Tin
Việt Nam
Tin Biển Đông
Báo
Công An ND đưa tin: Bộ trưởng Tô Lâm làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam. Ông Tô Lâm làm việc với PVN về “đảm bảo việc triển khai các hoạt
động dầu khí trên Biển Đông được an toàn, hiệu quả, tham gia gìn giữ, bảo vệ chủ
quyền đất nước“. Chuyện lạ, bảo vệ chủ quyền đất nước phải là chuyện của
quân đội, sao công an lại tham gia?
Bắc
Kinh tuyên bố: Trung tâm cảnh báo sóng thần của TQ ở Biển Đông ‘phục vụ cho
các nước’, theo VOA. Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Hoa, một quan chức
Trung Quốc cho biết: Trung tâm do Trung Quốc “xây dựng và quản lý” sẽ
theo dõi “mảng địa chất đứt gãy có nguy cơ gây động đất” ở Biển
Đông và cung cấp dịch vụ cảnh báo 24 giờ. Tuy nhiên, “dự án xây dựng
trung tâm sóng thần cũng được xem là nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền của Trung
Quốc ở Biển Đông”.
Mời
đọc thêm: Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu tuần tra Biển Đông — Hải quân Canada tuần tra khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (RFA).
– Lần đầu tiên từ 50 năm qua, tàu ngầm Canada đi tuần tra ở
Tây Thái Bình Dương(RFI).
Nhân
quyền ở Việt Nam
Báo
An Giang đưa tin: Xét xử nhóm đối tượng gây rối trật tự công cộng. Kết
quả phiên xử 6 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy ngày 9/2/2018 ở TAND huyện An
Phú, An Giang: Ông Bùi Văn Trung 6 năm tù; con trai ông Trung là Bùi Văn Thâm
cũng 6 năm tù; bà Bùi Thị Bích Tuyền, con gái ông Trung lãnh 3 năm tù; bà Lê Thị
Hên, vợ ông Trung, 2 năm tù treo; Nguyễn Hoàng Nam 4 năm tù; Lê Hồng Hạnh, 3
năm.
Sáu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị phạt 24 năm tù, VOA
đưa tin. Người nhà ông Bùi Văn Trung chia sẻ: “Họ mượn cái cớ kiểm tra
hành chánh, giao thông, rồi họ quy chụp cho mình tội gây rối trật tự công cộng,
nhưng thật chất là đàn áp tôn giáo”. Ông Nguyễn Văn Điền, Chủ tịch GH PGHH
thuần túy, nhận định: “Phiên tòa này, cũng như phiên tòa của tín đồ Phật
giáo Hòa Hảo Vương Văn Thả, là hoàn toàn không có công lý và vô nhân đạo”.
Ông
Bùi Văn Trung (giữa), tín đồ PGHH thuần túy, bên cạnh hai viên công an. Ảnh:
báo An Giang
Facebooker Huỳnh Đức Thanh Bình viết về lý do 6
tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo liên tục bị đàn áp, rồi phải chịu án nặng: “Ngoài
việc tổ chức 2 lễ lớn là đản sanh, thành đạo của Đức Huỳnh giáo chủ, những người
này còn kỷ niệm thêm ngày Đức Thầy vắng mặt (theo một số người là bị cộng sản
sát hại)”.
Facebooker
Huỳnh Lê bàn về những phiên tòa nghiệt ngã tiếp diễn đối với tín đồ tôn giáo
PGHH. Về vụ “gây rối trật tự công cộng” ngày 18/4/2017 mà công an đã sử
dụng để kết tội 6 tín đồ: “Có ít nhất 20 đồng đạo PGHH bị chính quyền
đe đọa, xô đẩy hay hành hung mang thương tích, trong đó có 2 người bị đánh ngất
xỉu, 2 người bị lấy xe máy, 2 người bị cướp chìa khóa xe, 2 người bị lấy giấy tờ
xe”.
Mời
đọc thêm: Sáu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị tuyên án tù(RFA).
– HRW yêu cầu Việt Nam chấm dứt đàn áp tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (RFI).
