Được
đăng ngày Thứ bảy, 25 Tháng 4 2015 13:45
Binh
pháp Tôn Tử từng nêu, "Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là
sáng suốt nhất trong sự sáng suốt" hay "Thượng sách bao gồm cả việc
triệt hạ sự kháng cự của kẻ địch mà không cần đánh".
François-Xavier
Bonnet, nhà địa lý kiêm chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á người Pháp, đã có bài
viết lật tẩy việc áp dụng chiến lược này của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa.
Nhiều
tác giả viết về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa đã
ghi cuộc viễn chinh chính thức đầu tiên của Trung Quốc tới quần đảo này là vào
năm 1902. Tuy nhiên, không ai trong số họ có thể trưng ra bất kỳ hồ sơ nào về
việc cuộc viễn chinh đó đã diễn ra. Trong thực tế, các tài liệu của Trung Quốc
cho thấy, cuộc viễn chinh như vậy chưa bao giờ xảy ra.
Thay
vào đó, một cuộc thám hiểm bí mật diễn ra vài thập niên sau đó nhằm cài cắm bằng
chứng khảo cổ giả mạo trên quần đảo, nhằm bênh vực tuyên bố chủ quyền của Trung
Quốc. Chiến lược tương tự đã được áp dụng đối với quần đảo Trường Sa : các cột
mốc đánh dấu chủ quyền năm 1946 thực tế đã được sắp đặt 10 năm sau đó, vào năm
1956.
Phân
tích hình ảnh vệ tinh bãi Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của Việt Nam, với các cầu
cảng do Trung Quốc xây dựng phi pháp. Ảnh : Inquirer
Trong
cuốn sách "Contest for the South China Sea" (tạm dịch : "Tranh
chấp Biển Đông") nổi tiếng của mình, Giáo sư Marwyn Samuels đã quở trách
các học giả phương Tây từng viết rằng, cuộc viễn chinh đầu tiên của Trung Quốc
tới quần đảo Hoàng Sa diễn ra vào năm 1909. Thay vào đó, ông quả quyết, cuộc viễn
chinh này diễn ra vào năm 1902.
Theo
ông Samuels, chuyến đi thị sát đầu tiên như vậy do Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy và
là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm thực thi công ước 1887 giữa Pháp và
Trung Quốc, khẳng định các quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.
Kể
từ khi cuốn sách gây ảnh hưởng mạnh mẽ của Samuels được xuất bản, nó dường như
đã trở thành thông lệ khi nhắc tới sự kiện "không thể tranh cãi" này
trong các cuốn sách và bài báo liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên,
không có bất kỳ tác giả nào về sau có thể chứng minh được khẳng định ấy.
Các
chiến dịch khảo cổ những năm 1970 và tuyên bố chính thức
Từ
năm 1974 tới 1979, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) và các nhà khảo
cổ Trung Quốc đã tiến hành nhiều chuyến đi khảo sát ở quần đảo Hoàng Sa. Trong
số các hiện vật được phát hiện trong những chuyến đi này có nhiều đồ tạo tác bằng
sứ thuộc nhiều thời kỳ khác nhau, các di tích đền thờ và nhiều cột mốc chủ quyền.
Các cột mốc đề năm 1902, 1912 và 1921.
Năm
1973, một tạp chí ở Hong Kong có tên The Seventies cho đăng tải bức ảnh chụp một
phiến đá đề năm 1902, được tìm thấy trên một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng
Sa. Báo The Hong Kong Standard đưa tin về các khám phá vào ngày 6/3/1979, trong
một bài báo nhan đề "Phiến đá chứng minh các quyền cổ xưa". Cả hai
bài báo này, vốn đều cho đăng hình một phiến đá năm 1902, đã trở thành các nguồn
cung cấp thông tin duy nhất về cuộc viễn chinh "không thể bàn cãi"
vào năm 1902, cho các học giả như Hungdah Chiu và Choon-ho Park hay Marwyn
Samuels vào năm 1982.
Trước
năm 1979, không có học giả Trung Quốc hoặc phương Tây nào từng đề cập tới sự tồn
tại của cuộc viễn chinh năm 1902. Chuyến đi chính thức duy nhất tới quần đảo
Hoàng Sa được ghi chép vào biên niên sử nhà Thanh là cuộc thị sát do Đô đốc Lý
Chuẩn đứng đầu, vào năm 1909.
