28.04.2015
Liên
quan đến biến cố 30 tháng Tư 1975, có một câu nói của một quan sát viên quốc tế
mà tôi rất tâm đắc: “Không có ai chiến thắng cả. Tất cả đều là nạn nhân” (There
were no winners, only victims).
Nhưng
tại sao lại không có người chiến thắng?
Trước
hết, không còn hoài nghi gì nữa, người miền Nam chắc chắn là những người thua
cuộc và từ đó, là những nạn nhân không những của chiến tranh mà còn của hoà
bình với hàng trăm ngàn người bị bắt đi cải tạo, hàng triệu người liều mạng vượt
biển để tìm tự do và hầu như tất cả đều sống trong cảnh vừa lầm than vừa
bị áp bức.
Mỹ
cũng không phải là những kẻ chiến thắng. Nói cho đúng, họ thắng trong cuộc chiến
tranh lạnh với khối xã hội chủ nghĩa bằng việc phân hoá Trung Quốc và Liên Xô đồng
thời bằng cách vô hiệu hoá hiệu ứng liên hoàn, gắn liền với thuyết domino vốn
là nguyên nhân chính khiến họ tham dự vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Về
phương diện quân sự, họ không thắng không bại: họ đã rút quân ra khỏi Việt Nam
mấy năm trước khi cuộc chiến tranh chấm dứt. Tuy nhiên, về phương diện chính trị,
họ đã thất bại trong nỗ lực bảo vệ một đồng minh là chế độ Việt Nam Cộng Hoà ở
miền Nam. Sau đó, về phương diện tâm lý, họ là những nạn nhân với hội chứng Việt
Nam, một ám ảnh đầy day dứt trong lương tâm của những người từng tham chiến. Đó
là chưa kể hơn 58.000 người lính bỏ mình tại Việt Nam cũng như hàng mấy trăm
ngàn người bị thương tật trở thành một gánh nặng trong xã hội Mỹ.
Thế
còn miền Bắc?
Đương
nhiên họ là những người thắng cuộc. Thắng về quân sự: đánh bại được quân đội Việt
Nam Cộng Hoà. Thắng về chính trị: thống nhất được đất nước sau 20 năm chia cắt.
Tuy nhiên, bên cạnh những chiến thắng ấy, họ cũng gánh chịu không ít thất bại.
Những thất bại ấy làm cho chiến thắng của họ trở thành một tai hoạ cho mọi người.
Trước
hết, như là hệ quả của việc chà đạp lên hiệp định Paris, xua quân cưỡng chiếm
miền Nam, Việt Nam phải gánh chịu sự cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Trừ Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa, họ không có một người bạn nào cả. Ngay cả
với một nước đồng minh thân cận từng giúp đỡ họ cả mấy chục năm, Trung Quốc,
cũng biến thành kẻ thù với hậu quả là, ngay sau chiến tranh Nam -Bắc chấm dứt,
Việt Nam phải chịu đựng thêm hai cuộc chiến tranh mới: chiến tranh với
Campuchia và chiến tranh với Trung Quốc.
Hệ
quả của tất cả những điều vừa nêu là, về phương diện kinh tế, Việt Nam hoàn
toàn kiệt quệ. Lạm phát tăng nhanh; nạn đói lúc nào cũng lởn vởn trước mắt mọi
người. Trong nhiều năm, ngay cả lúa gạo, nguồn thực phẩm chính và cũng là điểm
mạnh của miền Nam, cũng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Dân chúng phải thường xuyên
ăn độn hoặc ăn bo bo để thế cơm. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia
nghèo khó và chậm phát triển nhất thế giới.
Về
phương diện xã hội, hầu như mọi người đều bị lâm vào cảnh khốn cùng. Mâu thuẫn
giữa hai miền Nam và Bắc càng lúc càng sâu sắc. Sự thống nhất chỉ có trên
phương diện chính trị và hành chính, nhưng về tâm lý, nhìn nhau, dân chúng giữa
hai miền vẫn đầy những nghi kỵ và đố kỵ.
Về
phương diện chính trị, dân chúng không còn chút tự do nào cả. Tự do tư tưởng:
Không. Tự do ngôn luận: Không. Tự do cư trú và tự do đi lại: Không. Tất cả các
quyền tự do căn bản của dân chủ, từ tự do hội họp đến tự do thành lập và tham
gia vào đảng phái đều bị tước sạch.
Có
thể nói, trong hơn mười năm, từ 1975 đến 1985, khi phong trào đổi mới xuất hiện,
ở Việt Nam, dân chúng trong cả nước đều chia sẻ nỗi bất hạnh chung xuất phát từ
việc miền Bắc thắng miền Nam. Không có gì quá đáng nếu chúng ta nói, trừ giới lãnh đạo cộng sản, tất cả mọi người
đều là nạn nhân của biến cố 30 tháng Tư 1975. Không phải chỉ những người bị
bắt đi học tập cải tạo hoặc bị lùa đi kinh tế mới mới là nạn nhân: Tất cả mọi
người đều là nạn nhân. Không phải chỉ những người bị bỏ mình trên biển mới là nạn
nhân, ngay cả những người may mắn vượt thoát và được định cư ở nước ngoài cũng
là nạn nhân: họ phải xa lìa tổ quốc để sống tha hương, không lúc nào nguôi nỗi
khắc khoải trông ngóng về đất nước cũ.
Nhưng
nếu mọi người đều là nạn nhân, cuộc chiến tranh Nam Bắc vốn kéo dài hai mươi
năm có thực sự cần thiết hay không?
Bộ
máy tuyên truyền của miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả nước sau năm
1975 nêu lên ba lý do chính tại sao miền Bắc phát động cuộc chiến tranh ấy: Một,
để giải phóng miền Nam; hai, để phát triển chủ nghĩa xã hội sang nửa phần lãnh
thổ còn chịu khổ nạn dưới ách “áp bức” của Mỹ và “nguỵ”; và ba, để đánh bại sự
“xâm lược” của “đế quốc” Mỹ.
Xin
nói về nguyên nhân thứ ba trước. Đó chỉ là một nguỵ biện. Việc Mỹ đổ cả nửa triệu
quân vào miền Nam chỉ là để giúp miền Nam chống lại sự xâm lấn của miền Bắc.
Như vậy, nó chỉ là hậu quả chứ không phải là nguyên nhân. Nói cách khác, nếu miền
Bắc không mưu toan đánh chiếm miền Nam, chả có lý do gì để Mỹ đổ quân vào miền
Nam cả.
Về
nguyên nhân thứ hai, người ta dễ dàng nhận thấy là hoàn toàn không chính đáng.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước cộng sản tại Đông Âu, hầu như ai cũng biết
chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với áp bức và nghèo đói. Mở rộng chủ nghĩa xã hội từ
miền Bắc sang miền Nam, do đó, thực chất là việc xuất cảng áp bức và nghèo đói.
Đó là một tai hoạ.
Chỉ
có nguyên nhân thứ nhất là cần phân tích kỹ. Trước hết, không ai có thể phủ nhận
sự cần thiết của việc thống nhất đất nước, một di sản của tổ tiên từ ngàn đời
trước. Đó là một mệnh lệnh của lịch sử, của đạo lý và của tình cảm. Tuy nhiên,
vấn đề là: sự thống nhất ấy có thể được thực hiện bằng cách nào và được trả bằng
giá nào? Nó có cần thiết để cả nước phải trải qua hai chục năm chiến tranh tàn
khốc với trên ba triệu người bị giết chết? Lịch sử cung cấp hai bài học chính:
Thứ nhất, Đông Đức và Tây Đức đã được thống nhất mà không cần phải trải
qua cuộc chiến tranh nào cả. Thứ hai, Nam và Bắc Triều Tiên đến nay vẫn bị chia
cắt. Nhưng sự chia cắt ấy được đền bù bằng mức phát triển cực nhanh và cực cao
của Nam Triều Tiên. Sự thống nhất không sớm thì muộn, không bằng cách này thì bằng
cách khác cũng sẽ xảy ra, nhưng khi nó xảy ra, Đại Hàn cũng đã có một nền tảng
kinh tế và chính trị vững chắc là Nam Triều Tiên (như trường hợp của Tây Đức và
Đông Đức). Ở đây, sự chia cắt không có gì đáng phàn nàn hay ân hận cả.
Chúng
ta tưởng tượng: nếu miền Bắc đừng phát động chiến tranh thì tình hình chính trị
Việt Nam hiện nay sẽ ra sao? Thì tất cả những tai hoạ nêu lên ở phần đầu bài viết
này sẽ không có. Thì cả hai miền sẽ có hoà bình và nhờ hoà bình, sẽ được phát
triển nhanh chóng. Ngay cả khi hai miền Nam và Bắc chưa được thống nhất thì,
tuy về phương diện tình cảm, vẫn là một nỗi nhức nhối, nhưng trên mọi phương diện
khác, đó lại là một điều may mắn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
căng da mặt công nghệ
ReplyDeletecang da mat cong nghe
cang da mat khong dau
căng da mặt không đau
nâng cơ vùng mặt
nang co vung mat
nâng cơ vùng má
nang co vung ma
dieu khac chan may
điêu khắc chân mày