– Về một gia đình không có Tết(FB Phạm Lê Vương Các).
– Tường trình phiên xử 6 đồng đạo PGHH ở An Giang ngày
09/02/2018 (FB Bùi Văn Trung/ TD).
Văn Việt
có video phỏng vấn TS Nguyễn Quang A, có đoạn nói về việc thành lập Viện
nghiên cứu Phát triển IDS, là viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu
tiên ở Việt Nam. Ý tưởng thành lập IDS là của TS Phùng Liên Đoàn, được người
thầy là GS Lê Xuân Khoa mang về Việt Nam bàn với ông Võ Văn Kiệt thực hiện.
Dù
trải qua bao nhiêu sóng gió sóng gió, cuối cùng, IDS đã được thành lập tháng
10/2002, sống được gần 7 năm. Khi ông Kiệt qua đời, hơn một năm sau, IDS đã bị
chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giết chết qua quyết định số 97/2009/QĐ-TTg. Mời
xem clip:
Bài
thứ 4 trong loạt bài viết về nỗi oan của ông Mưu Quý Sường: Được giải oan giết vợ sau khi qua đời 5 năm: Viện kiểm sát
chưa làm tròn vai? Mời đọc lại: Kỳ 1: Được giải oan giết vợ sau khi qua đời 5 năm — Kỳ 2: Đoạn trường minh oan cho người đã khuất núi — Kỳ 3: Day dứt lời di chúc của người quá cố (NĐT).
Thêm
tin về nhân quyền: Những cựu tù nhân lưu vong: ‘Ra đi không phải là ngừng đấu
tranh!’ (RFA). – Bà Ngọc Kim: Hội sinh viên nhân quyền sẽ chuyển thành một
nghiệp đoàn sinh viên độc lập (VNTB). – Tịch thu sách ‘nhạy cảm chính trị’ gửi về từ nước ngoài (VOA).
Công tác đảng
Báo
VnExpress viết: Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam bị cảnh cáo. Theo thông
báo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam trong chiều 9/2/2018, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy và Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã “có khuyết điểm, vi phạm
theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương”, ông Nguyễn Hữu Sáng, Giám đốc
Sở Nội vụ kiêm Phó Trưởng Ban Tố chức Tỉnh ủy bị kỷ luật cảnh cáo.
Chủ
nhiệm UBKTTƯ Trần Quốc Vượng vừa công bố quy trình tiến hành công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng,
Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin. Theo đó, quy trình này sẽ được tiến hành qua ba
bước, là: bước đầu, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, lịch và kế hoạch kiểm tra; bước kế
là tiến hành kiểm tra, báo cáo; bước kết thúc là ra kết luận và tiến hành kỷ luật.
Mời
đọc thêm: Đảng viên, công chức phải gương mẫu không lãng phí, vụ lợi
trong hiếu hỉ (Infonet). – Vĩnh Phúc kỷ luật hàng loạt cán bộ, lãnh đạo (DT).
Khi cán bộ “làm thêm ngoài giờ”
Trang
VietNamNet có bài: Gục trước ‘đạn bọc đường’, người chống tham nhũng
thành kẻ bảo kê. Tác giả bàn về “những người từng là biểu tượng
của tinh thần đấu tranh chống tội phạm vậy mà đã đầu hàng trước cám dỗ, bảo kê
cho tội phạm và cũng trở thành kẻ tham nhũng” nhưng không dám liệt kê
một số tên tuổi, có lẽ vì sợ hiện tượng “tự diễn biến”.
Vụ
2 lãnh đạo UBND xã Phúc Thành làm thêm nghề… buôn bán bất động sản: Cách chức lãnh đạo xã vì bán hàng trăm lô đất sai thẩm quyền,
theo báo Người Đưa Tin. Ông Đinh Văn Dương, Chủ tịch UBND xã và ông Nguyễn Văn
Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã, đã bị kỷ luật bằng hình thức “khai trừ Đảng,
cách chức”. Trước đó, 2 ông này đã thu về hơn 22 tỷ đồng trong “thương vụ”
bán 99.000m2 đất.
