Sunday, 1 October 2017

TRUNG CỘNG :VUA TRỘM CẮP TRÊN INTERNET (Ngoc Truong - Danlambao)





Báo cáo công bố ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban Tái xét Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung cộng (US-China Economic and Security Review Commission) thuộc Hạ viện Hoa Kỳ, và tường thuật của báo Wallstreet Journal năm 2009, cho thấy: TC thủ đắc nhiều kỹ thuật quân sự của Mỹ qua các hoạt động trộm cắp tình báo, hoặc trộm cắp qua internet.

Mạng lưới của Bộ Tư pháp Philippines bị TC xâm nhập, đánh cắp thông tin liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Á Châu và Thái Bình Dương (APEC). Tin tặc Trung cộng cũng xâm nhập công ty luật vụ kiện của Philippines về bành trướng lảnh hải trước Toà án hòa giải thường trực ở The Hague, chính Tòa này tuyên bố TC bành trướng lảnh hải ở biển Đông là bất hợp pháp.

Các đồng minh của Mỹ ở Á châu: Thái Lan, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản cũng bị tin tặc, gián điệp internet tấn công, hoặc đánh cắp tin tình báo lẫn bí mật võ khí Mỹ cung cấp như phi cơ chiến đấu, tàu lặn không người lái (drone dùng dưới nước), hệ thống hỏa tiễn Patriot chống phi đạn. Thế liên minh quân sự với Hoa Kỳ bị suy yếu.

Đài Loan: mục tiêu chánh các tấn công mạng lưới internet, từ 2002 56 điệp viên Trung cộng bị Đài Loan bắt giữ, có Thiếu tướng Lo Hsien-che Giám đốc Nha thông tin và viễn thông điện tử quân đội Đài Loan, đang ngồi tù chung thân.

Phó Đô Đốc (Vice admiral) cựu Tư lịnh phó Hải quân Đài Loan, bị cáo buộc cung cấp tài liệu mật của Sở Nghiên cứu Thiên văn và Hải dương cho Cục 2 tình báo (2PLA) thuộc Bộ TTM Quân đội TC.

Tướng Lo Hsien-che trong lần thăm cơ sở viễn thông quân sự.

Viện Kỹ thuật Thông tin và Viễn thông Quốc gia Nhật cho hay trong năm 2014, 40% xâm nhập vào mạng lưới của cơ quan này là do TC thực hiện, ước lượng 26 tỷ lần (26 billion) chúng cố đột nhập cho bằng được.

Úc, tai, mắt, thân tín của Mỹ ở khu Á châu, đồng minh nói tiếng Anh lâu đời, cũng không thoát khỏi xâm nhập đại quy mô của gián điệp internet phát xuất từ lục địa Trung hoa. Các mạng lưới của Sở Khí tượng bị tấn công liên tục, cơ quan này cung cấp dữ kiện khí tượng, thời tiết cho Bộ Quốc phòng Úc và đồng minh Mỹ (phòng thủ ANZUS).

Tình báo Mỹ xác định tin tặc TC trộm bí mật về chiến đấu cơ Lockheed Martin F-35 Lightning II của nhà thầu tư nhân. Bí mật bị trộm gồm:

- Chi tiết Hệ thống quang điện định vị mục tiêu (dùng sóng điện tử, tia laser định khoảng cách và tìm mục tiêu tấn công).

- Lớp vỏ tàng hình của phi cơ, mới hơn so với F117 va B2, hút tia radar không cho phản hồi.

- Ống phun khí thải, ngăn hơi nóng của máy phản lực phát ra.

TC áp dụng các bí mật này cho việc chế tạo chiến đấu cơ Chengdu J-20, tàng hình thuộc thế hệ thứ năm. Theo CIA, chiến đấu cơ loại nhỏ đang thí nghiệm FC-31, hay gọi là J31 của TC, cũng ăn cắp kiểu từ F35 của Mỹ. Hình dạng bên ngoài FC-31 giống như in so với F35.


Ủy ban nói trên báo động mối đe dọa internet nghiêm trọng là có thật. Hàng ngũ gián điệp internet TC rất mạnh, kỹ thuật cao, nhiều lần chiến thắng trong không gian ảo, chiếm đoạt nhiều thông tin quốc phòng và thương mại cho TC. Ủy ban yêu cầu FBI thông báo cho Quốc hội nguy hiểm từ các trang bị thông tin điện tử do TC sản xuất, chế tạo hoặc ráp lại, bất kể công ty sản xuất với vốn toàn phần của chính phủ hay không. 

