------------------------

XEM LẠI :

ZING
26/11/2017

Niềm tin giảm sút, sốc... là cảm giác của nhiều nhà ngoại giao Mỹ trước sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Tillerson khi ông chủ trương cắt giảm nhân sự và không lắng nghe ý kiến của họ.

Trong số những viên chức tại Bộ Ngoại giao có thể gặp “rủi ro” vì chiến dịch cắt giảm nhân viên mà Ngoại trưởng Rex Tillerson khởi xướng, quyền Cục trưởng Cục An ninh Ngoại giao Ben A. Miller được cho là người ít có khả năng bị nhắm tới nhất.

Ngoại trưởng Rex Tillerson đang gặp nhiều chỉ trích vì bị cho là làm suy yếu hoạt động ngoại giao Mỹ. Ảnh: AP.

Trước đây, các nghị sĩ đảng Cộng hoà nhiều lần tấn công cựu ngoại trưởng Hillary Clinton vì cho rằng bà không chú tâm nghiêm túc đến vấn đề an ninh cho các cơ quan ngoại giao, từ sau vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya, năm 2002. Quốc hội thậm chí đã thông qua luật cho phép quan chức phụ trách an ninh cấp cao nhất ở Bộ Ngoại giao được quyền tiếp cận trực tiếp ngoại trưởng.

Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu sau khi nhậm chức, nguồn tin của báo New York Times cho biết Ngoại trưởng Tillerson liên tục bác bỏ đề xuất, đôi lúc là khẩn cấp, của Cục An ninh Ngoại giao khi đơn vị muốn trao đổi với ông. Cuối cùng, ông Miller buộc phải viện dẫn luật thì mới được gặp ông Tillerson.

Theo nhiều cựu quan chức bộ này, ông Miller chỉ được cho phép 5 phút gặp mặt. Sau đó, ông bị gạt ra lề, gia nhập hàng ngũ những quan chức cấp cao được cho “nghỉ hưu non”. 

Sự ra đi của ông Miller đánh dấu một mốc mới trong mối quan hệ ngày càng xa cách giữa ông Tillerson và nhân viên tại Bộ Ngoại giao. Hồi mùa xuân, những ý kiến còn lạc quan thận trọng dần chuyển sang nỗi lo lắng của những nhà ngoại giao về việc ông Tillerson chỉ bàn bạc và ra quyết định dựa vào nhóm cố vấn nhỏ, và không trao đổi nhiều với viên chức chuyên nghiệp. Đến mùa hè, việc ngoại trưởng quá chú trọng vào cải tổ bộ máy và “nâng cao tính hiệu quả” của Bộ Ngoại giao đã tạo ra làn sóng bất mãn ngầm.

Ông Miller đã có kinh nghiệm tại Cục An ninh Ngoại giao gần 30 năm. Ảnh: securitymagazine.

Hiện nay, sự bức xúc không còn được giấu kín nữa mà đã được bày tỏ công khai. Những nhà ngoại giao sau khi rời cơ quan đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm, đánh động đến các nghị sĩ quốc hội.

Trong thư gửi ông Tillerson tuần trước, những nghị sĩ đảng Dân chủ tại Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện đã nêu việc "hơn 100 nhà ngoại giao chuyên nghiệp rời bộ từ tháng 1”, qua đó bày tỏ lo ngại “hành động cố ý nhằm loại bỏ những quan chức ngoại giao cấp cao”.

Thượng nghị sĩ John McCain (đảng Cộng hoà) và Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen (đảng Dân chủ) cũng gửi thư đến Ngoại trưởng Tillerson viết rằng “sức mạnh ngoại giao Mỹ đang bị suy yếu từ bên trong, trong các khủng hoảng toàn cầu phức tạp thì đang gia tăng từ bên ngoài”.

Từng là tổng giám đốc tập đoàn Exxon Mobile, dưới con mắt một nhà quản trị doanh nghiệp kỳ cựu, ông Tillerson công khai quan điểm Bộ Ngoại giao là một bộ máy cồng kềnh; và những công việc ngoại giao thường ngày mà các nhân viên cấp thấp hơn đang thực hiện là không hiệu quả. 