Báo
Người Lao Động đặt câu hỏi: Bán logo xe “vua”: Ai nhận hối lộ tiền tỉ? Đây
là câu hỏi vẫn chưa được giải đáp dù VKSND Tối cao đã tiến hành truy tố 10 bị
can trong vụ bán logo xe “vua”. Bị cáo Nguyễn Văn Thới cho biết: Nhờ mối quan hệ
với một số CSGT, ông ta có thể “đặt vấn đề sẽ nộp tiền, dán ký hiệu
logo lên các đầu xe để một số cán bộ khi làm nhiệm vụ nhận biết và không xử phạt”.
Cán
bộ ở phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ làm thêm nghề… bán vé số: Phường in vé số rồi ‘giao chỉ tiêu’ cho cán bộ, viên chức,
báo Thanh Niên đưa tin. Ông Cồ Quốc Bảo chia sẻ về “nghề tay trái”: “Năm
ngoái, tôi nhận 30 vé nhưng bán được 10 vé, còn lại 20 vé tôi phải bỏ tiền túi
400.000 đồng để mua”. Năm nay, ông được phường giao 30 vé số để bán trong
Chi hội Cựu chiến binh thôn Tân Hà 2, “nhưng 12 hội viên chưa ai đồng ý
mua”.
Mời
đọc thêm: Cách chức chủ tịch, phó chủ tịch xã vì bán đất (KT).
– Yên Thành (Nghệ An): Giao đất trái quy định, Chủ tịch và Phó
Chủ tịch xã bị cách chức (XD). – Truy tố 10 bị can đường dây bán logo xe “vua” ở
TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương (BizLive).
Công an “nhân dân”
Ngày
9/2/2018, TAND huyện Nghi Lộc tiến hành xét xử sơ thẩm vụ Trưởng công an xã nổ súng bắn Chủ tịch xã,
VietNamNet đưa tin. Theo cáo trạng, trong cơn say, bị cáo Nguyễn Ngọc Thấu đã
dùng súng bắn đạn cao su, bắn 13 phát trong trụ sở UBND xã Nghi Quang, có phát
trúng vào ông Nguyễn Đình Thanh, Chủ tịch UBND xã này. Sau đó, ông Thấu rút kiếm
dọa chém một số người.
Cựu công an lĩnh án vì bắn chủ tịch xã, chỉ bị phạt
12 tháng tù, theo báo Dân Việt. Không những thế, 20 năm trước, ông này đã từng
bị phạt 12 tháng tù treo, tội “Gây rối trật tự công cộng”. Nếu không phải là
công an, mà là dân thường bắn chủ tịch xã, liệu ông có nhận mức án 12 tháng tù?
Ông
Nguyễn Ngọc Thấu, viên công an đã rút súng, rút kiếm trong UBND xã Nghi Quang. Ảnh:
Zing
Tiếp
tục vụ công an để người dân bị côn đồ hành hung ngay trong UBND xã: Đề nghị xử
lý nghiêm, theo báo Người Đưa Tin. Ông Lê Xuân Thắng, Công an thường trực
xã Phương Trung, cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng can ngăn nhưng không
được. Tôi cho rằng hành vi của những người nhà anh Hà là hành vi quấy rối an
ninh trật tự nơi công cộng và coi thường cơ quan công quyền. Chúng tôi cũng đề
nghị công an huyện xử lý nghiêm khắc”.
Nói
cách khác: Thứ nhất, công an xã có mặt lúc sự việc xảy ra nhưng không dám làm
gì; thứ hai, công an xã không dám xử lý vụ này mà phải đẩy trách nhiệm cho công
an huyện.
Công
an tỉnh Đồng Tháp đang làm rõ vụ việc 1 người trúng đạn khi công an làm nhiệm vụ,
báo Một Thế Giới đưa tin. PV cho biết: Đêm 8/2/2018, thanh niên tên Nhí đi nhậu
với bạn về thì gặp một “sĩ quan cấp úy tên Phong yêu cầu dừng xe”.
Trong lúc tranh cãi, Nhí liên tiếp “lỡ” va đầu vào dùi cui, rồi có tiếng súng nổ
và Nhí bị thủng bụng.
