06:38:pm 01/04/15
Theo bảng chấm điểm hàng năm của Tổ chức Phóng viên
không Biên giới (RWB) thì tự do báo chí của vùng Đông Nam Á đang lao xuống dốc
không phanh. Mặc dù kinh tế trong vùng khởi sắc. Tự do báo chí của hầu hết các
quốc gia trong vùng Đông Nam Á đều nằm mức dưới trung bình trên tổng số 180 quốc
gia trong bản điều tra thường niên.
Tự
do báo chí của các quốc gia trong khối ASEAN, được xếp theo thứ tự.
Brunei: 121/180; tụt 4 điểm
Indonesia: 138/180; tụt 6 bậc
Cambodia: 139/180; tăng 5 bậc
Thái Lan: 140/180; tụt 4 bậc
Miến Điện: 140/180; tăng 1 điểm
Philippines: 141/180; tăng 8 điểm
Singapore: 153/180; tụt 3 điểm
Lào: 171/180; không thay đổi
Malaysia: 147/180; không thay đổi
Việt Nam: 175/180; tụt 1 điểm
Indonesia: 138/180; tụt 6 bậc
Cambodia: 139/180; tăng 5 bậc
Thái Lan: 140/180; tụt 4 bậc
Miến Điện: 140/180; tăng 1 điểm
Philippines: 141/180; tăng 8 điểm
Singapore: 153/180; tụt 3 điểm
Lào: 171/180; không thay đổi
Malaysia: 147/180; không thay đổi
Việt Nam: 175/180; tụt 1 điểm
Có năm quốc gia tụt điểm: Brunei, Indonesia, Thái
Lan, Singapore, và Việt Nam. Trong khi chỉ có ba quốc gia có tiến bộ: Cambodia,
Miến Điện, và Philippines, còn lại Lào và Malaysia ở cùng vị trí của năm trước.
Chỉ số Minh bạch quốc tế của năm 2014 chỉ ra rằng bệnh
dịch tham nhũng vẫn tiếp tục cản trở sự tiến bộ trong vùng. Đây là thời điểm để
chính phủ của các nước trong khối ASEAN nhận ra tự do báo chí đóng một vai trò
tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển cùng với một chính phủ trong sạch mà mọi
người mong muốn.
Theo
những tổ chức quan sát quốc tế thì báo chí trong vùng Đông Nam Á vẫn nằm dưới
những đe dọa. Từ năm 1992 đến nay, có đến 112 nhà báo bị giết hại,
chỉ tính riêng Philippines đã chiếm đến 77 người. Năm 2014, có hai phóng viên bị
giết và 28 phóng viên khác bị bắt trong vùng. Trong khi cả năm 2013, chỉ có 19
phóng viên bị bắt, theo số liệu của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo. Con số này đã trình
bày một phong cảnh khá ảm đạm.
Đông Nam Á chiếm hơn 10% của tồng số các vụ bắt bớ
phóng viên trên toàn thế giới trong năm 2014. Theo bản tổng kết thường niên của
Freedom House thì chỉ Philippines có tự do Internet trong toàn khối ASEAN.
Theo bảng điểm của RWB, Indonesia là quốc gia có số
điểm tụ lùi đáng lo ngại nhất, thụt lùi đến 6 bậc xuống vị trí 138/180. Hành
hung phóng viên rất phổ biến. Gần đây, một cáo buộc phản bội để chống lại biên
tập viên của tờ Jakarta Post, sau đó bị loại bỏ, nhưng cũng cho chúng ta thấy một
điều đáng lo ngại. Tự do Internet tại Indonesia cũng rất kém, Freedom House
thông báo.
Tại Thái Lan, Chỉ số tự do báo chí đã tụt xuống bốn
bậc ở vào vị trí 134/180. Lãnh đạo quốc gia này đã áp dụng chính sách hà khắc với
báo chí kể từ sau cuộc đảo chính vào tháng Năm 2014. Quyền công dân cũng bị xâm
phạm nghiêm trọng. Freedom House mỉa mai rằng báo chí ở đây “tự do rơi” cùng với
nạn kiểm duyện và nghe lén của chính phủ trong lĩnh vữc thông tin và truyền
thông. Cuộc bắt bớ nhằm vào phóng viên và những nhà biên tập trong năm 2014 vì
dám phê bình gay gắt sự vi phạm và lạm dụng tội “khi quân” bao trùm lên toàn đất
nước. Đầu năm 2015, thủ tướng đã ủng hộ hành động đóng cửa mọi tờ báo phê bình
chế độ.
Nhà cầm quyền ở đây đã bắt giữ 30 người về tội “khi
quân” kể từ ngày có đảo chính vào tháng Năm 2014. Bộ Thông tin và Truyền thông
đã đóng cửa 1,200 trang mạng tiếng Thái cũng vì tội “khi quân”, đồng thời bắt
giữ những nhà hoạt động xã hội, nhân danh chống đảo chính.
Singapore, chính phủ của quốc gia này vận dụng luật
vu cáo để bịt miệng những người phản biện và dùng tòa án nghiền nát đối lập nên
đã tụt xuống 3 điểm ở vào vị trí 153/180. Những người nắm quyền hành nước này
chưa bao giờ thua trong những vụ kiện cáo về tội vu khống và chống lại hãng
thông tấn phương tây. Gần đây, tòa án Singapore đã ra lệnh cho một blogger phải
trả đến 28,000 Mỹ kim án phí cho vụ phỉ báng thủ tướng.
