Tin Thế Giới
1.
LHQ đưa Ả Rập Xê Út và liên quân vào danh sách đen
Ngày 06/10/2017, Liên Hiệp Quốc đã công bố một bản báo cáo về vấn đề trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang. Lần đầu tiên, tên của Ả Rập Xê Út, quốc gia lãnh đạo liên minh quân sự tại Yemen, xuất hiện trong phụ lục các nước chịu trách nhiệm về tình trạng sát hại trẻ em.
Liên Hiệp Quốc cáo buộc Ả Rập Xê Út là nguồn gốc khiến 683 trẻ em thiệt mạng trong các trận oanh kích trường học hay bệnh viện. Riyad phản đối các cáo buộc trên.
Thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình từ New York :
« Đây là một trong số các bản báo cáo hàng năm nhạy cảm nhất về mặt chính trị của Liên Hiệp Quốc. Và năm nay, tên của Ả Rập Xê Út, nước đóng góp tài chính lớn cho Liên Hiệp Quốc, nằm trong danh sách đen các nước chịu trách nhiệm gây ra cái chết của trẻ em vì tham chiến tại Yemen từ năm 2015.
Đại sứ Ả Rập Xê Út phản đối những thông tin này và cho rằng số liệu thống kê bị sai lệch. Ông nói : « Vương quốc Ả Rập Xê Út và đồng minh khẳng định lại là chúng tôi tiến hành những biện pháp rất quan trọng để bảo vệ thường dân trong các chiến dịch quân sự nhằm chấm dứt nỗi đau khổ của người dân Yemen và giảm thiệt hại nhân mạng ».
Và đại sứ Abdallah Al-Mouallimi cáo buộc phe đối lập mới là những người phải chịu trách nhiệm thật sự : « Nhóm Houthi và lực lượng trung thành với tổng thống Saleh tiến hành các hành động bất hợp pháp và vô nhân đạo khiến người dân gặp nguy hiểm, kể cả việc sử dụng trẻ em làm lá chắn ».
Năm ngoái (2016), Ả Rập Xê Út xuất hiện ngắn ngủi trong danh sách này trước khi được rút khỏi vì Riyad gây sức ép tài chính. Năm nay, một thỏa hiệp đã được tìm ra bằng cách liệt tên quốc gia Hồi Giáo này vào danh sách các nước cần tìm cách để tránh các cuộc tấn công nhắm vào trẻ em. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Amnesty International) đã lên án tính đạo đức giả của lời tuyên án nửa vời này ».
Mỹ phê chuẩn bán hệ thống THAAD cho Ả Rập Xê Út
Ngày 06/10/2017, bộ Ngoại Giao Mỹ đã phê chuẩn quyết định bán hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD cho Ả Rập Xê Út. Theo đó, 44 bệ phóng tên lửa đạn đạo THAAD và 360 quả tên lửa, cùng với nhiều radar và thiết bị kiểm soát sẽ được bán cho Riyad với tổng trị giá khoảng 15 tỉ đô la.
Trong một bản thông cáo, bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết : « Quyết định bán này nhằm tăng cường lợi ích an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời ủng hộ lâu dài an ninh của Ả Rập Xê Út và các nước Vùng Vịnh trước Iran và các mối đe dọa khác trong vùng ».
Reuteurs nhắc lại, Ả Rập Xê Út, được Mỹ hậu thuẫn, là đối thủ lâu đời của Iran, trong khi Teheran đang nắm trong tay một trong những kho vũ khí lớn nhất Trung Đông. - RFI
|
|
2.
Nga: Đối lập biểu tình phản đối đúng ngày sinh nhật tổng thống Putin
Hôm 07/10/2017, nhiều cuộc biểu tình diễn ra trên toàn thể nước Nga, theo lời kêu gọi của nhà đối lập Nga Alexei Navalny. Những cuộc biểu tình bất hợp pháp này được tổ chức vào ngày sinh nhật thứ 65 của ổng thống Nga Vladimir Putin.
Alexei Navalny không thể có mặt trong cuộc biểu tình vì thứ Hai 02/10, ông đã bị kết án 20 ngày tù vì đã kêu gọi các cuộc biểu tình bị coi là bất hợp pháp. Cho dù vậy, những người ủng hộ Navalny vẫn quyết tâm biểu tình. Thông tín viên RFI đã đến trụ sở của họ tại Matxkơva vào hôm qua.
Khoảng 20 thành viên đấu tranh đang ngồi trước máy vi tính, một vài tấm áp phích mang ảnh của Alexei Navalny: trụ sở của khắc tinh của tổng thống Putin đang chuẩn bị cho một ngày hành động mới... Họ tuyệt đối không dù từ ngữ biểu tình, mà chỉ nói là sẽ « đi dạo » trên đường phố Matxkơva...
Theo Nikolai Liaskine, điều phối viên tại thủ đô Nga của phong trào Navalny, thì từ ngữ được chọn cẩn thận vì ở Matxkơva biểu tình bị cấm, nhưng « đi dạo » ở trung tâm thành phố là điều hợp pháp, và mọi người sẽ vừa đi dạo vừa nói về Alexei Navalny ! Cảnh sát có thể bắt bớ họ, nhưng các thành viên phong trào Navalny tuyệt đối không phạm pháp.
Cuộc phỏng vấn ông Liaskine phải dừng lại đột ngột một chục cảnh sát viên mặc đồng phục xông vào tòa nhà. Cảnh sát muốn khám xét các phòng làm việc, viện cớ là để điều tra về vụ người đứng đầu trụ sở này bị tấn công vào tháng trước… Các thành viên đấu tranh đã dùng điện thoại quay cảnh lục soát trước khi bỏ đi để khỏi bị bắt.
Một người xác định rằng trong thực tế, cảnh sát không tìm gì cả mà chỉ muốn hăm dọa giới ủng hộ ông Navalny. Đối với nhân vật này, phong trào đấu tranh không sợ, vì điều quan trọng là đất nước Nga được tự do, để có những cuộc bầu cử thực sự và một quyền lực hợp pháp.
Đứng trên vỉa hè dưới cơn mưa, các nhà hoạt động chờ cảnh sát khám xét xong... Tất cả đều khẳng định là sẽ xuống đường vào hôm thứ bẩy này bất kể nguy cơ bị bắt giam... - RFI
|
|
3.
Nam Á: Ấn Độ tìm cách đối phó với tiền của Trung Quốc
Ấn Độ tìm cách bảo vệ phạm vi ảnh hưởng lâu năm tại Nam Á, khu vực đang được Trung Quốc đầu tư hàng triệu đô la. Nhiều chuyên gia tham dự hội nghị Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại New Delhi, diễn ra từ ngày 04-06/10/2017, cho rằng Ấn Độ phải phát huy thế mạnh riêng thay vì đối chọi với tiền của Trung Quốc.
Trả lời kênh CNBC ngày 06/10, thượng nghị sĩ Ấn Độ Shashi Tharoor nhận định : « Trung Quốc có thừa vốn để đầu tư, chúng tôi thì không thể, nhưng chúng tôi có thể tự lực trong những lĩnh vực có giá trị khác nhau. Đây là điều luôn được đánh giá cao và theo đuổi ».
Có nghĩa là để tránh bị Trung Quốc lấn lướt trên sân nhà, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nên tiếp tục xuất khẩu công nghệ giá rẻ và cung cấp các khoản tín dụng phát triển ưu đãi. Vì từ lâu Ấn Độ đã nổi lên là quốc gia hàng đầu về công nghệ chi phí thấp ở Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài dược phẩm giá phải chăng rất được quan tâm, Ấn Độ cũng đang dẫn đầu trong ngành năng lượng mặt trời.
Biên tập viên đối ngoại Suhasini Haidar của tờ The Hindukhẳng định New Delhi « sẽ gây thất vọng nếu quyết tâm cạnh tranh với Trung Quốc trên mặt trận đầu tư », thay vào đó, nên phát huy lợi thế vì Ấn Độ cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự với các nước trong vùng, như đói nghèo và thời tiết khắc nghiệt.
Còn theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Leela Ponappa, New Delhi còn có thể hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế của các nước Nam Á với những khoản vay bằng đồng rupi Ấn để giảm các vấn đề liên quan đến tỉ giá hối đoái và phá giá đồng tiền.
CNBC nhắc lại, để theo đuổi tham vọng dự án « Một Vành Đai, Một Con Đường », Bắc Kinh đã đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng khác nhau ngay trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ, như cảng Hambantota tại Sri Lanka, Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc-Pakistan. Điều này đã khiến New Delhi tức giận và từ chối tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc.
Ngoài ra, còn phải kể thêm sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai cường quốc châu Á cả về tăng trưởng kinh tế lẫn tranh chấp biên giới trên cao nguyên Doklam từ tháng 09/2017. - RFI
|
|
4.
Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ sắp đến Pakistan để gây sức ép
Theo AFP ngày 07/10/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump trong những tuần tới sẽ điều hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng đi công tác tại Pakistan. Mục tiêu là nhằm gây áp lực lên quốc gia đồng minh bị cáo buộc là đã làm ngơ cho một số nhóm thánh chiến.
