Sun,
04/26/2015 - 09:30 — Kami
Nói
đến yếu điểm của phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam, thường người ta
cho rằng đó là sự yếu kém, thiếu sự liên kết giữa các tổ chức và cá nhân những
người đấu tranh, trong khi chưa có một cương lĩnh, một sách lược đấu tranh cụ
thể.
Tuy
vậy, vấn đề thiếu các gương mặt những ứng viên có khả năng thuyết phục và thu
hút sự ủng hộ của dân chúng nếu như có một cuộc bầu cử tự do thì hầu như chưa
có ai nhắc tới. Và cũng ít người biết rằng, tại Cu ba ngày 19/4/2015 vừa qua,
nhà cầm quyền đã cho tiến hành một cuộc bầu cử tự do ở cấp địa phương, chấp nhận
cho thành phần đối lập tham gia.
Một
trong những yếu điểm được xem là trầm trọng của những người đấu tranh dân chủ ở
Việt nam là thiếu sự đoàn kết thống nhất, thậm chí là có mâu thuẫn nặng nề giữa
các cá nhân và các nhóm. Một sự việc cách đây không lâu, câu chuyện blogger Mẹ
Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được nhận giải thưởng Civil Rights Defender of the
Year đã gây không ít tranh cãi giữa những người trong giới đấu tranh cho dân chủ
ở Việt nam. Nhìn chung việc tranh cãi xung quang giải thưởng này của blogger Mẹ
Nấm có thể chia thành những xu hướng khác nhau, xu hướng thứ nhất là ủng hộ việc
blogger Mẹ Nấm được nhận giải, xu hướng thứ hai là phản đối cho rằng blogger Mẹ
Nấm không xứng đáng nhận giải và đặc biệt là xu hướng thứ ba là nhiều người
không tỏ thái độ rõ ràng. Tuy vậy qua các bình luận của những người thuộc xu hướng
thứ hai, thứ ba cho thấy họ tỏ thái độ ganh ghét đối với Mẹ Nấm vì giá trị khá
lớn của giải thưởng này. Được biết giải thưởng bao gồm một biểu tượng, một chứng
chỉ và khoảng tiền mặt là 50 ngàn Euro. Qua sự việc này, nhiều người đã vội
đánh giá cho rằng trong nội bộ những người đấu tranh dân chủ ở Việt nam hiện
nay đang chứa đựng nhiều mâu thuẫn tiềm ẩn, ở mức độ khá sâu sắc. Thậm chí có ý
kiến cho rằng, với tình trạng như hiện nay lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở Việt
nam thì chính quyền không đánh cũng tan, mà họ sẽ tự tan rã bởi các mâu thuẫn nội
bộ của họ.
Nhận
định này dù rằng phần nào có cơ sở, mà bằng chứng họ dẫn ra cho rằng đã từ lâu
người ta có cảm giác phong trào dân chủ ở Việt nam vẫn cứ mãi đứng im tại chỗ,
hầu như không có một sự tiến bộ nào đáng kể. Nhận xét này có lẽ chỉ đánh giá
đúng về hiện tượng nhưng nếu coi đó là vấn đề mang tính bản chất thì có lẽ là
hơi vội vàng. Việc cho rằng lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam hiện nay
hết sức mỏng manh, thiếu tính tổ chức và sự liên kết, đồng thời không có một
sách lược đấu tranh cụ thể, rõ ràng và thống nhất có lẽ là không sai. Kể cả sự
khác biệt về tư tưởng cộng với thói ganh ghét, háo danh của một số người là điểm
yếu khiến cho nội bộ lực lượng đấu tranh dân chủ luôn ẩn chứa sự mâu thuẫn, bất
đồng giữa các cá nhân, kể cả các nhóm cũng vậy.
Mới
nhất, sự việc anh Trịnh Anh Tuấn - facebooker Gió Lang Thang, người điều hành
nhóm Vì Một Hà Nội Xanh vừa bị một nhóm người đánh hội đồng vỡ đầu ngày
22/4/2015, tại khu vực đường Cổ Linh, quận Long Biên, Hà Nội cách nhà anh khoảng
500m. Theo anh anh Trịnh Anh Tuấn cho biết "Tôi không có mâu thuẫn
gì với ai, nhưng khoảng tháng nay lúc nào cũng có 15 người canh quanh nhà. Ba
người đánh tôi sáng nay, tôi nhận diện thuộc nhóm 15 người đó". Đáng
nói là sau khi xảy ra sự việc này, các bạn bè của anh Trịnh Anh Tuấn ở khắp mọi
nơi trên thế giới đã dành cho anh một sự quan tâm rất lớn về tinh thần cũng như
vật chất. Việc làm ấm lòng người này của giới đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam
cho thấy sự đoàn kết, bao bọc lẫn nhau của những người đấu tranh cho dân chủ ở
Việt nam luôn tồn tại và phát triển.
