Hòa Ái,
phóng viên RFA
2015-04-25
2015-04-25
Không
có tội
Một
số những tù nhân lương tâm ở Việt Nam cương quyết không chịu mặc áo tù nhân như
Luật sư Lê Quốc Quân, bà Bùi Thị Minh Hằng, anh Đặng Xuân Diệu… vì họ cho rằng
mình không có tội. Hiện trại giam đối xứ với họ như thế nào?
“Giữa
tháng 4 vừa rồi, gia đình vào thăm gặp bà thì trại không cho thăm gặp. Họ bảo
yêu cầu bà mặc áo tù nhân của trại thì mới được gặp gia đình. Thế nhưng bà vẫn
kiên quyết không chấp nhận điều đó. Họ có lập biên bản về việc này nhưng trong
biên bản không thấy chữ ký của mẹ em mà chỉ thấy của 2 người làm chứng, là phạm
nhân cùng phòng. Biên bản lập về việc mẹ em không chấp nhận mặc áo của trại
giam nên không được gặp gia đình.”
Vừa
rồi là lời chia sẻ của cô Quỳnh Anh về lần thăm gặp mới nhất với mẹ của mình là
bà Bùi Thị Minh Hằng đang thụ án 3 năm tù giam vì tội “gây rối trật tự công cộng”
theo điều 245 Bộ luật Hình sự VN. Kể từ khi bị bắt đưa vào trại giam An Bình ở
tỉnh Đồng Tháp hồi tháng 2 năm 2014, bà Bùi Hằng cương quyết chỉ mặc đồ của gia
đình gửi vào mà không mặc áo phạm nhân. Sau khi chuyển về trại giam Gia Trung,
tỉnh Gia Lai vào tháng 2 năm nay, bà Bùi Hằng vẫn phản đối không mặc đồ của trại
giam ở đây. Trại giam Gia Trung chỉ đồng ý với điều kiện họ phải đóng dấu “Tù
nhân” trên quần áo cá nhân của bà Bùi Hằng thì mới cho mặc. Bà Bùi Hằng yêu cầu
phải đóng dấu “Tù nhân Chính trị” chứ không chấp nhận đóng dấu “Tù Hình sự”. Trại
giam không đồng ý với yêu cầu này. Trong chuyến thăm gặp đầu tiên của gia đình ở
trại giam Gia Trung, bà Bùi Hằng thông báo cho cô Quỳnh Anh biết nhưng chuyến
thăm gặp mới nhất trong tháng 4 thì cô Quỳnh Anh không được gặp mẹ của mình mà
chỉ nhận được tờ biên bản ghi không cho gặp gỡ gia đình nữa.
Cấm
thăm nuôi?
Về
trường hợp của tù nhân Đặng Xuân Diệu thì nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đặng Xuân
Diệu là một trong 14 thanh niên Công giáo ở Vinh bị kết án tù 13 năm theo điều
88 Bộ luật Hình sự VN hồi năm 2011. Kể từ khi bị bắt cho đến nay, tù nhân lương
tâm Đặng Xuân Diệu không chịu mặc áo tù nhân và anh chưa bao giờ được gặp gia
đình trong thời gian gần 4 năm thụ án. Ông Đặng Xuân Hà, anh trai của anh Đặng
Xuân Diệu cho đài ACTD biết chỉ duy nhất một lần được thấy em trai mình trong
trại giam từ khoảnng cách xa 20 mét:
“Lúc
ấy vì lý do vào thời điểm Diệu đã 142 lần không ăn cơm nên sức khỏe xuống dốc,
trong người mang thêm nhiều bệnh tật và được anh Trương Minh Tam cho biết sức
khỏe của Diệu quá kiệt quệ. Khi đó gia đình và tất cả những người thân của Đặng
Xuân Diệu đòi hỏi quản lý trại giam cho thấy được Diệu thì buộc lòng họ phải
cho mình thấy. Họ cho nhìn thấy Diệu ở khoảng cách xa 20 mét chứ không cho gặp.
Thấy được Diệu là họ lôi vào ngay.”
Biết
tin em trai Đặng Xuân Diệu sức khỏe bị kiệt quệ do tuyệt thực ở trại giam Xuyên
Mộc phản đối cách hành xử khắc khe của trại giam, ông Đặng Xuân Hà đến xin thăm
gặp nhưng không được giải quyết. Ông Hà nhờ giám thị trại giam chuyển giúp tự
điển và sách hát thánh ca đều bị từ chối. Trong số lần gọi điện thoại ít ỏi
thăm gia đình của Đặng Xuân Diệu, lần mới nhất, anh Diệu cho biết không được
mua đồ ăn ở căn-tin. Ông Đặng Xuân Hà kể lại:
“Lần
mới nhất anh Diệu gọi về vào khỏang ngày tháng 12 tháng 4 vừa rồi. Diệu cho gia
đình biết rằng hiện bây giờ trại giam có chỉ thị riêng với Đặng Xuân Diệu là
không cho mua thức ăn ở căn-tin, tức là dù có tiền của gia đình ký gửi vào cũng
không được mua thức ăn riêng. Tôi thấy đó là hình thức người ta cố tình giết Diệu
một cách thầm lặng lâu dài. Từ trước tới giờ, tôi chưa thấy một trai giam nào
không cho tù nhân mua thức ăn ở căn-tin mà thức ăn của trại không biết họ cho
Đăng Xuân Diệu ăn thức ăn gì, dung lượng ăn ra sao, tôi không hề biết được.”
Ông
Trương Minh Tam, một cựu tù từng bị giam sát buồng của Đặng Xuân Diệu, biết rõ
tình trạng sức khỏe của anh Diệu nói với đài RFA:
“Theo
Tam nghĩ sức khỏe của Diệu rất yếu. Mình nghĩ khoảng trên 40 kg, thể trạng một
người đàn ông như thế thì thật sự rất nguy hiểm. Mình cũng kỳ vọng cậu ấy phải
được trợ giúp nhân đạo, được đưa đi chữa bệnh để khắc phục tình trạng sức khỏe
suy kiệt lâu dài. Theo như số liệu không chính thức Tam cộng dồn vào thì đến thời
điểm này, Diệu đã bỏ bữa ăn, bao gồm cả tuyệt thực rồi ăn thất thểu lên khoảng
tầm 15 tháng trong tổng số đi tù chưa đầy 4 năm.”
Riêng
trường hợp của Luật sư Lê Quốc Quân, kể từ khi được chuyển từ Hỏa Lò đến trại
giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, gia đình cho biết Luật sư Lê Quốc Quân vẫn không
mặc áo tù nhân nhưng trại giam An Điềm thực hiện đúng luật định cho thăm gặp
cũng như được nhận Kinh thánh và sách vở.
Theo
điều 39 trong Luật Thi hành Án Hình sự năm 2010 quy định “trại giam phải thông
báo tình hình chấp hành án; phối hợp với gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia giáo dục cải tạo phạm nhân”; thế nhưng, gia đình của các tù
nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng và Đặng Xuân Diệu không biết phải làm thế nào
để được phối hợp cùng trại giam thực hiện quy định theo điều 39 này.
No comments:
Post a Comment