Vài tuần sau khi ông Trump chỉ trích Islamabad « chứa chấp những kẻ gây hỗn loạn », ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dự kiến đến Pakistan vào cuối tháng 10. Theo nhiều nguồn tin Mỹ và Pakistan, sau đó bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis cũng sẽ theo chân. Chuyến viếng thăm của hai vị bộ trưởng Mỹ nhằm chuyển giao thông điệp là Pakistan cần chấm dứt việc ủng hộ các nhóm thánh chiến.
Washington rất bực tức khi thấy Pakistan cho một số nhóm thánh chiến hoặc quân Taliban trú ngụ, trong khi lực lượng Mỹ đang chiến đấu với những nhóm này bên kia biên giới, ở Afghanistan.
Quan hệ giữa hai nước đặc biệt căng thẳng từ năm 2011, sau khi tổng thống Barack Obama bật đèn xanh cho chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Oussama Ben Laden tại Abbottabad, thành phố có các khu gia binh Pakistan.
Tình hình đến nay vẫn không tốt đẹp hơn. Hồi tháng Tám, tổng thống Donald Trump đòi hỏi Pakistan phải thay đổi thái độ. Ông nói : « Chúng tôi đã viện trợ hàng tỉ và hàng tỉ đô la cho Pakistan, nhưng đồng thời họ lại chứa chấp chính những tên khủng bố mà chúng tôi phải chiến đấu ».
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis tuần này nhắc lại trước Quốc Hội, là ông sẽ « cố gắng thêm một lần nữa để xem có cải thiện được gì không ».
Ngoại trưởng Pakistan, công du Hoa Kỳ hôm thứ Tư 4/10 cho rằng những cáo buộc của Mỹ là « không có cơ sở », « không thể chấp nhận được », « không thể nói chuyện với những người bạn từ 70 năm kiểu như vậy". - RFI
|
|
5.
Tây Ban Nha: Liên minh đòi độc lập Catalunya bắt đầu bị chia rẽ
Cuộc đối đầu vẫn tiếp tục giữa chính quyền trung ương Tây Ban Nha và phe đòi độc lập Catalunya. Tuy nhiên, ngày 06/10/2017, chính quyền Madrid đã có cử chỉ hòa dịu khi tỉnh trưởng Enric Millo, đại diện Nhà Nước tại Catalunya, đã xin lỗi về các hành động bạo lực của cảnh sát xảy ra ngày 01/10.
Trong khi đó, sự chia rẽ bắt đầu xuất hiện trong nội bộ một số đảng đòi độc lập cũng như sự di dời trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn ra khỏi vùng Catalunya khiến lãnh đạo đối lập Carles Puigdemont lâm vào tình cảnh phức tạp. Trước hết, ông đã dời ngày đọc diễn văn đơn phương tuyên bố độc lập trước Nghị Viện sang thứ Ba 10/10 thay vì thứ Hai như dự kiến.
Từ Barcelona, thông tín viên RFI Véronique Gaymard và Richard Riffoneau giải thích thêm :
« Đảng của ông Carles Puigdemont đã yêu cầu ông bớt hung hăng, còn hai nhà lãnh đạo Santi Vila và Marta Pascal của đảng PdeCat, theo chủ trương ôn hòa ở Catalunya, đã lên tiếng cảnh báo về những quyết định vội vàng, có thể không sửa chữa được. Hai lãnh đạo này cố giảm bớt căng thẳng với Madrid và muốn ưu tiên một biện pháp hòa giải.
Ông Artur Mas, cựu chủ tịch đảng Generalitat, khi trả lời phỏng vấn báo Financial Times, cũng công nhận là lộ trình không rõ ràng. Theo ông, ba trụ cột là tư pháp, kiểm soát lãnh thổ và thu thuế đã không hội tụ đủ tại Catalunya để có thể đi đến độc lập.
Một mối bận tâm khác là kinh tế và tài chính : Chính quyền trung ương Madrid đã ban hành một sắc lệnh tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chuyển trụ sở sang các tỉnh khác. Sau ngân hàng Sbadell, đến lượt Caixa, ngân hàng lớn thứ ba của Tây Ban Nha, thông báo chuyển trụ sở sang thành phố Valencia. Tập đoàn khí đốt Gas Natural cũng tuyên bố rời trụ sở đến Madrid.
Trong bối cảnh căng thẳng này, một phong trào vận động công dân, tự nhận là phi chính trị, kêu gọi người dân tập trung trước các tòa thị chính trên khắp Tây Ban Nha, mặc trang phục trắng và không mang cờ, để yêu cầu các chính trị gia tiến hành đối thoại thực sự". - RFI
|
|
6.
Miến Điện: Phiến quân Rohingya chấp nhận mọi cử chỉ xoa dịu của chính phủ
Hai ngày trước khi hết hạn hưu chiến tự tuyên bố cách đây một tháng, ngày 07/10/2017, nhóm nổi dậy chính thuộc sắc tộc thiểu số Rohingya Hồi Giáo xác định sẵn sàng đáp ứng mọi cử chỉ xoa dịu từ phía chính phủ Miến Điện.
Lực lượng Cứu Nguy Arakan Rohingya (ARSA) vẫn chưa cho biết đường lối hành động sau khi lệnh ngừng bắn mà nhóm nổi dậy này đơn phương tuyên bố ngày 10/09/2017 sẽ kết thúc vào đêm thứ Hai 09/10. Tuy nhiên, nhóm này từng tuyên bố « kiên quyết chấm dứt tình trạng bạo ngược và ức hiếp » nhắm vào dân tộc Rohingya của họ.
Trong bản thông cáo được Reuters trích dẫn, nhóm ARSA tuyên bố : « Nếu bất kỳ lúc nào, chính phủ Miến Điện thiên về hòa bình, ARSA sẽ làm tương tự ». Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Trước đó, khi phe nổi dậy đơn phương tuyên bố ngừng bắn, chính quyền Naypyidaw từng khẳng định « không có chính sách đàm phán với quân khủng bố ».
LHQ kêu gọi Miến Điện mở cửa bang Rakhine cho cứu trợ nhân đạo
Trên lĩnh vực nhân đạo, ông Mark Lowcock, phụ trách hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, đánh giá « không thể chấp nhận được » vì hàng cứu trợ không thể vào được bang Rakhine vì chính quyền Miến Điện chặn mọi ngả đường dẫn vào miền bắc bang này sau loạt tấn công của phe nổi dậy Rohingyas nhắm vào khoảng 20 trạm biên phòng.
Một nhóm nhỏ nhân viên quốc tế có mặt tại chỗ, nhưng không thể tiến hành công việc theo đúng nghĩa. Vì vậy, ông Mark Lowcock « kêu gọi chính quyền Miến Điện làm cách nào đó, để các nhà hoạt động nhân đạo, không chỉ của các tổ chức Liên Hiệp Quốc, có thể được làm việc trong điều kiện bình thường ».
Theo ông Mark Lowcock, cần khẩn cấp hỗ trợ ngay tại bang Rakhine vì hàng ngày vẫn có khoảng 2.000 người Rohingya tiếp tục đến các trại tạm cư ở Bangladesh, đang trong tình trạng quá tải. Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra ngày 25/08/2017, Bangladesh đã phải đón hơn 515.000 người Rohingya. - RFI
|
|
Tin Hoa Kỳ
7.
Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 3 người đàn ông âm mưu tấn công New York
Bộ Tư pháp Mỹ loan báo truy tố ba người đàn ông bị buộc tội tham gia vào một âm mưu quốc tế để thực hiện các vụ tấn công khủng bố ở Thành phố New York.
Văn phòng Công tố viên Hoa Kỳ ở Khu vực Nam New York hôm thứ Sáu nói trong một thông cáo báo chí rằng họ đã đưa ra cáo buộc nhắm vào Abdulrahman El Bahnasawy, công dân Canada 19 tuổi; Talha Haroon, người Pakistan 19 tuổi; và Russell Salic, công dân Philippines 37 tuổi, về tội âm mưu thực hiện các vụ đánh bom và bắn súng tại các khu vực đông người của Thành phố New York.
Ba người này bị buộc tội vào năm ngoái vì âm mưu thực hiện vụ tấn công vào mùa hè năm 2016. Cả ba người đều đã bị bắt. El Bahnasawy đã nhận tội và đang chờ bị tuyên án vào tháng 12.
Hồ sơ tòa án cho biết Haroon và Salic đã bị bắt ở nước ngoài và chưa bị dẫn độ về Mỹ.
Thông cáo nói ba người này đã trao đổi liên lạc qua Internet để hoạch định các vụ tấn công của họ, được El Bahnasawy mô tả là "vụ 11 tháng 9 kế tiếp." Anh ta nói với một điệp viên chìm rằng anh ta hy vọng sẽ dàn dựng một vụ tấn công bằng súng nhắm vào một nhạc hội.
Hồ sơ tòa án dẫn lời El Bahnasawy nói, "Chúng tôi chỉ cầm súng đi vào. Những người ở Paris đã làm như vậy," nhắc tới những tay súng thực hiện các vụ tấn công hồi năm 2015 nhắm vào một buổi trình diễn nhạc rock ở Paris, Pháp. Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp cho biết những nghi phạm này cũng lên kế hoạch tấn công hệ thống tàu điện ngầm New York và đặt bom xe tại Quảng trường Times, một khu vực đông khách du lịch.
El Bahnasawy bị bắt vào tháng 5 năm 2016, Haroon vào tháng 9 năm 2016, và Salic vào tháng 4 năm nay, theo hồ sơ toà án.