Ông Tillerson đặt mục tiêu giảm số lượng 25.000 nhân viên toàn thời gian của Bộ Ngoại giao đi 8%, tương đương 1.982 người.

Ngay cả trước thời điểm Tillerson được phê chuẩn, đội ngũ của ông đã tìm cách sa thải nhiều nhà ngoại giao cấp cao của bộ. Trong số này gồm ông Patrick Kennedy là người được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm chức thứ trưởng phụ trách quản trị và bà Kristie Kenney là một trong 5 đại sứ chuyên nghiệp (hàm cấp cao nhất) của Bộ Ngoại giao. 

Khi từ chức, ông Kennedy và bà Kenney đều không nêu rõ lý do.

Những tháng sau, ông Tillerson tiến hành chiến dịch cải tổ mà ông cho là quan trọng nhất. Ông đã thuê 2 công ty tư vấn để thực hiện nỗ lực này. Vị ngoại trưởng cũng cho tạm ngưng việc tuyển dụng mới, gần đây thậm chí đề xuất nếu nhà ngoại giao hoặc nhân viên nào tự nguyện nghỉ việc trước tháng 4/2018 sẽ nhận gói “hỗ trợ” cao nhất là 25.000 USD trước thuế.

Bằng cách này, Tillerson hy vọng đạt được mục tiêu giảm gần 2.000 viên chức cho đến tháng 10/2018.

Làn sóng nghỉ việc để phản đối

Một trong những cách loại người mà đội ngũ của Tillerson sử dụng là từ chối chấp thuận những nhiệm vụ mà các nhà ngoại giao mong muốn, hoặc cắt giảm các phần việc của họ.
Đến nay, những nhà ngoại giao bị đẩy ra ngoài thường là các quan chức Mỹ gốc Phi hoặc gốc Latin, nhiều người là phụ nữ.

Nổi bật trong số này là bà Linda Thomas-Greenfield, nhà ngoại giao chuyên nghiệp từng là đại sứ Mỹ tại Liberia dưới thời Tổng thống George W. Bush và trợ lý ngoại trưởng phụ trách Vụ Châu Phi dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Các trợ lý của ông Tillerson từng đề nghị bà Thomas-Greenfield phải sớm rời đi, nhưng bà bác bỏ và khẳng định tiếp tục làm việc cho đến khi chính thức nghỉ hưu vào tháng 9 vừa qua.

“Tôi không nghĩ mình bị nhắm tới vì là người gốc Phi. Tôi cảm thấy bị gạt ra vì tôi là người chuyên nghiệp”, bà nói trên New York Times.

Đối với những người không bị miễn nhiệm thì “nghỉ hưu” là giải pháp nhiều người lựa chọn, khi họ thấy năng lực không có chỗ để phát huy; như trường hợp ông Miller.

Các viên chức ngoại giao vừa nghỉ hưu tháng 11 này gồm 26 vị lãnh đạo cấp cao, bao gồm hai quyền trợ lý ngoại trưởng mới ngoài tuổi 50.

Dưới thời ông Tillerson, số lượng nhà ngoại giao 2 hàm cao cấp nhất (tương đương tướng 4 và 3 sao trong quân đội) tại bộ dự kiến giảm từ 39 còn 19 vào ngày 1/12. Trong số 431 vị ở hàm tham tán công sứ (tương đương tướng 2 sao), 369 người vẫn đang ở lại trong khi 14 vị khác ám chỉ sẽ sớm rời đi.

Tuy nhiên, những quan chức “bổ nhiệm chính trị” (PA) lại chưa được chỉ định để tham gia bộ máy và lấp vào sự thiếu hụt này. Đến nay chỉ mới 10 trong số 44 vị trí PA cấp cao là đã có người đảm nhận.