Brunei là quốc gia đạt chỉ số tự do báo chí tốt nhất
của Đông Nam Á, cũng đã tụt xuống bốn bậc, ở vị trí 121/180.
Việt
Nam là quốc gia hà khắc nhất với báo chí nhất trong vùng, nằm ở vị trí 175/180. Nhà cầm quyền đang đang tăng cường đàn áp báo giới trước đại hội đảng tổ
chức vào đầu năm 2016. Việt Nam hiện đang giam giữ 19 phóng viên/bloggers. Việt
Nam đứng hàng thứ năm trên thế giới có số người cầm bút bị tù đày. Chỉ trong
hai tháng cuối năm 2014, có ba bloggers bị bắt vì tội “an ninh quốc gia hay lạm
dụng quyền tự do dân chủ.” Mặc dù gần đây, họ đã cho tại ngoại hai bloggers nổi
tiếng, nhưng vẫn nằm trong vòng điều tra. Gần đây, Việt Nam còn cho đóng cửa một
tờ báo chống tham nhũng nổi tiếng và buộc tổng biên tập vào những tội rất quen
thuộc thường áp dụng trước đây đối với báo giới.
Philippines là quốc gia có những tiến bộ nhất về tự
do báo chí trong vùng, Philippines bước lên đến 8 bậc, ở vào vị trí 141/180. Tự
do Internet ở Philippines cũng đạt điểm cao nhất trong vùng. Nhưng nạn bạo hành
nhằm vào phóng viên và thái độ làm ngơ của chính phủ vẫn là điều đáng lo ngại.
Miến Điện (Myanmar) có tiến bộ một bậc ở vào vị trí
144/180. Nhưng vụ giết chết một phóng viên trong năm 2014, và săn lùng những
nhà cải cách không cùng đảng phái bộc lộ ra những điểm non kém về tự do báo chí
và nhân quyền của quốc gia này.
Malaysia không tiến cũng không lùi ở vào vị trí
147/180. Thủ tướng Najib Razak là người không giữ lời. Khi tranh cử, ông hứa, nếu
trở thành thủ tướng, ông sẽ loại bỏ ngay điểu khoản chống “nổi loạn” ra đời từ
khi còn thuộc địa. Nhiều cuộc bắt bớ, truy tố với động cơ chính trị núp dưới những
điều khoản này đang tăng. Hơn mười trường hợp ghép vào tội nổi loạn nhằm vào những
nhà đối lập, hoạt động trẻ và giáo sư luật trong năm qua.
Lào ở vị trí 171/180, không tiến, cũng không lùi.
Vào tháng Chín, 2014, Lào đã thông qua luật về Internet dựa vào nền tảng bộ luật
của Việt Nam. Điều luật rất mơ hồ, được viết ra nhằm hình sự hóa mọi hoạt động
chống đảng và chính phủ. Tất cả mọi cơ sở in ấn, truyền thông đều thuộc quyền sở
hữu của chính phủ, và áp dụng lệnh kiểm duyệt rất nghiệt ngã.
Chính phủ của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á thường
đưa ra lý do rằng họ muốn kiểm soát truyền thông để giữ môi trường xã hội ổn định
và phát triển kinh tế. Sự thực, nếu không có tự do báo chí, thì tham nhũng sẽ tự
do hoành hành. Đây là cản trở lớn cho sự trưởng thành và phát triển. Nó sẽ đưa
cả vùng Đông Nam Á sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
ASEAN không thể phát triển kinh tế một cách lành mạnh
mà không lệ thuộc vào tự do thông tin. Thí dụ, công nghệ phần mền của Việt Nam
đang phát triển mạnh, nhưng lại phải đối mặt với những cấm cản Internet từ
chính phủ.
Đây chính là thời gian để các chính phủ thuộc khối
ASEAN phải nhìn nhận lại nền tự do báo chí dẫn tới sự phát triển kinh tế lành mạnh
và một chính phủ trong sạch vững mạnh mà họ đang tìm kiếm.
Tham
khảo: Tự do báo chí của Việt Nam tiến bộ hơn những quốc gia:
Việt Nam: 175/180; tụt 1 điểm
Trung Quốc: 176/180; tụt 1 điểm
Syria: 177/ 180; không thay đổi
Turkmenistan 178/189; không thay đổi
Bắc Triều Tiên 179/180; không thay đổi
Eritrea 180/180; không thay đổi
Trung Quốc: 176/180; tụt 1 điểm
Syria: 177/ 180; không thay đổi
Turkmenistan 178/189; không thay đổi
Bắc Triều Tiên 179/180; không thay đổi
Eritrea 180/180; không thay đổi
Quốc
gia đang giam giữ số phóng viên/bloggers theo thứ tự từ cao xuống thấp.
China: 44 (phóng viên/bloggers)
Iran: 30
Eritrea: 23
Ethiopia: 17
Vietnam: 16
Egypt: 12
Syria: 12
Myanmar: 10
Azerbaijan: 9
Turkey: 7
Bahrain: 6
Uzbekistan: 4
Iran: 30
Eritrea: 23
Ethiopia: 17
Vietnam: 16
Egypt: 12
Syria: 12
Myanmar: 10
Azerbaijan: 9
Turkey: 7
Bahrain: 6
Uzbekistan: 4
Lược dịch theo bài As Media Freedom Nosedives for
ASEAN, so Goes Clean Governance Prospects, by Dr. Zachary Abuza, principal of
Southeast Asia Analytics, and writes on Southeast Asian politics and security
issues.
© Trần Gia Hồng Ân
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment