Lo sợ bị tố cáo vi phạm nhân quyền, Hà Nội gia tăng đàn áp
Thông Luận tổng hợp | 17/10/2017
"Hãy
ngưng ngay đàn áp tại Việt Nam" (RFA, 17/10/2017)
‘Hãy
ngưng ngay đàn áp tại Việt Nam’ là kêu gọi mà một liên minh các nhóm nhân quyền
Việt Nam cùng quốc tế đưa ra với chính quyền Việt Nam vào ngày 16 tháng 10.
Ảnh
chụp ngày 14 tháng 5 năm 2013 trong một quán cà phê ở Hà Nội. Người dân sử dụng
internet trong quán. AP
Liên
minh gồm 10 tổ chức ra thông cáo báo chí nêu rõ ở trong nước hiện đang diễn ra
một chiến dịch đàn áp chưa từng có đối với quyền tự do biểu đạt. Tính cho đến thời
điểm này, cơ quan chức năng Việt Nam cho bắt giữ hay buộc phải đi lưu vong ít
nhất 25 nhà hoạt động ôn hòa và blogger.
Trong
một loạt những vụ xử án trá hình, chính quyền Việt Nam đưa ra những cáo buộc
sai trái và kết án nhiều năm những người lên tiếng bảo vệ nhân quyền và
blogger. Trong số này có những nhân vật như bà Trần Thị Nga, cựu tù nhân lương
tâm Nguyễn Văn Oai, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Theo
thông báo báo chí của Liên minh 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền thì chính phủ Hà
Nội nại ra lý cớ an ninh quốc gia mơ hồ ; đặc biệt theo điều 79 và 88 Bộ Luật
Hình sự Việt Nam, để biện minh cho việc trấn áp sự ủng hộ ôn hòa cho quyền tự
do biểu đạt, tự do thông tin.
Liên
minh 10 tổ chức ký tên vào thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam
‘Ngưng ngay đàn áp’ còn nêu ra rằng cơ quan chức năng trong nước nhắm đến công
cụ mạng xã hội và lấy lý do ‘tin giả’ nhằm biện minh cho hành động kiểm duyệt.
Cơ
quan chức năng Việt Nam tiếp tục sử dụng chiến thuật truy tố, giam giữ tùy
tiện, sách nhiễu nhằm bịt miệng những tiếng nói bất đồng.
Những
biện pháp đàn áp như thế bị cho là vi phạm luật quốc tế, hủy hoại tiếng tăm của
Việt Nam trên trường quốc tế và hạn chế tiến bộ quốc gia.
*******************
Nơi
giam cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển vẫn bí mật (RFA, 17/10/2017)
Cựu
tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển, người bị bắt đi từ ngày 30 tháng 7, đến nay
thân nhân vẫn không được cơ quan chức năng cho biết giam giữ ông này ở đâu.
Ông
Nguyễn Bắc Truyển (giữa) tại tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10
tháng 5 năm 2007. AFP
Vào
ngày 17 tháng 10, bà Kim Phượng vợ ông Nguyễn Bắc Truyển nói với đài Á Châu Tự
Do :
"Hiện
tại đến bây giờ cũng không có một tin tức gì hết ngoại trừ mỗi khi đi thăm, đi
gởi đồ thì xong rồi thôi cũng không biết là hiện nay anh Truyển có ở đó hay
không, có được khoẻ hay không, không biết anh có bị ép cung hay là bị tra tấn
nhục hình, hoàn toàn không biết một tin gì về anh Truyển hết".
Bà
cũng cho biết việc đăng lên Facebook đính chính làm rõ một số thông tin trước
đây về nơi giam giữ chồng bà :
"Khi
tôi làm đơn khiếu nại hỏi để tôi biết chồng tôi ở đâu để đi thăm, thì bên bộ
công an trả lời anh Truyển đang bị giam ở trại giam B14 của Bộ Công an ở Hà
Nội, trên văn bản là công an chỉ trả lời như thế thôi chứ thật sự cũng không có
thêm được thông tin nào để xác thực cho tôi biết anh Truyển đang ở đó, tại vì
chỉ là lời nói thôi còn hoàn toàn không có một thông tin, chẳng hạn là chữ ký
mỗi lúc gởi đồ cũng không được, có nghĩa là không có một thông tin gì để cho
biết hiện nay anh Truyển đang ở đó, mặc dù công an thì nói anh ở đó".