Chuyến
thám hiểm "ma" tới quần đảo Hoàng Sa
Có
một lí do đơn giản khiến không học giả nào từng có thể tìm thấy bất kỳ tài liệu
lịch sử nào về cuộc viễn chinh năm 1902 : nó chưa bao giờ diễn ra. Thay vào đó,
bằng chứng về cuộc viễn chinh năm 1902 đã được tạo dựng rất lâu sau đó, vào năm
1937.
Tháng
6/1937, tư lệnh Vùng quân sự số 9 của Trung Quốc, Hoàng Cường, đã được cử đến
quần đảo Hoàng Sa với 2 sứ mệnh : Trước hết là kiểm tra các báo cáo rằng quân
Nhật đang xâm chiếm quần đảo và hai là tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc
đối với quần đảo này. Theo các ghi chép về sứ mệnh của ông Cường đề ngày
31/7/1937, ông đã rời Quảng Đông vào ngày 19/6 và tới quần đảo Hoàng Sa vào ngày
23/6. Cùng ngày, ông thăm 4 hòn đảo thuộc nhóm đảo An Vĩnh (đảo Phú Lâm, đảo
Đá, đảo Linh Châu và đảo Bắc) của quần đảo Hoàng Sa. Ngày tiếp theo, 24/6, ông
rời tới đảo Hải Nam.
Sứ
mệnh ngắn ngủi và tối mật này đã được các nhà sử học Trung Quốc Hàn Chấn Hoa,
Lâm Kim Chi, Ngô Phương Bân kể lại chi tiết trong cuốn "Tài liệu biên soạn
các tư liệu lịch sử về quần đảo Hoàng Sa của chúng ta ở Biển Đông", xuất bản
năm 1988. Tuy nhiên, nếu họ đã công bố báo cáo ngày 31/7/1937, họ đã quên, một
cách vô tình hoặc hữu ý, công bố phụ lục của báo cáo này. May mắn là, phần phụ
lục tối mật của báo cáo này đã được Ủy ban các địa danh của tỉnh Quảng Đông cho
công bố năm 1987, trong một cuốn sách nhan đề "Tài liệu biên soạn về tên
tham khảo của tất cả các hòn đảo của chúng ta ở Nam Hải". Phụ lục này nêu
chi tiết các hành động của ông Huang Qiang ở Hoàng Sa.
Trong
phần phụ lục này, ông Cường giải thích rằng, như kế hoạch, thuyền của ông chở
theo 30 cột mốc chủ quyền. Trong số chúng có 4 cột mốc đề thời nhà Thanh, số
còn lại đề năm 1912 (thời điểm đánh dấu sự ra đời của Trung Hoa Dân quốc) và
năm 1921. Tuy nhiên, ông Cường không mang theo cột mốc nào đề năm 1937, vì sứ mệnh
này là tuyệt mật. Đoàn công tác của ông đã phát hiện 4 cột mốc từ thời nhà
Thanh, đề năm 1902 ở thành phố Quảng Đông. Theo phụ lục báo cáo, đoàn công tác
đã chôn những cột mốc này, đánh dấu tọa độ địa lý của chúng trên 4 hòn đảo thuộc
cụm An Vĩnh.
Trên
đảo Bắc, họ đã chôn 2 cột mốc đề năm 1902 và 4 cột mốc năm 1912. Trên đảo Linh
Châu, đoàn đã chôn 1 cột mốc đề năm 1902, một cột mốc đề năm 1912 và một năm
1921. Trên đảo Phú Lâm, họ đã chôn 2 cột mốc đề năm 1921. Cuối cùng, trên đảo
Đá, họ chôn một cột mốc đề năm 1912.
Nói
tóm lại, chuyến đi năm 1937 đã cài cắm tổng cộng 12 cột mốc trên các hòn đảo, kể
cả 3 cột mốc đề năm 1902. Chúng đã bị lãng quên trong giai đoạn từ năm 1937 tới
năm 1979, nhưng sau đó "được phát hiện" trong các cuộc nghiên cứu của
PLA và các chuyên gia khảo cổ học. Đây gần như chắc chắn là lời giải thích cho
một câu bí ẩn trong cuốn sách của Samuels, khi ông viết rằng, các cột mốc năm
1902 được cho là đã bị mất tích trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Bí
ẩn các cột mốc chủ quyền ở quần đảo Trường Sa
Hầu
hết các cuốn sách, bài báo và tuyên bố chính thức đề cập tới việc Trung Quốc
tái giành lại quần đảo Trường Sa từ tay Nhật năm 1946 và cài cắm các cột mốc chủ
quyền lên nhiều hòn đảo. Câu chuyện này được tác giả Đài Loan Trương Chấn Quốc
đề cập tới lần đầu tiên trong cuốn sách "Chuyến đi tới Nam Sa" của
ông, viết năm 1957 nhưng mãi tới năm 1975 mới xuất bản.