Mời
đọc thêm: Nguyên trưởng công an bắn chủ tịch xã lĩnh 12 tháng tù (Zing).
– Trưởng công an xã lãnh án vì bắn chủ tịch xã (PLTP).
Vụ án “siêu lừa” Huyền Như
Kết
quả phiên xử tối 9/2/2018: Huyền Như lĩnh thêm án chung thân, Vietinbank không phải bồi
thường, theo Zing. Bị cáo Võ Anh Tuấn, đồng phạm của bà Như, lãnh án 7
năm tù. Về chuyện bồi thường: HĐXX buộc các bị cáo Như và Tuấn phải bồi thường
cho công ty Hưng Yên 200 tỷ, bị cáo Huyền Như còn phải “bồi thường cho
4 công ty còn lại hơn 860 tỷ đồng”.
Lúc
nói lời sau cùng, Huyền Như xin giảm án cho đồng phạm Võ Anh Tuấn, VTC
đưa tin. Bà Như phát biểu: “Bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Võ
Anh Tuấn. Xin sớm kết thúc vụ án để các bị cáo được đi cải tạo và sớm trở về với
xã hội”.
Mời
đọc thêm: Tuyên án chung thân “siêu lừa” Huyền Như lúc 19 giờ tối (NLĐ).
– ‘Ôm’ án chung thân, Huyền Như khóc nghẹn tại tòa (ĐS&PL/
VNM). – Đại án Vietinbank: Thêm 1 án chung thân cho “siêu lừa” Huyền
Như (NĐT). – Xét xử siêu lừa Huyền Như: Vietinbank không phải trả 1.085 tỷ
cho 5 công ty (KTĐT). – Một hành vi xét xử hai lần? (PL&XH).
Vụ án Agribank Trà Vinh
Kết
quả phiên xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Agribank Trà Vinh chiều
9/2/2018: Cựu Phó giám đốc Agribank Trà Vinh lãnh 5 năm tù, theo
Zing. HĐXX tuyên án bị cáo Nguyễn Hữu Lộc 14 năm tù. “Bốn bị cáo khác
lĩnh từ 7 – 12 năm tù cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo trong
vụ án có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền thiệt hại hơn 50 tỷ đồng”.
Tuy
nhiên, án vừa tuyên xong, các bị cáo liền nộp đơn kháng cáo kêu oan,
báo Giao Thông đưa tin. Các bị cáo khẳng định rằng họ không phạm tội như cáo trạng
của VKSND tỉnh Trà Vinh quy kết. “Các bị cáo cho rằng bản thân các bị
cáo không có ý thức và hành vi chiếm đoạt bất kỳ một đồng nào”.
Mời
đọc thêm: 3 cựu cán bộ Agribank Trà Vinh lĩnh án tù(NĐT).
– Tuyên án vụ chiếm đoạt 52 tỉ đồng tại Agribank Trà Vinh (TT).
50 năm Tết Mậu Thân: “Chiến công” trên
xác người
BBC
bàn về “chiến công” của quân CS Bắc Việt trong Tết Mậu
Thân: ‘Những bộ hài cốt Khe Đá Mài’. Về vụ thảm sát ở Khe Đá Mài, sự kiện
bi thảm nhất trong trận Mậu Thân ở Huế, Linh mục Phan Văn Lợi chia sẻ: “Theo
lời khai của một số người Việt Cộng, người ta đã lên Khe Đá Mài để tìm… bên cạnh
các bộ xương, người ta đã tìm được y phục, những chuỗi tượng của người Công
giáo và những thẻ căn cước”.
Người dân chạy nạn trở về Huế sau khi binh lính
Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm thành phố. Hình chụp ngày 13/3/1968.
Nguồn: Getty Images/BBC
Mời
đọc thêm: Người
để lại “dáng đứng VN trên đường băng Tân Sơn Nhứt” là ai? (DV).
Nhận vơ người Hà thành
Báo
QĐND lại nhận vơ: Một người Hà thành thành danh trên đất Mỹ. Bài viết
cho biết, TS Nguyễn Trọng Bình là người Mỹ gốc Việt. Sinh năm 1949 ở Hà Nội, “năm
ba tuổi, Nguyễn Trọng Bình theo gia đình chuyển vào TP Hồ Chí Minh nên ký ức tuổi
thơ của ông ở Thủ đô nghìn năm văn hiến không nhiều… Thế nhưng ấn tượng về Hà Nội
đối với ông Bình lại rất đậm đà thông qua những câu chuyện của mẹ-một người phụ
nữ gốc Hà Nội“.
Năm
ông Bình ba tuổi, tức năm 1952, làm gì có cái gọi là TP Hồ Chí Minh để ông Bình
và gia đình vào đó? Năm 1952 là năm mà ông cùng gia đình chạy trốn cộng sản, bỏ
vào Sài Gòn, qua Nhật du học, sau đó qua Mỹ và thành danh ở Mỹ.
Nếu
ông Bình không vào Nam năm 1952, mà vẫn còn ở Hà Nội, có lẽ ông đã trở thành một
người lính Trường Sơn, bỏ mạng ở đâu đó trong chiến trường miền Nam như hàng
trăm ngàn người lính khác, lấy đâu ra “người Hà thành, thành danh trên đất Mỹ”
để báo QĐND nhận vơ vào? Ông Bình có nhớ về Hà Nội là nhớ về văn hóa Hà Nội,
con người Hà Nội, chẳng phải nhớ những người cộng sản Hà Nội.
“Lực lượng nòng cốt” của đảng
Về
vụ Công ty KL Texwell Vina bất ngờ đóng cửa, công nhân lao đao vì
không có tiền thưởng Tết, báo Công An TP HCM đưa tin. Theo tin Liên đoàn Lao động
tỉnh Đồng Nai, ông Chang Jeen Kim, Tổng giám đốc Công ty KL Texwell Vina cùng
11 cán bộ quản lý người Hàn Quốc đã chuyển hành lý về Hàn Quốc từ tối 8/2/2017.
VTC
có bài: Chủ thầu bỏ trốn, 37 công nhân nghèo không có tiền về quê ăn
Tết. Một trong các công nhân bị chủ thầu quỵt tiền ở TP Hạ Long, Quảng
Ninh, chia sẻ: “Theo đúng hẹn, sáng nay chúng tôi đến nhận tiền lương để
về quê thì không thấy chủ thầu đâu cả. Gọi điện thì tắt máy… Mấy hôm trước, anh
Sơn hứa sẽ trả lương trước Tết cho anh em, tuy nhiên, đến bây giờ thì không
liên lạc được”.
Mời
đọc thêm: Hàng ngàn công nhân tập trung đòi lương tết (RFA).
– Lo mất tết, hàng trăm công nhân ‘vây’ công ty chậm trả lương (TT).
– Lãnh đạo công ty may rời Việt Nam khi còn nợ lương 1.900
công nhân (Zing).
Hồ sơ Formosa
Nạn
nhân Formosa phải chuyển qua nuôi heo rừng: Chuyện người phụ nữ đưa heo rừng về nuôi ở vùng cát trắng,
theo báo Nông Nghiệp Việt Nam. Chị Nguyễn Thị Huy, người phải bỏ nghề ngư dân,
chia sẻ: “Qua gần một năm đầu, có khi tôi cũng định bỏ cuộc. Phần thì
chưa xuất được lứa heo mô, phần thì vốn vay đến kỳ trả nợ. May mà gia đình ai
cũng động viên”.
Gần
2 năm trôi qua sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra, chính quyền vẫn chưa làm tròn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho người dân, như RFA đã phân tích. Tuy nhiên, bộ máy tuyên truyền của
quan chức CSVN thường xuyên đưa tin, bài về những người đổi nghề “nhờ” Formosa,
một cách đánh lạc hướng dư luận.