Hai công ty viễn thông Huawei Technologies và ZTE bị chính phủ Mỹ điểm mặt cộng tác với tình báo TC chế tạo dụng cụ điện tử hoạt động bí mật điều khiển từ xa.

ZTE:

Tháng 3, 2017: bị phạt 1.10 tỷ US vì xuất cảng kỹ thuật của Mỹ cho Iran và Bắc Hàn, vi phạm lịnh phong tỏa kinh tế. Số tiền phạt lớn nhứt trong lịch sử cấm xuất cảng hàng hoá của Mỹ.

Huawei: 

Tháng 10, 2012: Canada không cho Huawei xây dựng hệ thống thông tin của chính phủ vì lý do an ninh.

Tháng 3, 2016: Ba nhân viên Huawei từ lục địa, bị Canada không cho nhập cảnh cư ngụ, tình nghi gián điệp.

Tháng 11, 2016: Ngũ giác đài phát giác "ngõ sau" (backdoor) trong sản phẩm điện tử Boyusec và Huawei đồng sản xuất có liên hệ mật thiết với Bộ An ninh Quốc gia TC, tạo chương trình xấu (malware) kiểm soát, khống chế hoạt động của dụng cụ với ác ý. 

Tháng 5, 2017: bồi thẩm đoàn buộc công ty phải trả 4.8 triệu US cho T-mobile về tội đánh cắp bản quyền robot Tappy. Bản án đang được nghiên cứu.

Lenovo, Huawei, Xiaomi: 

Laptop, điện thoại thông minh bị phát giác có gài chương trình gián điệp (spyware).

Riêng Lenovo chịu trả 3.5 triệu US tiền phạt.

Gián điệp không phải là chuyện mới. Thời đại thông tin, mọi liên lạc tuỳ thuộc vào máy điện toán, nhứt là internet, của ngỏ thông tin, dữ kiện, miền đất màu mỡ cho tin tặc săn đuổi thông tin mật và phá hoại có chủ ý. Bước qua internet of things (mạng lưới của đồ vật), chuyện trộm cắp sẽ nhiều hơn nữa. Chơi với kẻ bất lương như TC phải cẩn thận, mỗi cá nhân nên "Cẩn tắc vô ưu", tránh không mua smart phone Huawei, Xiaomi, hay laptop, tablet hiệu Lenovo. Mua sản phẩm điện tử của TC, chúng hưởng trọn, biết đâu phần tiền đó làm thành viên đạn bắn vào ngư phủ Việt Nam bên kia Thái bình dương. Dù trong máy Dell, HP (Hewlett Packard) có phụ tùng, nhân công của TC, chúng chỉ lấy được 10-20% . Ít ra chúng ta không làm tăng thêm sức mạnh kẻ thù cướp nước. Đồng thời tránh việc mất cắp dữ liệu cá nhân. Xem là việc nhỏ, nhưng tác dụng lâu dài và không phải không làm được.

30 ttháng 9, 2017


_______________________________________

Phụ lục:

Quân báo TC được cải tổ từ cuối 2015, tách khỏi Bộ TTM thành 1 đơn vị hoạt động riêng, mang tên Lực lượng Yểm trợ Chiến lược (LLYTCL), báo cáo trực tiếp lên Quân Ủy T.Ư.

LLYTCL phụ trách không ảnh vệ tỉnh, phi cơ không người lái (UAV- Drone) và gồm:

- Cục 3 (3PLA): Truyền tin tình báo cấp quốc gia và cấp quân đội dùng hệ thống truyền tin cổ điển và hoạt động của các mạng lưới điện toán.

- Cục 4 (4PLA): Lực lượng xung kích chiến tranh điện tử, có khả năng tình báo điện tử.

Riêng Cục 2 (2PLA) vẫn trực thuộc Bộ TTM, phụ trách báo cáo mật của điệp viên, điều hành tổ chức Tùy viên Quốc phòng các tòa đại sứ, điều động các binh đoàn Lực lượng Đặc Biệt.

Tham khảo:









No comments:

Post a Comment

View My Stats