Trương,
người đứng đầu cuộc thám hiểm của Đài Loan tới quần đảo Trường Sa năm 1956 (đối
đầu với doanh nhân Thomas Cloma của Philippines), đã viết rằng, trong cuộc viễn
chinh năm 1946 dưới sự chỉ huy của Mạch Uẩn Du, lực lượng này đã nắm quyền kiểm
soát 3 hòn đảo có tên đảo Taiping (đảo Ba Bình), Nam Wei (đảo Trường Sa) và Xi
Yue (đảo Bến Lạc). Trên 3 hòn đảo này, đoàn của Mạch đã cắm các cột mốc chủ quyền
đề năm 1946.
Tuy
nhiên, khi cuốn sách của ông Trương được xuất bản năm 1975, chỉ huy Mạch vẫn
còn sống và đọc nó. Đây quả thực là một cú sốc với ông. Trong thực tế, ông Mạch
thừa nhận, mặc dù đoàn của mình đã tới đảo Ba Bình vào tháng 12/1946, phá hủy
các cột mốc của Nhật và cắm 2 cột mốc chủ quyền (phía bắc và nam của đảo),
nhưng họ chưa bao giờ tới đảo Trường Sa và đảo Bến Lạc.
Trong
thực tế, theo các tài liệu chính thức, khi doanh nhân Thomas Cloma của
Phillipines tuyên bố quyền sở hữu của ông đối với quần đảo Trường Sa
(Freedomland) năm 1956, Đài Bắc cử quân tuần tra 3 lần tới quần đảo này (2 tàu
tuần tra từ ngày 2 - 14/6, 3 tàu từ 29/6 - 22/7 và 2 tàu từ 24/9 - 5/10). Trong
những cuộc tuần tra này, các binh lính đã làm lễ thượng cờ và dựng các cột mốc
chủ quyền trên 3 đảo Ba Bình, Trường Sa và Bến Lạc. Tuy nhiên, cũng lại một trò
bịp bợm, các cột mốc này đề năm 1946, nhưng được đưa tới Nam Sa cài cắm 10 năm
sau đó, vào năm 1956.
Khảo
cổ học và chủ nghĩa ái quốc : Sự lèo lái chính trị của các cột mốc chủ quyền
Liệu
các chuyên gia khảo cổ học có thành thật khi phát hiện các cột mốc ở quần đảo
Hoàng Sa ? hay họ đã bị PLA, những người biết rõ câu chuyện, "đạo diễn"
? Chúng ta không thể biết được. Tuy vậy, nếu chúng ta tính đến tình tiết quan
trọng về quần đảo Trường Sa, chúng ta có thể thấy một chiến lược có hệ thống và
tinh vi hơn nhằm thao túng các tài liệu.
Hai
tình tiết quan trọng này cho thấy những hạn chế của việc dựa vào các hiện vật
khảo cổ khi cố gắng giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Bất kỳ hiện vật nào cũng có
thể chân thực (chẳng hạn như từ bảo tàng), nhưng được chôn xuống đất ở một thời
điểm sau đó rất lâu. Trong cuộc chiến tâm lý về các quần đảo ở Biển Đông, trò bịp
bợm này có thể đã được thực hiện. Các câu chuyện hoang đường đã xuất hiện trong
nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Anh và tiếp cận độc giả quốc tế. Trong khi đó,
có vẻ như chẳng có mấy nhà nghiên cứu biết tiếng Quan thoại và một nhóm chuyên
gia Trung Quốc đã biết rõ những chuyện hoang đường này.
Tóm
lại, tất cả ám chỉ, "khảo cổ học ái quốc" có nhiều kẽ hở và rằng, các
chuyên gia cần phải thận trọng cảnh giác trước khi dựa vào chúng để thông qua
phán quyết về các tranh chấp lãnh thổ.
François-Xavier
Bonnet
Quỳnh
Anh dịch
Theo
VietnamNet (22/04/2015)
Nguồn :The Spratlys : A Past
Revisited, in World Bulletin, volume 23, Juillet-décembre 2004, Institute of
International Legal Studies, University of the Philippines Law Center.
No comments:
Post a Comment