“Dàn lãnh đạo rất quan trọng. Bộ Ngoại giao hiện có một khoảng trống rất lớn. Những nhân viên trẻ đang phải làm việc với sự thiếu tự tin và thiếu uy tín vốn thường đến từ đề cử của tổng thống và sự phê chuẩn của quốc hội”, bà Nacy McEldowney, cựu đại sứ vừa rời Bộ Ngoại giao sau 30 năm trong ngành, nói.

Ông Tillerson phát biểu trước các lãnh đạo và viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ khi mới chính thức nhận nhiệm vụ. Ảnh: NYT.

R.C.Hammond, người phát ngôn của Ngoại trưởng Tillerson, bác bỏ nhận định rằng việc các nhà ngoại giao rời cơ quan là gây ra tác động tiêu cực.

“Vẫn có rất nhiều người đủ năng lực đang thực thi các sứ mệnh ngoại giao Mỹ. Cho nên việc nói rằng Bộ Ngoại giao bị ‘rút ruột' là sự xúc phạm với họ”, ông này nói.

Các cựu quan chức ngoại giao không đồng tình với nhận định này.

“Nước Mỹ đang là tâm điểm của mọi khủng hoảng trên thế giới. Anh sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu không có những trợ lý ngoại trưởng và các đại sứ ở mỗi điểm nóng. Điều đó thể hiện sự coi thường công tác ngoại giao”, R. Nicholas Burns, thứ trưởng ngoại giao dưới thời ông Bush “con”, nói.

Dù chính quyền Trump xem căng thẳng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên là một trong những ưu tiên hàng đầu, tổng thống đến nay vẫn chưa đề cử vị trợ lý ngoại trưởng phụ trách Vụ Đông Á hoặc chưa đề cử đại sứ mới ở Hàn Quốc.

Tương tự, dù chiến sự ở Syria tiếp tục diễn biến phức tạp hoặc Saudi Arabia và Iran có nguy cơ xung đột, Mỹ vẫn chưa có trợ lý ngoại trưởng cho vụ Cận Đông hay đại sứ ở các nước Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Qatar, Ai Cập…

Nhiều nhà ngoại ciao bày tỏ họ vô cùng sốc với ông Tillerson, một phần do họ từng đặt nhiều kỳ vọng vào ông.

Bà Hillary Clinton hay ông John Kerry từng không được lòng nhiều trong nội bộ Bộ Ngoại giao, do hai vị này được xem là chỉ quan tâm theo đuổi các mục tiêu cá nhân hơn là công việc thực sự của bộ. Những ngoại trưởng hình mẫu được cho là các ông Colin Powell, James A. Baker III và George P. Shultz…

“Tôi từng nói với mọi người rằng ‘Tillerson sẽ rất tuyệt. Ông ấy có thể giúp định hình Bộ Ngoại giao’. Nhưng rồi tôi đã thất vọng. Hoá ra họ không chỉ là những người không tin nước Mỹ nên nắm vai trò lãnh đạo mà còn hoàn toàn không có năng lực”, bà Dana Shell Smith, đại sứ Mỹ ở Qatar vừa kết thúc nhiệm kỳ hồi tháng 6, nói với New York Times.

-----------------------------

VỀ CỰU NGOẠI TRƯỞNG HILLARY CLINTON, MỜI ĐỌC THÊM :


THẾ KỶ THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA HOA KỲ  -  Hillary Clinton
Đây là bài phát biểu của bà cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Trung Tâm Đông Tây Honolulu vào ngày 11/10/2011 cho chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ trong cả thế kỷ XXI.

Chuyển ngữ : BS HỒ HẢI
Bài viết gốc: America's Pacific Century

June 21, 2016
.
.
June 24, 2016
.
.

BÀI VIẾT GỐC :
OCTOBER 11, 2011
The future of politics will be decided in Asia, not Afghanistan or Iraq, and the United States will be right at the center of the action.
.
VIDEO : 
Secretary Clinton Delivers Remarks on America's Pacific Century
U.S. Department of State  |  Uploaded on Nov 17, 2011










No comments:

Post a Comment

View My Stats