Báo
Lao Động có bài: Hỗ trợ học nghề, chuyển nghề cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung
sau sự cố Formosa, báo VnExpress thống kê: Gần 18.000 lao động xuất khẩu sau sự cố môi trường miền
Trung, báo Tuổi Trẻ viết: Giao lưu trực tuyến về hỗ trợ ngư dân sau sự cố Formosa,
nhưng là “hỗ trợ” ngư dân chuyển đổi nghề.
Mời
đọc thêm: Xử lý chất thải và những luật lệ của Hoa Kỳ(NV). Mời
đọc lại: Thủ tướng Việt Nam không giữ lời liên quan sai phạm của
Formosa? (RFA).
***
Thêm một số tin trong nước: Đáp lời Ts. Phạm Sĩ Liêm và Nhà báo Mai Dương về dự án nghĩa
trang cao cấp cán bộ(VNTB). – Tại sao phải truy tố Vũ Nhôm thêm tội danh “lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong thi hành công vụ”? — BOT tại Việt Nam: Hiện tượng hoạt động vô chính phủ (RFA)
– Chiêu ‘mua rễ hồ tiêu’ của thương lái Trung Quốc tái xuất tại
VN (VOA). – Xuất khẩu nông sản trước nhiều thách thức (NNVN).
– Hà Nội: Sông cầu Bây ô nhiễm nghiêm trọng (NĐT).
Tin
thế giới
Chính trường Mỹ
Chính
phủ Mỹ đã mở cửa trở lại vào sáng 9/2, sau hơn 8 tiếng đóng cửa. Dự luật chi tiêu ngân sách
sau khi điều chỉnh lại nội dung, đã được Thượng Viện bỏ phiếu lúc 2h sáng 9/2 với số 71 thuận và 28
phiếu chống. Hạ Viện cũng bỏ phiếu lúc 5h30′ sáng, thông qua với số phiếu
240-186.
Mặc
dù 67 dân biểu đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống, nhưng 73 dân biểu đảng Dân chủ đã
bỏ phiếu thuận. Các dân biểu đảng Dân chủ bỏ phiếu thuận do họ lo ngại bị đổ lỗi
chuyện chính phủ bị đóng cửa lần nữa, ảnh hưởng tới các hoạt động thiết yếu của
các cơ quan chính phủ liên bang, như bệnh viện, trường học… Sau khi được lưỡng
viện thông qua, dự luật được chuyển qua cho TT Trump ký, đến sáng nay thì chính
phủ mở cửa trở lại.
Báo
New York Times đưa tin: Nhân vật thứ 3 ở Bộ Tư pháp từ chức. Đó là bà Rachel
Brand, là nhân vật được xếp vị trí thứ ba, chỉ sau Bộ trưởng Jess Sessions và
thứ trưởng Rod Rosenstein, cuối cùng cũng bỏ ra đi sau 9 tháng nhậm chức. Có lẽ
sức ép công việc quá lớn, khi TT Trump liên tục tấn công Bộ Tư pháp và cơ quan
FBI vì cơ quan này đang thực hiện cuộc điều tra vụ bê bối Trump – Nga.
Đài
ABC đưa tin: Chánh Văn phòng tòa Bạch Ốc nói ông sẵn sàng từ chức.
Ông tướng 4 sao John Kelly đã được TT Trump đưa về tòa Bạch Ốc để dẹp loạn, củng
cố lại đội ngũ nhân viên, sau sự cố Giám đốc Truyền thông Anthony Scaramucci
làm náo loạn Nhà Trắng. Ông tướng này từ Bộ Nội an, nhảy vào Nhà Trắng giúp
Trump. Nếu ông ra đi, tòa Bạch Ốc sẽ như thế nào, chắc không ai tưởng tượng ra.
Hai
ngày trước, Thư ký tòa Bạch Ốc là ông Rob Porter cũng đã từ chức.
Ông này bị từ chức vì bị cáo buộc bạo hành vợ cũ. Không chỉ một, mà cả
hai người vợ cũ đều lên tiếng tố cáo ông Porter, đã từng đánh vợ bầm dập. Không
phải mới đây, mà hai người này đã lên tiếng khi tòa Bạch Ốc cho điều tra thân
nhân ông Porter, nhưng tiếng nói của họ đã bị Nhà Trắng bỏ qua. Gần đây, họ tìm
tới báo chí lên tiếng, thế là kẻ ngồi trong tòa Bạch Ốc buộc phải ra đi.
