Lê Diễn Đức
Monday,
April 27, 2015 2:37:00 PM
Dưới
thời cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam xã hội Việt Nam các giá trị đạo đức
ngày càng bị suy thoái và hủy hoại không thể nào cứu vãn.
Những
sự việc xảy ra thường xuyên lôi cuốn cả một đám đông lớn tham gia, đặc biệt đa
số là giới trẻ, chứng tỏ con người trong xã hội đã bị loạn về tâm lý, hành động
theo bản năng, vô thức.
Những
chuyện tranh cướp bia, hôi của, cướp hoa, giành vé tắm cũng có cùng mẫu số với
những cuộc giẫm đạp lên nhau giành giật một quả cầu phết, lộc thánh.
Trước
những con người quán áo tả tơi, máu me đầy mình, ông Phan Đăng Long, phó trưởng
ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội, cho rằng trò chơi trong lễ hội là “cướp” có văn
hóa!
“Cướp
có văn hóa” hay gọi đúng bản chất của nó là “văn hóa cướp” dường như đang ngự
trị trong xã hội Việt Nam.
Không
nói đến tệ nạn cướp giật đang hoành hành trên đường phố Hà Nội, Sài Gòn và nhiều
thanh phố khác, bất kể đêm hay ngày, mà ngay trong cả những sinh hoạt bình thường.
Ngày
12 tháng 9 năm 2013, đại sứ quán Hà Lan phát tặng miễn phí 3,000 chiếc áo mưa
cho dân Việt Nam trong chương trình “Đừng để bị ướt mưa” tại Hà Nội. Không khí
cuộc vui nhanh chóng trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, chen lấn, xô
đẩy, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình!
Ngày
24 tháng 10 năm 2013 hàng nghìn người, được cho là sinh viên, chen lấn, xô đẩy
để được vào ăn miễn phí tại một nhà hàng sushi trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội).
Một sinh viên Học viện tài chính cho biết, “Hôm đó đông lắm, phải nói là chen bẹp
ruột mới vào được, giới trẻ xô đẩy đi xem Kpop như nào thì hôm đó cũng y như vậy,
cảm giác cứ như người chồng lên người.”
Ngày
4 tháng 12 năm 2013, chiếc xe tải chở 1,500 thùng bia đi từ Sài Gòn ra Phan Thiết,
đến vòng xoay Tam Hiệp (Biên Hòa) bất ngờ hàng ngàn két bia đổ xuống đường.
Ngay lập tức những người xung quanh khu vực lao vào “cướp” bia trước sự bất lực
của tài xế.
Ngày
9 tháng 11 năm 2014 “Dũng Lò Vôi” mở cửa miễn phí khu du lịch Đại Nam, Bình
Dương, hàng trăm ngàn lượt người đã tới đây gây nên cảnh tượng quá tải, kẹt xe
chưa từng có tại khu du lịch này trong nhiều năm qua. Rất nhiều em nhỏ, những
người lao động nghèo từ xa tới đã phải chịu cảnh “chôn chân” giữa trời nắng
hàng giờ đồng hồ.
Ngày
19 tháng 4 năm 2015, công viên nước Hồ Tây, Hà Nội, mở cửa miễn phí từ 8 giờ đến
10 giờ nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Hơn mười ngàn người ở khắp nơi đổ về,
trèo qua rào giành giật chỗ, rách bươm cả nội y, thậm chí có người ôm cả con nhỏ
leo qua rào bất chấp hàng cọc nhọn có thể gây nguy hiểm.
Văn
hào Victor Hugo có nói rằng, “Văn hóa là tất cả các loại sinh hoạt tinh thần và
tình cảm con người hướng về chân, thiện, mỹ,” nhưng dường như người Việt trong
nước đang có xu hướng tiến về cái xấu, về sự đổ đốn và cái ác.
Họ
chẳng phải đói khát đến mức mất trí, hay nghèo đến nỗi không mua được một chiếc
vé, nhưng do “miễn phí,” vì một cái lợi nhỏ trước mắt, bản tính tham lam trỗi dậy
và bất bất chấp tất cả.
Nguyên
do của nó chắc chắn xuất phát từ lối sống ích kỷ, vì tiền, một cách sống đang hủy
diệt nhân cách và văn hóa của con người. Đất nước chẳng còn chút kỷ cương gì,
luật pháp bị coi thường, ý thức ứng xử văn minh của xã hội bị chà đạp, mọi thứ
đều phải giải quyết bằng văn hóa phong bì từ chữa bệnh, xin học, chạy việc làm,
đến mua quan bán chức, tham nhũng từ trên xuống dưới ở mọi cấp... Trong năm
2014 Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế đã xếp Việt Nam là một trong những quốc gia tham
nhũng nhiều nhất thế giới, xếp sau 118 quốc gia và chỉ đạt 31 điểm trên thang
điểm 100.