Nếu
hiểu đặc trưng của Dân chủ là sự chấp nhận sự khác biệt, thì sự việc có nhiều
luồng ý kiến khác nhau trong việc Civil Rights Defender trao giải thưởng cho
blogger Mẹ Nấm, thì cũng không khác việc người ta có nhiều quan điểm khác nhau,
thậm chí là trái ngược trong việc trao các giải thưởng hàng năm của các tổ chức
danh tiếng cho các cá nhân, như giải Nobel cũng là chuyện hết sức bình thường.
Đây là biểu hiện của sự đa nguyên tư tưởng cần được khuyến khích, điều đó cho
thấy vấn đề mâu thuẫn giữa những người tham gia đấu tranh cho dân chủ ở Việt
nam là điều hết sức bình thường. Vấn đề cơ bản ở đây là, chúng ta những người đấu
tranh cho dân chủ cần phải chấp nhận sự khác biệt và có như vậy mới là điều kiện
để thúc đẩy phong trào phát triển hơn nữa.
Sở
dĩ nhắc đến vấn đề này cũng vì, hiện tại cho thấy lực lượng đấu tranh cho dân
chủ ở Việt nam chưa có sự chuẩn bị cần thiết cho những biến đổi chính trị có thể
xảy ra trong một tương lai gần. Một sự thực cần phải thừa nhận, đó là trong điều
kiện hiện nay, những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam không đủ sức tạo ra
các biến cố để tạo nên sự thay đổi chính trị, như các cuộc cách mạng mầu mà họ
mong muốn. Mà quan điểm của đa số là trông chờ vào việc cải cách chính trị theo
hướng mở rộng dân chủ từ phía chính quyền. Cho dù người ta vẫn tin rằng tự do
không có ai ban phát mà phải đấu tranh để giành lấy, song thực tế đã cho thấy
vào thời điểm hiện tại những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam chưa đủ khả
năng để thực hiện trọng trách này. Mà xu hướng chờ "ăn theo" các cải
cách dân chủ từ phía chính quyền vẫn là điều mà tât cả trong số họ đều đang chờ
đợi.
Xu
hướng cải cách dân chủ từ phía các chính quyền độc tài hay cộng sản là việc
có thật, mới nhất là điều đó đang diễn ra tại Cu ba, một nước cộng sản ở Tây
bán cầu. Một đất nước mà theo Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là đang cùng Việt
nam đang gìn giữ an ninh và hòa bình cho cả thế giới. Một đất nước vốn cách đây
không lâu, người ta vẫn cho là vẫn kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng
Jose Marti, với hy vọng sẽ hoàn thành việc xây dựng xã hội chủ nghĩa cộng sản.
Vậy mà, ngay sau chuyến gặp Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama tại Hội nghị thượng
đỉnh châu Mỹ tại Panama, Chủ tịch Raul Castro của Cuba lập tức cho tiến hành bầu
cử tự do, cho phép những người bất đồng chính kiến Cu ba được phép tham gia ứng
cử đại biểu quốc hội và các vị trí đại biểu hội đồng nhân dân ở cấp địa phương.
Được
biết, trong cuộc bầu cử này đã có 27.000 người tham gia ứng cử, để tranh 12.000
ghế đại biểu hội đồng nhân dân ở cấp địa phương và trên cơ sở số đại biểu này
người ta sẽ lựa chọn ra các đại biểu Quốc hội Cu ba. Do quyết định cho phép đối
lập Cu ba tham gia tranh cử quá đột ngột và là một điều không ai có thể ngờ tới
nên lực lượng đối lập ở Cu ba hầu như không kịp chuẩn bị, nên cuối cùng chỉ có
2 ứng viên tham ra tranh cử ghế trong các hội đồng địa phương tại Havana. Đó là
Luật sư Hildebrando Chaviano vốn là phóng viên độc lập và người thứ hai Yuniel
Lopez là thành viên Đảng Cuba Độc lập và Dân chủ một đảng phái chính trị bị đặt
ngoài vòng pháp luật. Sự kiện này được dư luận trong và ngoài Cu ba đánh giá
cho rằng, nếu việc họ trúng cử xảy ra, sẽ là chuyện chưa từng có trong hệ thống
chính trị độc đảng ở Cuba. Và cả hai ông Hildebrando Chaviano và Yuniel Lopez với
một thái độ lạc quan đều nói với các hãng tin nước ngoài rằng theo họ thì chính
phủ Cu ba đã mất cảnh giác, coi nhẹ sức mạnh của sự ủng hộ của dân chúng đối với
phong trào dân chủ ở Cu ba, không những thế họ tin tưởng sẽ nhận được nhận được
thắng lợi ở vòng tranh cử đầu tiên. Tuy vậy, ngay vòng bầu phiếu đầu tiên
vào ngày Chủ nhật 19/04/2015 vừa qua cả hai ứng viên nói trên đã bị loại ngay lập
tức.