Trump lại đưa tin vịt về Thượng nghị sĩ Mark Warner khi tweet rằng,
ông Warner bị bắt gặp khi tiếp xúc với một nhà vận động hành lang cho một tay đầu sỏ chính trị Nga và rằng Warner
không muốn để lại “dấu vết” trong một cuộc họp “riêng tư” ở London với cựu viên
chức tình báo Anh Steele.
Tin
trên đã bị nhà báo Steven Dennis của hãng tin Bloomberg bác bỏ.
Ông Dennis nói, Thượng nghị sĩ (Dân chủ) Mark Warner và Thượng nghị sĩ Richard
Burr (Cộng hòa), chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng Viện, từng người đã tìm cách gặp
ông Steele để phỏng vấn [vụ tài liệu Nga] mà không thành công. Ông Burr đã nói
trong một cuộc họp báo hồi tháng 10/2017 nên tin này chẳng có gì mới.
Thượng
nghị sĩ (Cộng hòa) Marco Rubio cũng đã bảo vệ cho Thượng nghị sĩ (Dân chủ) Mark
Warner khi viết trên Twitter: “Thượng nghị sĩ Warner tiết lộ đầy đủ điều này với Ủy ban bốn tháng trước
đây. Không có tác động gì đến công việc của chúng tôi“.
Hết
chống di dân bất hợp pháp, Trump chuyển sang đối tượng mới là di dân hợp
pháp: TT Trump nhắm đối tượng mới? Di dân hợp pháp hưởng phụ cấp
chính phủ, là tựa đề bài viết của VOA. Những người mà ông Trump nhắm tới
là các thường trú nhân sống hợp pháp trên đất Mỹ, sẽ bị Sở Di trú săm soi chuyện
nhận trợ cấp của họ.
Theo
bản dự thảo mà Bộ An ninh Nội địa soạn, “một người sẽ được coi là một ‘gánh
nặng’ nếu họ lệ thuộc vào bất cứ sự hỗ trợ nào của chính phủ dưới hình thức tiền
mặt, ngân phiếu hay chuyển ngân khác, hoặc bất cứ công cụ và sự hỗ trợ ‘phi tiền
mặt’ nào dưới hình thức cứu trợ, dịch vụ, hoặc các loại phụ cấp khác”.
Tin Bắc Hàn
VOA
có bài: Khai mạc Olympic Pyeongchang với chút khó xử về ngoại giao.
Các nhà lãnh đạo từ các nước bị xem là kẻ thù không đội trời chung, đã được sắp
xếp ngồi rất gần nhau. Nước chủ nhà Nam Hàn muốn cải thiện mối quan hệ với Bắc
Hàn, đã sắp xếp để vợ chồng tổng thống Moon Jae-in ngồi cùng với Phó TT Mỹ
Mike Pence và phu nhân, trong khi hai quan chức cao cấp nhất của Triều Tiên ngồi
hàng sau.
Hàng
đầu: (Từ phải qua) TT Nhật Shinzo Abe, PTT Mỹ Mike Pence và phu nhân, phu
nhân và TT Nam Hàn Moon Jae-in. Hàng trên: Hai người mặc đồ đen ngồi cạnh nhau
là ông Kim Yong Nam và cô Kim Yo Jong, em gái Kim Jong-un. Ảnh: Getty
Images
RFI
đặt câu hỏi: Bắc Triều Tiên muốn gì ở Pyeongchang?Bài viết có đoạn:
“Có thể nói, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã khôn khéo thực hiện
chính sách ‘ngoại giao Thế Vận Hội’ và tách bạch hai vấn đề: ‘Hòa giải liên Triều’
là một chuyện. ‘Hạt nhân’ là một chuyện khác. Thể thao là một ‘công cụ’ để đối
thoại. Còn vấn đề hạt nhân là chuyện giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ“.