Đươc
biết theo quy định của trại giam một tháng thân nhân của người bị giam giữ được
cho thăm 2 lần, mỗi lần gởi được 5 ký. Kỳ nào đi thăm bà Kim Phượng luôn yêu
cầu được nhận chữ ký của người nhận đồ và bên trại giam luôn từ chối lấy lý do
không cho chữ ký của người nhận. Bà cũng đang lo lắng cho sức khoẻ của chồng vì
trước khi bị bắt ông cũng đang mang bệnh nên bà rất lo lắng.
Bà
cũng cho biết đã có nhờ đến luật sư nhưng bị từ chối :
"Bên
an ninh A 92 đã từ chối họ nói trong thời gian này là thời gian điều tra họ
không cho luật sư vào, sau khi kết thúc điều tra luật sư mới có thể vào cuộc,
tôi nghĩ đến lúc đó thì vai trò luật sư cũng không còn ý nghĩa gì hết, mà điều
luật, theo điều luật rất mơ hồ có nghĩa là theo khoản 1 điều 59 là có thể vào
được chứ không phải dứt khoát là không vào được nhưng họ ấy điều đó và không
cho luật sư vào".
Ông
Nguyễn Bắc Truyển bị bắt cùng lúc với các cựu tù chính trị khác gồm mục sư
Nguyễn Trung Tôn, Kỹ sư Phạm Văn Trội và nhà báo tự do Trương Minh Đức vào hôm
30 tháng 7, 2017. Tất cả bị cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo
điều 79 bộ luật hình sự Việt Nam, trong cùng vụ với cựu tù chính trị, luật sư
nhân quyền Nguyễn Văn Đài.
****************
Nhà
hoạt động Khúc Thừa Sơn bị công an sách nhiễu (RFA, 17/10/2017)
Nhà
hoạt động Khúc Thừa Sơn tại Đà Nẵng cho biết bản thân bị công an thành phố này
gửi giấy triệu tập liên lục và ngày 20 tháng 10 tới đây phải đến làm việc. Giấy
mời ghi ‘làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án’ ; nhưng anh này hỏi vụ án gì
thì không được trả lời.
Nhà
hoạt động Khúc Thừa Sơn, Đà Nẵng. Photo : Fb Khuc Thua Son
Anh
Khúc Thừa Sơn vào chiều ngày 17 tháng 7 cho Đài Á Châu Tự Do biết về tác động
của việc bị công an mời làm việc liên tục nhưng không rõ về một vụ án nào như
thế :
"Rất
khó xử vì tôi từng quan tâm đến những vụ các anh em đấu tranh dân chủ bị bắt.
Có trường hợp khi mời lên đồn công an làm việc khác ; nhưng khi bắt thì theo
lệnh khẩn cấp với điều khác như ‘chống nhà nước’ hoặc ‘vi phạm an ninh quốc
gia’. Có trường hợp mời đi làm việc những giữa đường bị bắt như trường hợp anh
Lê Đình Lượng ở Yên Thành, Nghệ An hoặc anh Nguyễn Văn Túc ngoài Thái Bình
chẳng hạn. Ngoài ra gần đây nhiều trường hợp dân đến đồn Công an bị chết không
rõ lý do hay bị đánh đập. Khi xảy ra, công an lại lẩn trách trách nhiệm. Khi có
những giấy triệu tập như thế này thì tôi yêu cầu phải trả lời rõ ràng nhưng họ
không đáp ứng. Do tôi không có ở nhà nên họ đến áp lực với gia đình khiến bố mẹ
tôi suy sụp tinh thần".
No comments:
Post a Comment