Điều
đó cho thấy phe đối lập Cuba đã nhận một thất bại nặng nề, với lý do trước hết
là đối lập Cu ba với một lực lượng mỏng manh, yếu ớt chưa đủ uy tín và chưa có
một cương lĩnh, chính sách cụ thể để có thể thuyết phục và thu hút cử tri Cu
ba. Song nguyên nhân quan trọng nhất cần phải thừa nhận, đó là hầu hết người
dân Cuba hiện nay vẫn vẫn tin tưởng Đảng Cộng sản Cu ba của anh em nhà Castro.
Điều này có thể là nghịch lý đối với nhiều người đấu tranh vì dân chủ ở Việt
nam, song đó là một sự thật không thể chối bỏ.
Cách
đây không lâu, nhà báo Bùi Văn Phú đã có bài
viết "Cuba sẽ giống Việt Nam?", ngoài việc dẫn chứng cho thấy
cải cách chính trị ở Cu ba hiện nay có nhiều nét tương đồng với Việt nam, nhà
báo Bùi Văn Phú đã cho biết "Hiến pháp hiện hành của Cuba có Điều
5 dành quyền lãnh đạo tối cao cho Đảng Cộng sản Cuba, tín đồ của tư tưởng Jose
Martí và chủ nghĩa Mác-Lênin. Hiến pháp Việt Nam cũng có điều khoản tương tự,
là Điều 4, với tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho Jose Martí.". Đây là điều
rất đáng chú ý. Do vậy, sự thất bại của đối lập Cu ba trong vòng tranh cử tự do
đầu tiên ngày Chủ Nhật 19/4/2015 vừa qua là một bài học quý đối với phong trào
đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam trong hiện tại và tương lai trước mắt.
Đã
có không ít người quan tâm đến chính trị đặt một câu hỏi khá nghiêm túc, đó là"Nếu
như có tranh cử tự do, thì phe đấu tranh vì dân chủ sẽ có mấy ứng viên sáng giá
có khả năng thu hút sự ủng hộ của cử tri?". Vì trên thực tế cho thấy,
cơ hội kiếm được số ứng viên này là quá nhỏ nhoi, có lẽ sẽ không đếm hết các
ngón tay trong một bàn tay. Đây là một sự thật mà những người đấu tranh dân chủ
phải nghiêm túc nhìn nhận.
Đó
là chưa kể đến ảnh hưởng và uy tín của Đảng CSVN vẫn đang chiếm một ví trí rất
lớn trong lòng tin của dân chúng ở Việt nam. Đặc biệt là hình ảnh và tấm gương
của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đang ngư trị trong tư tưởng của đa số dân chúng. Nếu
không tin thì xin cứ xem các hình ảnh mới nhất về cuộc biểu tình bãi chở ở chợ
Đầm - Nha trang, cái nôi của chế độ cũ, mà người dân trong tâm trạng phẫn uất vẫn
mặc áo cở đỏ sao vàng và giương cao ảnh của ông Hồ Chí Minh để thấy. Tình trạng
đó cũng không khác gì mấy những gì chúng ta thấy vừa diễn ra ở Cu ba trong những
ngày qua, khi đảng cộng sản vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối và đang giành được sự ủng
hộ của đa số dân chúng.
Nói
như thế để thấy, giả sử bây giờ nhà nước Việt nam bất ngờ tuyên bố bỏ điều 4 Hiến
pháp, cho tổ chức bầu cử tự do, đa đảng trong một thời gian gấp rút tương tự
như Cu ba, thì có lẽ phong trào dân chủ ở Việt nam khó mà tránh được vết xe đổ
tương tự như vừa xảy ra ở Cu ba ngày Chủ Nhật 19/4 vừa qua. Nghĩa là hầu hết
các ứng viên dân chủ sẽ khó mà có cơ hội đắc cử, nếu như họ và các tổ chức của
họ không có một sự chuẩn bị sẵn sàng về các bước cần thiết để tranh thủ sự ủng
hộ của cử tri ngay từ bây giờ.
Một
cương lĩnh, chính sách cụ thể để có thể thuyết phục và thu hút cử tri là điều hết
sức cần thiết, điều này cần được các tổ chức chính trị và các cá nhân hoạt động
chính trị quan tâm xây dựng để chuẩn bị cho việc đón đầu những biến chuyển hay
những các cải cách chính trị từ phía nhà cầm quyền. Mà bài học Cu ba vừa qua là
điều cảnh tỉnh đối với tất cả mọi người.
Ngày
26 tháng 04 năm 2015
©
Kami
*
Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á
châu Tự do RFA
No comments:
Post a Comment