Trước đó trong ngày thứ Sáu, FBI cảnh báo các văn phòng chấp pháp tại Thành phố New York về một mối đe dọa "không khả tín" đối với thành phố, nhưng FBI nói thông báo này không liên quan đến mối đe dọa đó. - VOA
|
|
8.
Trump lại quay sang phe Dân chủ, ngỏ ý hợp tác về dự luật y tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy cho biết ông đã nói chuyện với Chuck Schumer, Lãnh đạo Khối Dân chủ ở Thượng viện, để xem liệu các nhà lập pháp Đảng Dân chủ có muốn giúp thông qua một dự luật về chăm sóc y tế hay không.
"Tôi đã gọi điện thoại cho Chuck Schumer hôm qua để xem liệu phe Dân chủ có muốn làm một dự luật chăm sóc y tế thật tốt hay không. ObamaCare tan nát rồi, phí bảo hiểm đắt đỏ. Ai biết được!" ông Trump viết trên Twitter sáng thứ Bảy.
Ông Schumer đáp lại thông qua một phát ngôn viên sáng thứ Bảy rằng ông sẵn lòng lắng nghe những đề xuất của ông Trump nhưng "miễn bàn" tới chuyện bãi bỏ và thay thế luật chăm sóc y tế hiện tại của đất nước.
Ông Schumer nói thêm nếu ông Trump muốn "cùng làm việc với nhau để cải thiện hệ thống chăm sóc y tế hiện tại, phe Dân chủ chúng tôi sẵn lòng lắng nghe những gợi ý của ông ấy."
Ông Trump trước đó đã gợi ý ông sẽ cân nhắc thương thuyết với phe Dân chủ về vấn đề chăm sóc y tế, nhưng không có dấu hiệu thỏa hiệp giữa phe Cộng hòa muốn xóa bỏ Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá phải chăng và phe Dân chủ muốn giữ nguyên nó.
Sự giao tiếp này với ông Schumer cho thấy thêm một lần nữa ông Trump tiếp cận các nhà lãnh đạo của phe đối lập. Ông Trump đã khiến các nhà lãnh đạo phe Cộng hòa trong quốc hội khó chịu khi ông gặp gỡ ông Schumer và Lãnh đạo Khối Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi vào tháng trước để bàn về dự luật chi tiêu và trần nợ.
Tuy nhiên chính quyền Trump hôm thứ Sáu loan báo họ sẽ cho phép nhiều chủ lao động chọn không cung cấp bảo hiểm ngừa thai cho nhân viên nữ bằng cách tuyên bố họ có những phản đối về đạo đức hay tôn giáo.
Hành động này, bị các nhà lập pháp Dân chủ lên án, là nỗ lực gần đây nhất của chính quyền Trump nhằm bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá phải chăng, là thành tựu đối nội mang dấu ấn của Tổng thống Barack Obama.
Dù phe Cộng hòa kiểm soát Nhà Trắng và cả hai viện Quốc hội, họ nhiều lần không thông qua được đạo luật chăm sóc y tế của chính mình tại Thượng viện. - VOA
|
|
9.
Quân đội Mỹ xác nhận binh sĩ thứ tư thiệt mạng ở Niger
Quân đội Mỹ hôm thứ Sáu cho biết một binh sĩ Mỹ thứ tư đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bị nghi là do những kẻ chủ chiến Hồi giáo thực hiện vào tuần này tại Niger.
Các quan chức quân đội cho biết binh sĩ này mất tích sau một cuộc phục kích chết người hôm thứ Tư trong một cuộc tuần tra chung giữa Mỹ và Niger gần Mali. Họ nói rằng thi thể của người lính này được lực lượng Nigeria tìm thấy hôm thứ Sáu sau một cuộc tìm kiếm rộng khắp.
Ba binh sĩ Mỹ khác được xác nhận đã chết sau vụ tấn công. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với VOA hôm thứ Năm rằng họ là những thành viên của lực lượng đặc nhiệm Lục quân Mỹ, còn được gọi là Green Berets (Mũ nồi xanh).
Thông tin về người lính thứ tư đã không được công bố trước đó vì nỗ lực tìm kiếm rộng khắp đang được tiến hành, các quan chức cho biết.
Bốn binh sĩ của lực lượng an ninh Niger cũng thiệt mạng trong vụ tấn công hôm thứ Tư. Tám người lính Nigeria và hai người lính Mỹ bị thương.
Chưa ai lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công, dù các quan chức Mỹ nói họ nghi ngờ một nhánh địa phương của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo chịu trách nhiệm.
Mark Cheadle, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Châu Phi của Mỹ (AFRICOM), nói rằng quân đội sẽ săn lùng những người chịu trách nhiệm về vụ tấn công hôm thứ Tư.
"Chúng tôi kiên quyết trong nỗ lực của chúng tôi truy lùng những kẻ tấn công cuộc tuần tra chung này," ông Cheadle nói.
AFRICOM cho biết vụ tấn công xảy ra cách thủ đô Niger khoảng 200 km về phía bắc, ở Niamey, không xa biên giới Niger-Mali.
Khoảng 12 binh sĩ Mỹ thuộc một toán tuần tra chung 40 thành viên Mỹ-Niger khi đó đang cố gắng "tạo dựng mối quan hệ với các nhà lãnh đạo địa phương." - VOA
|
|
10.
Bão Nate di chuyển về Mỹ, New Orleans và Louisiana chuẩn bị sơ tán
Bão nhiệt đới Nate ngày 07/10/2017 chuyển thành bão cấp 1, hướng về phía đông nam Hoa Kỳ sau khi đã làm 28 người chết và gây nhiều thiệt hại tại các nước Trung Mỹ. Chính quyền thành phố New Orleans và tiểu bang Louisiana chuẩn bị sơ tán dân.
Theo Trung tâm quốc gia về bão của Hoa Kỳ (NHC), Nate đã chuyển thành bão cấp 1 theo thang Saffir-Simpson gồm 5 cấp, và sẽ đến Hoa Kỳ vào sáng sớm ngày Chủ Nhật 08/10.
Các giàn khoan dầu khí ở vùng Vịnh Mêhicô đã được di dời. Chính quyền tiểu bang Louisiana và thành phố New Orleans đã ra lệnh giới nghiêm từ chiều hôm thứ Sáu, và có những biện pháp sơ tán bắt buộc cũng như tự nguyện tại một số vùng có nguy cơ bị ngập lụt.
Miền đông nam nước Mỹ hồi tháng Tám đã phải gánh chịu hai trận bão lớn : bão Harvey đánh vào Texas và Louisiana làm 42 người chết, và bão Irma lên đến cấp 5, làm 12 người ở Florida thiệt mạng.
Bão Nate lần này khi lướt qua Trung Mỹ đã làm ít nhất 28 người chết tại Nicaragua, Costa Rica, Honduras, Salvador, phá hủy nhiều cầu đường và gây lụt lội.
Riêng tại Costa Rica, tổng thống tuyên bố quốc tang ba ngày để tưởng niệm các nạn nhân. Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm trên 30 người mất tích, và kêu gọi người dân đề phòng cá sấu trên sông có thể theo nước lụt vào nhà. - RFI
|
|
Tin Việt Nam
11.
VN: Tân Bí thư Đà Nẵng 'vinh dự nhận nhiệm vụ mới'
Tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, người vừa nhận quyết định thay thế ông Nguyễn Xuân Anh mới bị kỷ luật, cách chức thành ủy Đà Nẵng và đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN tại Hội nghị TƯ 6 khóa 12, cho hay ông 'vinh dự nhận nhiệm vụ mới', theo truyền thông Việt Nam.
Hôm thứ Bảy, 07/10/2017, ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Giao thông Vận tải đã nhận quyết định của Ban lãnh đạo đảng cộng sản từ tay của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, theo báo điện tử Đà Nẵng đưa tin cùng ngày:
"Sáng 7-10, tại Đà Nẵng, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị phân công đồng chí Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2015-2020.
"Đến dự có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương."
Báo điện tử Đà Nẵng dẫn lời ông Chính nhận xét về tân Bí thư thành ủy Đà Nẵng:
"Đồng chí Phạm Minh Chính khẳng định, đồng chí Trương Quang Nghĩa từng là người lính, kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau, sẽ tiếp tục phát huy đoàn kết, sáng tạo cùng với Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo xây dựng thành phố phát triển năng động, hiện đại. Trước mắt là hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XII của Đảng."
Đà Nẵng Online cũng dẫn đáp từ của ông Trương Quang Nghĩa tại cuộc 'Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ" cho hay:
"Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương tin tưởng phân công làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Đồng chí Trương Quang Nghĩa hứa sẽ cùng với tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao."
'Cắm cúi dùng điện thoại'
Cũng hôm thứ Bảy, báo điện tử VnExpress tường trình sự kiện và cho biết thêm:
"Sáng 7/10, quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã được công bố tại hội trường trụ sở Thành uỷ Đà Nẵng.
"Ngồi cạnh ông Trương Quang Nghĩa tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Anh mặc sơ mi trắng không mang cà vạt, được giới thiệu là nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
"Đôi lúc, ông cắm cúi sử dụng điện thoại trong khi nghe phân công Bí thư Thành uỷ mới. Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính đã trao quyết định, tặng hoa và phát biểu chúc mừng ông Nghĩa.
Tân lãnh đạo đảng bộ thành phố Đà Nẵng cho hay ông 'vinh dự' khi nhận nhiệm vụ mới, vẫn theo nguồn này:
"Bày tỏ cảm xúc, ông Nghĩa nói thấy vinh dự khi nhận nhiệm vụ mới, nguyện nỗ lực hoàn thành trọng trách và mong Đảng bộ, nhân dân, Thành ủy Đà Nẵng hỗ trợ, giúp đỡ. Ông Nghĩa cũng kêu gọi đoàn kết, nhất trí thực hiện các nhiệm vụ của thành phố trong năm 2017, nhất là tổ chức thành công APEC.
"Chiều 6/10, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12."
Kinh qua nhiều cương vị
VnExpress trong dịp này cũng cho biết thêm một số chi tiết về tân Bí thư Đà Nẵng cùng vài nét về thay đổi nhân sự lãnh đạo từ trước ở thành phố này trải qua nhiều diễn biến 'nội bộ':
"Ông [Trương Quang] Nghĩa là em trai của ông Trương Quang Được - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội.
"Năm 1994, Bộ Chính trị từng điều động ông Mai Thúc Lân (lúc này là Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế ngân sách) vào thay thế Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Đà Nẵng Nguyễn Văn Chi (bố của ông Nguyễn Xuân Anh), ông Trương Quang Được (Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) thay Chủ tịch UBND tỉnh do "tình hình nội bộ Đảng bộ tỉnh không tốt, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tỉnh".
"Năm 1996, khi chia tách Quảng Nam - Đà Nẵng, ông Trương Quang Được làm Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, ông Mai Thúc Lân giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam."
Cũng hôm 07/10, báo điện tử Đà Nãng cho biết một số thông tin về nhân thân của vị tân lãnh đạo đảng của thành phố, theo đó ông Trương Quang Nghĩa sinh năm 1958, quê quán tỉnh Quảng Nam.
Ông có học vị Thạc sĩ quản trị kinh doanh, có trình độ 'cao cấp' về Lý luận chính trị. Ông từng làm Tổng Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Vinaconex (ừ 10/2006 đến 4/2008), giữ cương vị Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (từ 5/2008 đến 9/2010)
Ông còn kinh qua nhiều cương vị và chức vụ khác trong đảng như Phó Bí thư rồi Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (từ tháng 10 đến tháng 12/2010). Từ tháng 1/2011 đến 6/2012, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Ông từng nắm giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Sơn La trong nhiệm kỳ từ tháng 7'2012 đến 01/2015, trước khi trở thành Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ tháng 02/2015-4/2016).
Trước khi được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng, ông là Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XII), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải từ tháng 4/2016. - BBC
|
|
12.
Dân nói bị chính quyền lừa lấy đất
Người dân tại ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết chính quyền địa phương đòi cưỡng chế đất của dân trong khi chính quyền đã làm sai quy trình và không thực hiện đúng cam kết. Phóng viên RFA tìm hiểu sự việc qua những người trong cuộc.
Nhiều uẩn khúc trong quy hoạch
Họ là người dân sinh sống lâu đời tại địa phương và đất của họ được cấp phép sử dụng hợp pháp. Nhưng kể từ khi các dự án khu công nghiệp Hố Nai bắt đầu triển khai, chính quyền địa phương đưa ra các phương án giải tỏa và đền bù với hứa hẹn tái định cư tại chỗ cho dân. Tuy nhiên, sau khi dân tin cam kết của chính quyền và nhận tiền bồi thường thì họ bị đứa đến một nơi thật xa, không như thỏa thuận.
Bà Lan, một người sỡ hữu đất ở khu vực này cho biết:
“Tôi sinh sống ở đây từ năm 1970, đất cát là do bố mẹ tôi để lại. Đến năm 2001 thì ba cấp chính quyền ở đây họ thông báo đất ở đây có quy hoạch theo quyết định 450. Đến năm 2003 thì gọi chúng tôi nhận tiền. Thì chúng tôi đi nhận tiền rồi. Khi nhận tiền người ta nói là tại đây, từ cái ngã tư đó tới đây là 5 hecta này làm đất tái định cư cho bà con ở đây, là không phải đi đâu xa, tái định cư tại chỗ. Sau khi nhận tiền xong, thì họ đưa tiền nhà trọ một tháng 6 trăm. Hết 6 tháng tôi chẳng thấy đất tái định cư đâu cả. Sau đó cứ tiếp tục nói dối chúng tôi là 6 tháng nữa có. Tái định cư ngay nhà quý vị. Họ đưa đầy đủ sơ đồ vườn cây xanh, dãy nhà liền kề. Chúng tôi chờ đợi mãi tới năm 2009 là các cấp chính quyền đây lại thông báo với tôi đi nhận tái định cư ở vị trí khác, ở ấp Bắc Hòa.”
Bị thất hứa, người dân đi khiếu kiện và phát hiện ra nhiều uẩn khúc trong quy hoạch.
“Nói chung khu này, ba cấp chính quyền tỉnh Đồng Nai luôn luôn nói với chúng tôi rằng các ông các bà quy hoạch theo quyết định 450 của thủ tướng chính phủ. Là 229 mẫu, nhưng thực sự theo tôi tìm hiểu khiếu kiện trong 17 năm. Thì tôi tìm được một cái văn bản tại văn thư lưu trữ tỉnh Đồng Nai, khu công nghiệp Hố Nai giai đoạn 1 chỉ có 100 hecta. So với quyết định ban đầu thì nó chệnh nhau 129 hecta rồi.
Tôi cứ đi khiếu kiện hoài, cứ lên sở Tài Nguyên Môi Trường, Tỉnh Đồng Nai rồi đi các nơi các sở. Đơn khiếu kiện của tôi tính ra cũng mấy kí lô rồi. Cứ hỏi đi tìm hiểu quyết đinh thu hồi đất, đi tìm hiểu bản đồ quyết định 450, sau này lòi ra quyết định 278 chỉ có 191 mẫu thành lập khu công nghiệp.
Hội đồng nhân dân huyện Trảng Bom có văn bản tiếp xúc cử tri là văn bản 1684 trong văn bản có một đoạn trích như thế này. Phần đất 39 mẫu này không phải đất Phú Sơn, phần đó chúng tôi cho một số công ty làm xe máy, công ty gì đó thuê trước rồi.”
Chính quyền trả lời rằng 39 hecta này đã được cho các công ty thuê từ lâu, và bây giờ ép buộc người dân nhận bồi thường và chuyển đến nơi khác sống. Cụ thể trong văn bản số 9781 này, có ghi rõ: ‘nền đất tái định cư tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom’. Không phải là tái định cư tại chỗ.
Một người dân cũng có đất đai bị nằm trong diện giải tỏa cho biết thêm thông tin về vụ việc này.
“Khi người dân đòi quyết định thu hồi cho cá nhân mỗi một hộ thì không có. Rồi họ trích ra cái điều, một cái văn bản của 306 của bộ Tài Nguyên Môi Trường là có văn bản hướng dẫn luật năm 93 là khi nhà nước thu hồi đất sẽ không có quyết định thu hồi cho từng cá nhân, hộ gia đình. Nhưng phải có cái thu hồi của tỉnh là quyết định thu hồi tổng thể. Nhưng hiện tại bây giờ chính quyền không đưa ra được cái quyết định tổng thể của tỉnh. 278 là quyết định thành lập khu công nghiệp, với diện tích bằng đó. Sau đó là quyết định 450 cho thuê đất.”
Khủng bố tinh thần
Dù không đưa ra được quyết định thu hồi đất như thắc mắc của người dân; chính quyền lại khiến dân thêm bức xúc khi bàn hành một số văn bản phạt cảnh cáo những hộ dân không chịu giao đất.
“Tới năm 2005 thì đưa ra một quyết định cảnh cáo phạt cảnh cáo về hành vi không chấp hành quyết định thu hồi đất để giao đất cho nhà đầu tư và dân kiện lại, thì chủ tịch UBND huyện lại rút lại quyết định cảnh cáo đó. Không hiểu tại sao chính quyền đưa ra quyết định cho 9 hộ, quyết định ký ngày 11 tháng 9 năm 2017 mà tới ngày 18 tháng 9 dân mới được nhận là quyết định cưỡng chế 9 hộ chưa nhận tiền bồi thường. Chứ không phải tôi đã nhận tiền, tôi ký vào văn bản bàn giao đất mà tôi không giao đất mà cưỡng chế tôi. Đúng ra trình tự thủ tục anh phải có quyết định thu hồi đất. Ở đây không có. Ụp một cái quyết định cưỡng chế. Dân đối thoại lần cuối rồi ngay chiều hôm nay thông báo là tạm ngưng cưỡng chế chờ văn bản chờ văn phòng tỉnh ra thông báo hoặc chỉ đạo mới. Tôi nghĩ đó là một hình thức rất khủng bố tinh thần.”
Vụ việc tại ấp Phú Sơn như vừa nêu cũng tương tự vô số trường hợp khác tại các địa phương trên cả nước. Tình trạng người dân bị chính quyền địa phương thu hồi đất một cách bất minh để giao cho doanh nghiệp và hưởng lợi gây phẩn nộ trong dân chúng; buộc họ phải khiếu kiện đến tận các cơ quan trung ương. - RFA
Link:
http://bit.ly/2kWPNo9
1.
LHQ đưa Ả Rập Xê Út và liên quân vào danh sách đen
Ngày 06/10/2017, Liên Hiệp Quốc đã công bố một bản báo cáo về vấn đề trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang. Lần đầu tiên, tên của Ả Rập Xê Út, quốc gia lãnh đạo liên minh quân sự tại Yemen, xuất hiện trong phụ lục các nước chịu trách nhiệm về tình trạng sát hại trẻ em.
Liên Hiệp Quốc cáo buộc Ả Rập Xê Út là nguồn gốc khiến 683 trẻ em thiệt mạng trong các trận oanh kích trường học hay bệnh viện. Riyad phản đối các cáo buộc trên.
Thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình từ New York :
« Đây là một trong số các bản báo cáo hàng năm nhạy cảm nhất về mặt chính trị của Liên Hiệp Quốc. Và năm nay, tên của Ả Rập Xê Út, nước đóng góp tài chính lớn cho Liên Hiệp Quốc, nằm trong danh sách đen các nước chịu trách nhiệm gây ra cái chết của trẻ em vì tham chiến tại Yemen từ năm 2015.
Đại sứ Ả Rập Xê Út phản đối những thông tin này và cho rằng số liệu thống kê bị sai lệch. Ông nói : « Vương quốc Ả Rập Xê Út và đồng minh khẳng định lại là chúng tôi tiến hành những biện pháp rất quan trọng để bảo vệ thường dân trong các chiến dịch quân sự nhằm chấm dứt nỗi đau khổ của người dân Yemen và giảm thiệt hại nhân mạng ».
Và đại sứ Abdallah Al-Mouallimi cáo buộc phe đối lập mới là những người phải chịu trách nhiệm thật sự : « Nhóm Houthi và lực lượng trung thành với tổng thống Saleh tiến hành các hành động bất hợp pháp và vô nhân đạo khiến người dân gặp nguy hiểm, kể cả việc sử dụng trẻ em làm lá chắn ».
Năm ngoái (2016), Ả Rập Xê Út xuất hiện ngắn ngủi trong danh sách này trước khi được rút khỏi vì Riyad gây sức ép tài chính. Năm nay, một thỏa hiệp đã được tìm ra bằng cách liệt tên quốc gia Hồi Giáo này vào danh sách các nước cần tìm cách để tránh các cuộc tấn công nhắm vào trẻ em. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Amnesty International) đã lên án tính đạo đức giả của lời tuyên án nửa vời này ».
Mỹ phê chuẩn bán hệ thống THAAD cho Ả Rập Xê Út
Ngày 06/10/2017, bộ Ngoại Giao Mỹ đã phê chuẩn quyết định bán hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD cho Ả Rập Xê Út. Theo đó, 44 bệ phóng tên lửa đạn đạo THAAD và 360 quả tên lửa, cùng với nhiều radar và thiết bị kiểm soát sẽ được bán cho Riyad với tổng trị giá khoảng 15 tỉ đô la.
Trong một bản thông cáo, bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết : « Quyết định bán này nhằm tăng cường lợi ích an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời ủng hộ lâu dài an ninh của Ả Rập Xê Út và các nước Vùng Vịnh trước Iran và các mối đe dọa khác trong vùng ».
Reuteurs nhắc lại, Ả Rập Xê Út, được Mỹ hậu thuẫn, là đối thủ lâu đời của Iran, trong khi Teheran đang nắm trong tay một trong những kho vũ khí lớn nhất Trung Đông. - RFI
|
|
2.
Nga: Đối lập biểu tình phản đối đúng ngày sinh nhật tổng thống Putin
Hôm 07/10/2017, nhiều cuộc biểu tình diễn ra trên toàn thể nước Nga, theo lời kêu gọi của nhà đối lập Nga Alexei Navalny. Những cuộc biểu tình bất hợp pháp này được tổ chức vào ngày sinh nhật thứ 65 của ổng thống Nga Vladimir Putin.
Alexei Navalny không thể có mặt trong cuộc biểu tình vì thứ Hai 02/10, ông đã bị kết án 20 ngày tù vì đã kêu gọi các cuộc biểu tình bị coi là bất hợp pháp. Cho dù vậy, những người ủng hộ Navalny vẫn quyết tâm biểu tình. Thông tín viên RFI đã đến trụ sở của họ tại Matxkơva vào hôm qua.
Khoảng 20 thành viên đấu tranh đang ngồi trước máy vi tính, một vài tấm áp phích mang ảnh của Alexei Navalny: trụ sở của khắc tinh của tổng thống Putin đang chuẩn bị cho một ngày hành động mới... Họ tuyệt đối không dù từ ngữ biểu tình, mà chỉ nói là sẽ « đi dạo » trên đường phố Matxkơva...
Theo Nikolai Liaskine, điều phối viên tại thủ đô Nga của phong trào Navalny, thì từ ngữ được chọn cẩn thận vì ở Matxkơva biểu tình bị cấm, nhưng « đi dạo » ở trung tâm thành phố là điều hợp pháp, và mọi người sẽ vừa đi dạo vừa nói về Alexei Navalny ! Cảnh sát có thể bắt bớ họ, nhưng các thành viên phong trào Navalny tuyệt đối không phạm pháp.
Cuộc phỏng vấn ông Liaskine phải dừng lại đột ngột một chục cảnh sát viên mặc đồng phục xông vào tòa nhà. Cảnh sát muốn khám xét các phòng làm việc, viện cớ là để điều tra về vụ người đứng đầu trụ sở này bị tấn công vào tháng trước… Các thành viên đấu tranh đã dùng điện thoại quay cảnh lục soát trước khi bỏ đi để khỏi bị bắt.
Một người xác định rằng trong thực tế, cảnh sát không tìm gì cả mà chỉ muốn hăm dọa giới ủng hộ ông Navalny. Đối với nhân vật này, phong trào đấu tranh không sợ, vì điều quan trọng là đất nước Nga được tự do, để có những cuộc bầu cử thực sự và một quyền lực hợp pháp.
Đứng trên vỉa hè dưới cơn mưa, các nhà hoạt động chờ cảnh sát khám xét xong... Tất cả đều khẳng định là sẽ xuống đường vào hôm thứ bẩy này bất kể nguy cơ bị bắt giam... - RFI
|
|
3.
Nam Á: Ấn Độ tìm cách đối phó với tiền của Trung Quốc
Ấn Độ tìm cách bảo vệ phạm vi ảnh hưởng lâu năm tại Nam Á, khu vực đang được Trung Quốc đầu tư hàng triệu đô la. Nhiều chuyên gia tham dự hội nghị Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại New Delhi, diễn ra từ ngày 04-06/10/2017, cho rằng Ấn Độ phải phát huy thế mạnh riêng thay vì đối chọi với tiền của Trung Quốc.
Trả lời kênh CNBC ngày 06/10, thượng nghị sĩ Ấn Độ Shashi Tharoor nhận định : « Trung Quốc có thừa vốn để đầu tư, chúng tôi thì không thể, nhưng chúng tôi có thể tự lực trong những lĩnh vực có giá trị khác nhau. Đây là điều luôn được đánh giá cao và theo đuổi ».
Có nghĩa là để tránh bị Trung Quốc lấn lướt trên sân nhà, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nên tiếp tục xuất khẩu công nghệ giá rẻ và cung cấp các khoản tín dụng phát triển ưu đãi. Vì từ lâu Ấn Độ đã nổi lên là quốc gia hàng đầu về công nghệ chi phí thấp ở Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài dược phẩm giá phải chăng rất được quan tâm, Ấn Độ cũng đang dẫn đầu trong ngành năng lượng mặt trời.
Biên tập viên đối ngoại Suhasini Haidar của tờ The Hindukhẳng định New Delhi « sẽ gây thất vọng nếu quyết tâm cạnh tranh với Trung Quốc trên mặt trận đầu tư », thay vào đó, nên phát huy lợi thế vì Ấn Độ cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự với các nước trong vùng, như đói nghèo và thời tiết khắc nghiệt.
Còn theo cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Leela Ponappa, New Delhi còn có thể hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế của các nước Nam Á với những khoản vay bằng đồng rupi Ấn để giảm các vấn đề liên quan đến tỉ giá hối đoái và phá giá đồng tiền.
CNBC nhắc lại, để theo đuổi tham vọng dự án « Một Vành Đai, Một Con Đường », Bắc Kinh đã đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng khác nhau ngay trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ, như cảng Hambantota tại Sri Lanka, Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc-Pakistan. Điều này đã khiến New Delhi tức giận và từ chối tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc.
Ngoài ra, còn phải kể thêm sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai cường quốc châu Á cả về tăng trưởng kinh tế lẫn tranh chấp biên giới trên cao nguyên Doklam từ tháng 09/2017. - RFI
|
|
4.
Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ sắp đến Pakistan để gây sức ép
Theo AFP ngày 07/10/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump trong những tuần tới sẽ điều hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng đi công tác tại Pakistan. Mục tiêu là nhằm gây áp lực lên quốc gia đồng minh bị cáo buộc là đã làm ngơ cho một số nhóm thánh chiến.
Vài tuần sau khi ông Trump chỉ trích Islamabad « chứa chấp những kẻ gây hỗn loạn », ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dự kiến đến Pakistan vào cuối tháng 10. Theo nhiều nguồn tin Mỹ và Pakistan, sau đó bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis cũng sẽ theo chân. Chuyến viếng thăm của hai vị bộ trưởng Mỹ nhằm chuyển giao thông điệp là Pakistan cần chấm dứt việc ủng hộ các nhóm thánh chiến.
Washington rất bực tức khi thấy Pakistan cho một số nhóm thánh chiến hoặc quân Taliban trú ngụ, trong khi lực lượng Mỹ đang chiến đấu với những nhóm này bên kia biên giới, ở Afghanistan.
Quan hệ giữa hai nước đặc biệt căng thẳng từ năm 2011, sau khi tổng thống Barack Obama bật đèn xanh cho chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Oussama Ben Laden tại Abbottabad, thành phố có các khu gia binh Pakistan.
Tình hình đến nay vẫn không tốt đẹp hơn. Hồi tháng Tám, tổng thống Donald Trump đòi hỏi Pakistan phải thay đổi thái độ. Ông nói : « Chúng tôi đã viện trợ hàng tỉ và hàng tỉ đô la cho Pakistan, nhưng đồng thời họ lại chứa chấp chính những tên khủng bố mà chúng tôi phải chiến đấu ».
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis tuần này nhắc lại trước Quốc Hội, là ông sẽ « cố gắng thêm một lần nữa để xem có cải thiện được gì không ».
Ngoại trưởng Pakistan, công du Hoa Kỳ hôm thứ Tư 4/10 cho rằng những cáo buộc của Mỹ là « không có cơ sở », « không thể chấp nhận được », « không thể nói chuyện với những người bạn từ 70 năm kiểu như vậy". - RFI
|
|
5.
Tây Ban Nha: Liên minh đòi độc lập Catalunya bắt đầu bị chia rẽ
Cuộc đối đầu vẫn tiếp tục giữa chính quyền trung ương Tây Ban Nha và phe đòi độc lập Catalunya. Tuy nhiên, ngày 06/10/2017, chính quyền Madrid đã có cử chỉ hòa dịu khi tỉnh trưởng Enric Millo, đại diện Nhà Nước tại Catalunya, đã xin lỗi về các hành động bạo lực của cảnh sát xảy ra ngày 01/10.
Trong khi đó, sự chia rẽ bắt đầu xuất hiện trong nội bộ một số đảng đòi độc lập cũng như sự di dời trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn ra khỏi vùng Catalunya khiến lãnh đạo đối lập Carles Puigdemont lâm vào tình cảnh phức tạp. Trước hết, ông đã dời ngày đọc diễn văn đơn phương tuyên bố độc lập trước Nghị Viện sang thứ Ba 10/10 thay vì thứ Hai như dự kiến.
Từ Barcelona, thông tín viên RFI Véronique Gaymard và Richard Riffoneau giải thích thêm :
« Đảng của ông Carles Puigdemont đã yêu cầu ông bớt hung hăng, còn hai nhà lãnh đạo Santi Vila và Marta Pascal của đảng PdeCat, theo chủ trương ôn hòa ở Catalunya, đã lên tiếng cảnh báo về những quyết định vội vàng, có thể không sửa chữa được. Hai lãnh đạo này cố giảm bớt căng thẳng với Madrid và muốn ưu tiên một biện pháp hòa giải.
Ông Artur Mas, cựu chủ tịch đảng Generalitat, khi trả lời phỏng vấn báo Financial Times, cũng công nhận là lộ trình không rõ ràng. Theo ông, ba trụ cột là tư pháp, kiểm soát lãnh thổ và thu thuế đã không hội tụ đủ tại Catalunya để có thể đi đến độc lập.
Một mối bận tâm khác là kinh tế và tài chính : Chính quyền trung ương Madrid đã ban hành một sắc lệnh tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chuyển trụ sở sang các tỉnh khác. Sau ngân hàng Sbadell, đến lượt Caixa, ngân hàng lớn thứ ba của Tây Ban Nha, thông báo chuyển trụ sở sang thành phố Valencia. Tập đoàn khí đốt Gas Natural cũng tuyên bố rời trụ sở đến Madrid.
Trong bối cảnh căng thẳng này, một phong trào vận động công dân, tự nhận là phi chính trị, kêu gọi người dân tập trung trước các tòa thị chính trên khắp Tây Ban Nha, mặc trang phục trắng và không mang cờ, để yêu cầu các chính trị gia tiến hành đối thoại thực sự". - RFI
|
|
6.
Miến Điện: Phiến quân Rohingya chấp nhận mọi cử chỉ xoa dịu của chính phủ
Hai ngày trước khi hết hạn hưu chiến tự tuyên bố cách đây một tháng, ngày 07/10/2017, nhóm nổi dậy chính thuộc sắc tộc thiểu số Rohingya Hồi Giáo xác định sẵn sàng đáp ứng mọi cử chỉ xoa dịu từ phía chính phủ Miến Điện.
Lực lượng Cứu Nguy Arakan Rohingya (ARSA) vẫn chưa cho biết đường lối hành động sau khi lệnh ngừng bắn mà nhóm nổi dậy này đơn phương tuyên bố ngày 10/09/2017 sẽ kết thúc vào đêm thứ Hai 09/10. Tuy nhiên, nhóm này từng tuyên bố « kiên quyết chấm dứt tình trạng bạo ngược và ức hiếp » nhắm vào dân tộc Rohingya của họ.
Trong bản thông cáo được Reuters trích dẫn, nhóm ARSA tuyên bố : « Nếu bất kỳ lúc nào, chính phủ Miến Điện thiên về hòa bình, ARSA sẽ làm tương tự ». Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Trước đó, khi phe nổi dậy đơn phương tuyên bố ngừng bắn, chính quyền Naypyidaw từng khẳng định « không có chính sách đàm phán với quân khủng bố ».
LHQ kêu gọi Miến Điện mở cửa bang Rakhine cho cứu trợ nhân đạo
Trên lĩnh vực nhân đạo, ông Mark Lowcock, phụ trách hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, đánh giá « không thể chấp nhận được » vì hàng cứu trợ không thể vào được bang Rakhine vì chính quyền Miến Điện chặn mọi ngả đường dẫn vào miền bắc bang này sau loạt tấn công của phe nổi dậy Rohingyas nhắm vào khoảng 20 trạm biên phòng.
Một nhóm nhỏ nhân viên quốc tế có mặt tại chỗ, nhưng không thể tiến hành công việc theo đúng nghĩa. Vì vậy, ông Mark Lowcock « kêu gọi chính quyền Miến Điện làm cách nào đó, để các nhà hoạt động nhân đạo, không chỉ của các tổ chức Liên Hiệp Quốc, có thể được làm việc trong điều kiện bình thường ».
Theo ông Mark Lowcock, cần khẩn cấp hỗ trợ ngay tại bang Rakhine vì hàng ngày vẫn có khoảng 2.000 người Rohingya tiếp tục đến các trại tạm cư ở Bangladesh, đang trong tình trạng quá tải. Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra ngày 25/08/2017, Bangladesh đã phải đón hơn 515.000 người Rohingya. - RFI
|
|
Tin Hoa Kỳ
7.
Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 3 người đàn ông âm mưu tấn công New York
Bộ Tư pháp Mỹ loan báo truy tố ba người đàn ông bị buộc tội tham gia vào một âm mưu quốc tế để thực hiện các vụ tấn công khủng bố ở Thành phố New York.
Văn phòng Công tố viên Hoa Kỳ ở Khu vực Nam New York hôm thứ Sáu nói trong một thông cáo báo chí rằng họ đã đưa ra cáo buộc nhắm vào Abdulrahman El Bahnasawy, công dân Canada 19 tuổi; Talha Haroon, người Pakistan 19 tuổi; và Russell Salic, công dân Philippines 37 tuổi, về tội âm mưu thực hiện các vụ đánh bom và bắn súng tại các khu vực đông người của Thành phố New York.
Ba người này bị buộc tội vào năm ngoái vì âm mưu thực hiện vụ tấn công vào mùa hè năm 2016. Cả ba người đều đã bị bắt. El Bahnasawy đã nhận tội và đang chờ bị tuyên án vào tháng 12.
Hồ sơ tòa án cho biết Haroon và Salic đã bị bắt ở nước ngoài và chưa bị dẫn độ về Mỹ.
Thông cáo nói ba người này đã trao đổi liên lạc qua Internet để hoạch định các vụ tấn công của họ, được El Bahnasawy mô tả là "vụ 11 tháng 9 kế tiếp." Anh ta nói với một điệp viên chìm rằng anh ta hy vọng sẽ dàn dựng một vụ tấn công bằng súng nhắm vào một nhạc hội.
Hồ sơ tòa án dẫn lời El Bahnasawy nói, "Chúng tôi chỉ cầm súng đi vào. Những người ở Paris đã làm như vậy," nhắc tới những tay súng thực hiện các vụ tấn công hồi năm 2015 nhắm vào một buổi trình diễn nhạc rock ở Paris, Pháp. Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp cho biết những nghi phạm này cũng lên kế hoạch tấn công hệ thống tàu điện ngầm New York và đặt bom xe tại Quảng trường Times, một khu vực đông khách du lịch.
El Bahnasawy bị bắt vào tháng 5 năm 2016, Haroon vào tháng 9 năm 2016, và Salic vào tháng 4 năm nay, theo hồ sơ toà án.
Trước đó trong ngày thứ Sáu, FBI cảnh báo các văn phòng chấp pháp tại Thành phố New York về một mối đe dọa "không khả tín" đối với thành phố, nhưng FBI nói thông báo này không liên quan đến mối đe dọa đó. - VOA
|
|
8.
Trump lại quay sang phe Dân chủ, ngỏ ý hợp tác về dự luật y tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy cho biết ông đã nói chuyện với Chuck Schumer, Lãnh đạo Khối Dân chủ ở Thượng viện, để xem liệu các nhà lập pháp Đảng Dân chủ có muốn giúp thông qua một dự luật về chăm sóc y tế hay không.
"Tôi đã gọi điện thoại cho Chuck Schumer hôm qua để xem liệu phe Dân chủ có muốn làm một dự luật chăm sóc y tế thật tốt hay không. ObamaCare tan nát rồi, phí bảo hiểm đắt đỏ. Ai biết được!" ông Trump viết trên Twitter sáng thứ Bảy.
Ông Schumer đáp lại thông qua một phát ngôn viên sáng thứ Bảy rằng ông sẵn lòng lắng nghe những đề xuất của ông Trump nhưng "miễn bàn" tới chuyện bãi bỏ và thay thế luật chăm sóc y tế hiện tại của đất nước.
Ông Schumer nói thêm nếu ông Trump muốn "cùng làm việc với nhau để cải thiện hệ thống chăm sóc y tế hiện tại, phe Dân chủ chúng tôi sẵn lòng lắng nghe những gợi ý của ông ấy."
Ông Trump trước đó đã gợi ý ông sẽ cân nhắc thương thuyết với phe Dân chủ về vấn đề chăm sóc y tế, nhưng không có dấu hiệu thỏa hiệp giữa phe Cộng hòa muốn xóa bỏ Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá phải chăng và phe Dân chủ muốn giữ nguyên nó.
Sự giao tiếp này với ông Schumer cho thấy thêm một lần nữa ông Trump tiếp cận các nhà lãnh đạo của phe đối lập. Ông Trump đã khiến các nhà lãnh đạo phe Cộng hòa trong quốc hội khó chịu khi ông gặp gỡ ông Schumer và Lãnh đạo Khối Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi vào tháng trước để bàn về dự luật chi tiêu và trần nợ.
Tuy nhiên chính quyền Trump hôm thứ Sáu loan báo họ sẽ cho phép nhiều chủ lao động chọn không cung cấp bảo hiểm ngừa thai cho nhân viên nữ bằng cách tuyên bố họ có những phản đối về đạo đức hay tôn giáo.
Hành động này, bị các nhà lập pháp Dân chủ lên án, là nỗ lực gần đây nhất của chính quyền Trump nhằm bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá phải chăng, là thành tựu đối nội mang dấu ấn của Tổng thống Barack Obama.
Dù phe Cộng hòa kiểm soát Nhà Trắng và cả hai viện Quốc hội, họ nhiều lần không thông qua được đạo luật chăm sóc y tế của chính mình tại Thượng viện. - VOA
|
|
9.
Quân đội Mỹ xác nhận binh sĩ thứ tư thiệt mạng ở Niger
Quân đội Mỹ hôm thứ Sáu cho biết một binh sĩ Mỹ thứ tư đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bị nghi là do những kẻ chủ chiến Hồi giáo thực hiện vào tuần này tại Niger.
Các quan chức quân đội cho biết binh sĩ này mất tích sau một cuộc phục kích chết người hôm thứ Tư trong một cuộc tuần tra chung giữa Mỹ và Niger gần Mali. Họ nói rằng thi thể của người lính này được lực lượng Nigeria tìm thấy hôm thứ Sáu sau một cuộc tìm kiếm rộng khắp.
Ba binh sĩ Mỹ khác được xác nhận đã chết sau vụ tấn công. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với VOA hôm thứ Năm rằng họ là những thành viên của lực lượng đặc nhiệm Lục quân Mỹ, còn được gọi là Green Berets (Mũ nồi xanh).
Thông tin về người lính thứ tư đã không được công bố trước đó vì nỗ lực tìm kiếm rộng khắp đang được tiến hành, các quan chức cho biết.
Bốn binh sĩ của lực lượng an ninh Niger cũng thiệt mạng trong vụ tấn công hôm thứ Tư. Tám người lính Nigeria và hai người lính Mỹ bị thương.
Chưa ai lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công, dù các quan chức Mỹ nói họ nghi ngờ một nhánh địa phương của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo chịu trách nhiệm.
Mark Cheadle, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Châu Phi của Mỹ (AFRICOM), nói rằng quân đội sẽ săn lùng những người chịu trách nhiệm về vụ tấn công hôm thứ Tư.
"Chúng tôi kiên quyết trong nỗ lực của chúng tôi truy lùng những kẻ tấn công cuộc tuần tra chung này," ông Cheadle nói.
AFRICOM cho biết vụ tấn công xảy ra cách thủ đô Niger khoảng 200 km về phía bắc, ở Niamey, không xa biên giới Niger-Mali.
Khoảng 12 binh sĩ Mỹ thuộc một toán tuần tra chung 40 thành viên Mỹ-Niger khi đó đang cố gắng "tạo dựng mối quan hệ với các nhà lãnh đạo địa phương." - VOA
|
|
10.
Bão Nate di chuyển về Mỹ, New Orleans và Louisiana chuẩn bị sơ tán
Bão nhiệt đới Nate ngày 07/10/2017 chuyển thành bão cấp 1, hướng về phía đông nam Hoa Kỳ sau khi đã làm 28 người chết và gây nhiều thiệt hại tại các nước Trung Mỹ. Chính quyền thành phố New Orleans và tiểu bang Louisiana chuẩn bị sơ tán dân.
Theo Trung tâm quốc gia về bão của Hoa Kỳ (NHC), Nate đã chuyển thành bão cấp 1 theo thang Saffir-Simpson gồm 5 cấp, và sẽ đến Hoa Kỳ vào sáng sớm ngày Chủ Nhật 08/10.
Các giàn khoan dầu khí ở vùng Vịnh Mêhicô đã được di dời. Chính quyền tiểu bang Louisiana và thành phố New Orleans đã ra lệnh giới nghiêm từ chiều hôm thứ Sáu, và có những biện pháp sơ tán bắt buộc cũng như tự nguyện tại một số vùng có nguy cơ bị ngập lụt.
Miền đông nam nước Mỹ hồi tháng Tám đã phải gánh chịu hai trận bão lớn : bão Harvey đánh vào Texas và Louisiana làm 42 người chết, và bão Irma lên đến cấp 5, làm 12 người ở Florida thiệt mạng.
Bão Nate lần này khi lướt qua Trung Mỹ đã làm ít nhất 28 người chết tại Nicaragua, Costa Rica, Honduras, Salvador, phá hủy nhiều cầu đường và gây lụt lội.
Riêng tại Costa Rica, tổng thống tuyên bố quốc tang ba ngày để tưởng niệm các nạn nhân. Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm trên 30 người mất tích, và kêu gọi người dân đề phòng cá sấu trên sông có thể theo nước lụt vào nhà. - RFI
|
|
Tin Việt Nam
11.
VN: Tân Bí thư Đà Nẵng 'vinh dự nhận nhiệm vụ mới'
Tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, người vừa nhận quyết định thay thế ông Nguyễn Xuân Anh mới bị kỷ luật, cách chức thành ủy Đà Nẵng và đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN tại Hội nghị TƯ 6 khóa 12, cho hay ông 'vinh dự nhận nhiệm vụ mới', theo truyền thông Việt Nam.
Hôm thứ Bảy, 07/10/2017, ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Giao thông Vận tải đã nhận quyết định của Ban lãnh đạo đảng cộng sản từ tay của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, theo báo điện tử Đà Nẵng đưa tin cùng ngày:
"Sáng 7-10, tại Đà Nẵng, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị phân công đồng chí Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2015-2020.
"Đến dự có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương."
Báo điện tử Đà Nẵng dẫn lời ông Chính nhận xét về tân Bí thư thành ủy Đà Nẵng:
"Đồng chí Phạm Minh Chính khẳng định, đồng chí Trương Quang Nghĩa từng là người lính, kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau, sẽ tiếp tục phát huy đoàn kết, sáng tạo cùng với Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo xây dựng thành phố phát triển năng động, hiện đại. Trước mắt là hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XII của Đảng."
Đà Nẵng Online cũng dẫn đáp từ của ông Trương Quang Nghĩa tại cuộc 'Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ" cho hay:
"Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương tin tưởng phân công làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Đồng chí Trương Quang Nghĩa hứa sẽ cùng với tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao."
'Cắm cúi dùng điện thoại'
Cũng hôm thứ Bảy, báo điện tử VnExpress tường trình sự kiện và cho biết thêm:
"Sáng 7/10, quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã được công bố tại hội trường trụ sở Thành uỷ Đà Nẵng.
"Ngồi cạnh ông Trương Quang Nghĩa tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Anh mặc sơ mi trắng không mang cà vạt, được giới thiệu là nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
"Đôi lúc, ông cắm cúi sử dụng điện thoại trong khi nghe phân công Bí thư Thành uỷ mới. Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính đã trao quyết định, tặng hoa và phát biểu chúc mừng ông Nghĩa.