BBC
có clip, ‘Kim Jong-un’ dạo phố cùng ‘Donald Trump’ ở Seoul. Dĩ nhiên đây là hai
người đóng thế hai nhân vật như nước với lửa Trump – Kim này:
Mời
đọc thêm: Phó TT Mỹ dự Olympic không phải để đàm phán với Bình Nhưỡng — Thế Vận 2018: Seoul-Bình Nhưỡng hòa dịu nhưng khó “đột phá
ngoại giao” (RFI). – Cái bắt tay giữa Tổng thống Hàn Quốc và em gái Kim Jong-un (ĐSPL).
– Tổng thống Hàn Quốc dùng bữa trưa với em gái nhà lãnh đạo
Triều Tiên (VOV). – Triều Tiên rút lại đề nghị cung cấp nhiên liệu cho tàu
Mangyongbong-92 (TTXVN). – Thế Vận
hội Pyeongchang ‘lạnh nhất’ trong lịch sử (BBC). – Người
Hàn Quốc cấm kỵ khoe cái tôi?(BBC).
Các tin châu Á khác
BBC
đưa tin: Reuters công bố cuộc điều tra vụ thảm sát người Rohingya.
Hai nhà báo của Reuters ở Myanmar là Wa Lone và Kyaw Seo Oo đã bị bắt giữ ngày
12/12/2017, với cáo buộc vi phạm Luật Bí mật của Myanmar. Hôm qua, Reuters đưa ra phóng sự điều tra đặc biệt liên
quan đến vụ bắt giữ hai nhà báo này.
Reuters
tiết lộ sự thật phía sau vụ bắt giữ hai nhà báo của họ, khi cung cấp chi tiết
cuộc điều tra vụ thảm sát người Rohingya, được thực hiện bởi quân đội và dân
làng. “Reuters khẳng định, họ phát hiện bằng chứng cho thấy 10 người
Rohingya đã bị giết bất hợp pháp ở bang Rakhine năm 2017″.
Mời
xem clip phóng sự điều tra đặc biệt của Reuters/ Al Jazeera:
BBC
có bài: Campuchia: Kiến nghị điều tra Facebook của Hun Sen.
Luật sư Richard Rogers của ông Sam Rainsy, nhân vật biểu tượng của đảng đối lập
CNRP hiện đang lưu vong ở Paris, kiến nghị Facebook điều tra ‘sự nổi tiếng’ bất
thường của tài khoản Facebook TT Hun Sen. “Kiến nghị cáo buộc ông Hun Sen đã
dùng ngân sách nhà nước để mua quảng cáo của Facebook“.
Trang
Facebook của
TT Hun Sen có khoảng 9,5 triệu người theo dõi, nằm trong số Facebook các nhà
lãnh đạo có lượng người theo dõi lớn nhất trên thế giới. Facebook của ông Hun
Sen còn có lượng người tương tác lên đến 58 triệu, đứng thứ 3, chỉ sau FB của
TT Ấn Độ Narendra Modi và TT Mỹ Donald Trump.
Mời
đọc thêm: Hoa Kỳ quan ngại về 11 người Uighur ở Malaysia (RFA). – Ngoại trưởng Anh tới Bangladesh để gặp người Hồi giáo
Rohingya (TTXVN). – Miến Điện: 2 nhà báo Reuters bị bắt vì đã điều tra về người
Rohingya — CPI xem xét vấn đề tội ác chống nhân loại ở Venezuela và
Philippines — Quần đảo Maldives, quân cờ trong cuộc đọ sức Ấn-Trung (RFI).
– Trung Quốc “xuống nước” mở lại đèo Nathu La cho người hành
hương Ấn Độ (Infonet).
***
Thêm tin thế giới: Nghị sĩ Đức đến Crimea tìm cách gỡ trừng phạt Nga (ĐV).
– Quốc tế kêu gọi các ngân hàng Singapore ngừng cấp tài chính
cho nhiệt điện (RFA). – Thủ tướng Nhật Bản nói không thể sửa đổi thỏa thuận ‘an úy
phụ’ với Hàn Quốc (VOA). – Bạn có
muốn học bay làm phi công? (BBC).
No comments:
Post a Comment