Vào
năm 2011, người Nhật hứng chịu thảm họa động đất với mức độ tàn phá như một cuộc
chiến tranh thực sự. Trong bối cảnh bần cùng, bi thảm, họ vẫn nhẫn nại đứng xếp
hàng đài có trật tự để nhận hàng cứu trợ. Tính kiên cường, lòng dũng cảm và ý
thức xã hội rất cao mới có thể tạo cho người Nhật một tinh thần nhân văn ấy.
Chính vì thế, từ thất bại và đổ nát của Thế Chiến Thứ II, Nhật Bản đã vươn lên
thành một cường quốc kinh tế sau hơn hai thập niên.
Văn
hóa ứng xử công cộng là nền tảng của một xã hội văn minh. Bất kỳ ở quốc gia
nào, nếu con người sinh hoạt nơi công cộng tử tế, ai cũng có ý thức bảo vệ môi
sinh, có trách nhiệm với người xung quanh, quốc gia ấy sẽ phát triển.
Xã
hội Việt Nam hôm nay đã đánh mất hết mọi giá trị chân, thiện, mỹ, sống ngụp lặn
trong sự dối trá và đạo đức giả.
Trong
một bài viết “Đám đông man rợ hay sự vô liêm sỉ thiếu văn hoa lên ngôi,” tác gả
Đỗ Minh đã đặt câu hỏi, “Chúng ta đang sống trong một xã hội như thế nào đây?”
“Người
ta sẵn sàng vứt đi nhân cách và sự giáo dục của bố mẹ, gia đình vì một món lợi
cá nhân? Xã hội mà người ta coi tiền là thước đo cho sự thành công? Tiền bạc
dùng để mua danh, chức tước, lobby quan hệ rồi đẻ ra tiền bạc nhiều hơn? Vật chất
tiền bạc được dùng để đánh giá con người thay vì sự đẹp đẽ của trí thức. Vì để
“thoát nghèo” họ sẵn sàng đánh đổi hoặc vứt bỏ ngoài cửa sự bình tâm, đẹp đẽ của
tâm hồn, thay vào đó là những chiến lược kế hoạch đạt doanh số, đạt mục tiêu
trong chuỗi đa cấp kể cả không từ thủ đoạn lôi kéo, lừa gạt nào?” [1]
Tờ
The Guardian trong bài của Nick Davies, “Vietnam 40 years on: How communist
victory gave way to capitalist corruption” ngày 22 tháng 4 năm 2015, có đoạn:
“Thực tế hiện tại là
Việt Nam đang phải hứng chịu những điều tồi tệ nhất từ hai hệ thống: Nhà nước độc
tài xã hội chủ nghĩa và ý thức hệ tư bản hoang dã; hai hệ thống này kết hợp với
nhau đang đánh cắp tiền bạc và quyền lợi của người dân Việt Nam trong khi một
nhóm nhỏ đang tìm cách vơ vét cho đầy túi và nấp sau những khẩu hiệu cách mạng
rỗng tuếch. Đó mới là điều dối trá kinh khủng nhất. Thắng lợi trong chiến tranh
nhưng lại thua trong hòa bình, những hứa hẹn về một nhà nước xã hội chủ nghĩa của
các lãnh đạo giống như những lời tuyên truyền rỗng tuếch.” [2]
Trong
một cuộc sống mà sự dối trá, lừa gạt và ai ai cũng chạy đua theo sức hút đồng
tiền như thế, bỗng dưng có cái gì đó miễn phí/cho không, người ta sẽ xem như một
cơ hội bất thường, phát rồ lên và phải tranh cướp nhau để tận dụng. Tâm lý bầy
đàn hoang dại càng có đất màu mỡ phát triển.
Hiệu
ứng của hành động này không có khả năng dừng lại và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn
vì nó là hệ quả tất yếu. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” là quy luật của xã hội.
Các chuẩn mực đạo đức và ứng xử lành mạnh đã bị triệt tiêu ở tầng lớp quan chức
sẽ trở thành tấm gương để tầng lớp bị trị nhìn vào và có hành động thích ứng. Một
hành động có vẻ như vô thức nhưng đã được bộ não lập trình.
Một
dân tộc bằng nỗ lực, sử dụng tài năng trí tuệ con người tốt, quản lý kinh doanh
hợp lý có thể vượt qua ngưỡng nghèo đói và phát triển trong vài thập niên.
Nhưng một dân tộc đánh mất đi văn hóa là một dân tộc bất hạnh, bởi vì muốn phục
hồi nó phải mất nhiều thế hệ.
------------------
Chú
thích:
[1]: http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4649
[2]: http://www.theguardian.com/news/2015/apr/22/vietnam-40-years-on-how-communist-victory-gave-way-to-capitalist-corruption
[2]: http://www.theguardian.com/news/2015/apr/22/vietnam-40-years-on-how-communist-victory-gave-way-to-capitalist-corruption
căng da mặt công nghệ
ReplyDeletecang da mat cong nghe
cang da mat khong dau
căng da mặt không đau
nâng cơ vùng mặt
nang co vung mat
nâng cơ vùng má
nang co vung ma
dieu khac chan may
điêu khắc chân mày