Tân lãnh đạo đảng bộ thành phố Đà Nẵng cho hay ông 'vinh dự' khi nhận nhiệm vụ mới, vẫn theo nguồn này:
"Bày tỏ cảm xúc, ông Nghĩa nói thấy vinh dự khi nhận nhiệm vụ mới, nguyện nỗ lực hoàn thành trọng trách và mong Đảng bộ, nhân dân, Thành ủy Đà Nẵng hỗ trợ, giúp đỡ. Ông Nghĩa cũng kêu gọi đoàn kết, nhất trí thực hiện các nhiệm vụ của thành phố trong năm 2017, nhất là tổ chức thành công APEC.
"Chiều 6/10, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12."
Kinh qua nhiều cương vị
VnExpress trong dịp này cũng cho biết thêm một số chi tiết về tân Bí thư Đà Nẵng cùng vài nét về thay đổi nhân sự lãnh đạo từ trước ở thành phố này trải qua nhiều diễn biến 'nội bộ':
"Ông [Trương Quang] Nghĩa là em trai của ông Trương Quang Được - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội.
"Năm 1994, Bộ Chính trị từng điều động ông Mai Thúc Lân (lúc này là Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế ngân sách) vào thay thế Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Đà Nẵng Nguyễn Văn Chi (bố của ông Nguyễn Xuân Anh), ông Trương Quang Được (Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) thay Chủ tịch UBND tỉnh do "tình hình nội bộ Đảng bộ tỉnh không tốt, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tỉnh".
"Năm 1996, khi chia tách Quảng Nam - Đà Nẵng, ông Trương Quang Được làm Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, ông Mai Thúc Lân giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam."
Cũng hôm 07/10, báo điện tử Đà Nãng cho biết một số thông tin về nhân thân của vị tân lãnh đạo đảng của thành phố, theo đó ông Trương Quang Nghĩa sinh năm 1958, quê quán tỉnh Quảng Nam.
Ông có học vị Thạc sĩ quản trị kinh doanh, có trình độ 'cao cấp' về Lý luận chính trị. Ông từng làm Tổng Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Vinaconex (ừ 10/2006 đến 4/2008), giữ cương vị Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (từ 5/2008 đến 9/2010)
Ông còn kinh qua nhiều cương vị và chức vụ khác trong đảng như Phó Bí thư rồi Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (từ tháng 10 đến tháng 12/2010). Từ tháng 1/2011 đến 6/2012, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Ông từng nắm giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Sơn La trong nhiệm kỳ từ tháng 7'2012 đến 01/2015, trước khi trở thành Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ tháng 02/2015-4/2016).
Trước khi được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng, ông là Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XII), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải từ tháng 4/2016. - BBC
|
|
12.
Dân nói bị chính quyền lừa lấy đất
Người dân tại ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết chính quyền địa phương đòi cưỡng chế đất của dân trong khi chính quyền đã làm sai quy trình và không thực hiện đúng cam kết. Phóng viên RFA tìm hiểu sự việc qua những người trong cuộc.
Nhiều uẩn khúc trong quy hoạch
Họ là người dân sinh sống lâu đời tại địa phương và đất của họ được cấp phép sử dụng hợp pháp. Nhưng kể từ khi các dự án khu công nghiệp Hố Nai bắt đầu triển khai, chính quyền địa phương đưa ra các phương án giải tỏa và đền bù với hứa hẹn tái định cư tại chỗ cho dân. Tuy nhiên, sau khi dân tin cam kết của chính quyền và nhận tiền bồi thường thì họ bị đứa đến một nơi thật xa, không như thỏa thuận.
Bà Lan, một người sỡ hữu đất ở khu vực này cho biết:
“Tôi sinh sống ở đây từ năm 1970, đất cát là do bố mẹ tôi để lại. Đến năm 2001 thì ba cấp chính quyền ở đây họ thông báo đất ở đây có quy hoạch theo quyết định 450. Đến năm 2003 thì gọi chúng tôi nhận tiền. Thì chúng tôi đi nhận tiền rồi. Khi nhận tiền người ta nói là tại đây, từ cái ngã tư đó tới đây là 5 hecta này làm đất tái định cư cho bà con ở đây, là không phải đi đâu xa, tái định cư tại chỗ. Sau khi nhận tiền xong, thì họ đưa tiền nhà trọ một tháng 6 trăm. Hết 6 tháng tôi chẳng thấy đất tái định cư đâu cả. Sau đó cứ tiếp tục nói dối chúng tôi là 6 tháng nữa có. Tái định cư ngay nhà quý vị. Họ đưa đầy đủ sơ đồ vườn cây xanh, dãy nhà liền kề. Chúng tôi chờ đợi mãi tới năm 2009 là các cấp chính quyền đây lại thông báo với tôi đi nhận tái định cư ở vị trí khác, ở ấp Bắc Hòa.”
Bị thất hứa, người dân đi khiếu kiện và phát hiện ra nhiều uẩn khúc trong quy hoạch.
“Nói chung khu này, ba cấp chính quyền tỉnh Đồng Nai luôn luôn nói với chúng tôi rằng các ông các bà quy hoạch theo quyết định 450 của thủ tướng chính phủ. Là 229 mẫu, nhưng thực sự theo tôi tìm hiểu khiếu kiện trong 17 năm. Thì tôi tìm được một cái văn bản tại văn thư lưu trữ tỉnh Đồng Nai, khu công nghiệp Hố Nai giai đoạn 1 chỉ có 100 hecta. So với quyết định ban đầu thì nó chệnh nhau 129 hecta rồi.
Tôi cứ đi khiếu kiện hoài, cứ lên sở Tài Nguyên Môi Trường, Tỉnh Đồng Nai rồi đi các nơi các sở. Đơn khiếu kiện của tôi tính ra cũng mấy kí lô rồi. Cứ hỏi đi tìm hiểu quyết đinh thu hồi đất, đi tìm hiểu bản đồ quyết định 450, sau này lòi ra quyết định 278 chỉ có 191 mẫu thành lập khu công nghiệp.
Hội đồng nhân dân huyện Trảng Bom có văn bản tiếp xúc cử tri là văn bản 1684 trong văn bản có một đoạn trích như thế này. Phần đất 39 mẫu này không phải đất Phú Sơn, phần đó chúng tôi cho một số công ty làm xe máy, công ty gì đó thuê trước rồi.”
Chính quyền trả lời rằng 39 hecta này đã được cho các công ty thuê từ lâu, và bây giờ ép buộc người dân nhận bồi thường và chuyển đến nơi khác sống. Cụ thể trong văn bản số 9781 này, có ghi rõ: ‘nền đất tái định cư tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom’. Không phải là tái định cư tại chỗ.
Một người dân cũng có đất đai bị nằm trong diện giải tỏa cho biết thêm thông tin về vụ việc này.
“Khi người dân đòi quyết định thu hồi cho cá nhân mỗi một hộ thì không có. Rồi họ trích ra cái điều, một cái văn bản của 306 của bộ Tài Nguyên Môi Trường là có văn bản hướng dẫn luật năm 93 là khi nhà nước thu hồi đất sẽ không có quyết định thu hồi cho từng cá nhân, hộ gia đình. Nhưng phải có cái thu hồi của tỉnh là quyết định thu hồi tổng thể. Nhưng hiện tại bây giờ chính quyền không đưa ra được cái quyết định tổng thể của tỉnh. 278 là quyết định thành lập khu công nghiệp, với diện tích bằng đó. Sau đó là quyết định 450 cho thuê đất.”
Khủng bố tinh thần
Dù không đưa ra được quyết định thu hồi đất như thắc mắc của người dân; chính quyền lại khiến dân thêm bức xúc khi bàn hành một số văn bản phạt cảnh cáo những hộ dân không chịu giao đất.
“Tới năm 2005 thì đưa ra một quyết định cảnh cáo phạt cảnh cáo về hành vi không chấp hành quyết định thu hồi đất để giao đất cho nhà đầu tư và dân kiện lại, thì chủ tịch UBND huyện lại rút lại quyết định cảnh cáo đó. Không hiểu tại sao chính quyền đưa ra quyết định cho 9 hộ, quyết định ký ngày 11 tháng 9 năm 2017 mà tới ngày 18 tháng 9 dân mới được nhận là quyết định cưỡng chế 9 hộ chưa nhận tiền bồi thường. Chứ không phải tôi đã nhận tiền, tôi ký vào văn bản bàn giao đất mà tôi không giao đất mà cưỡng chế tôi. Đúng ra trình tự thủ tục anh phải có quyết định thu hồi đất. Ở đây không có. Ụp một cái quyết định cưỡng chế. Dân đối thoại lần cuối rồi ngay chiều hôm nay thông báo là tạm ngưng cưỡng chế chờ văn bản chờ văn phòng tỉnh ra thông báo hoặc chỉ đạo mới. Tôi nghĩ đó là một hình thức rất khủng bố tinh thần.”
Vụ việc tại ấp Phú Sơn như vừa nêu cũng tương tự vô số trường hợp khác tại các địa phương trên cả nước. Tình trạng người dân bị chính quyền địa phương thu hồi đất một cách bất minh để giao cho doanh nghiệp và hưởng lợi gây phẩn nộ trong dân chúng; buộc họ phải khiếu kiện đến tận các cơ quan trung ương. - RFA
Link:
http://bit.ly/2kWPNo9
Posted
by Robert Le Minh Nguyen at 12:10 PM
No comments:
Post a Comment