Chân
Như, phóng viên RFA
2014-05-09
2014-05-09
Sáu bloggers và các nhà báo độc lập sau hơn 3 tuần
lễ có mặt tại thủ đô Washington để có những buổi điều trần, hội thảo cũng như
họp mặt với một số các tổ chức để nói lên tình hình nhân quyền tự do tại Việt
Nam; Và nhất là quyền tự do báo chí đang bị chính quyền Việt Nam hạn chế.
Trước khi các bloggers trở về lại Việt Nam, Chân Như
có cuộc trò chuyện cùng với blogger Nguyễn Tường Thụy và nhà báo tự do Tô Oanh.
Chân
Như: Xin gởi lời chào đến hai vị. Trước hết xin được hỏi
là sau những tuần lễ làm việc tại Hoa Kỳ và đặc biệt là tại thủ đô Washington,
hai vị có thể chia sẻ đôi chút về cảm nghĩ của mình về những ngày làm việc tại
đây?
Nhà
báo Tô Oanh: Thưa anh, chuyến đi sang Mỹ của chúng tôi với chủ
đề chính là cho một nền tự do báo chí ở Việt Nam. Tôi nghĩ đoàn chúng tôi sang
đây với thời gian ngắn ngủi thôi nhưng lịch trình làm việc của chúng tôi là
tiếp xúc với những tổ chức phi chính phủ cũng như là Liên hiệp quốc cũng như là
điều trần ở Quốc hội Mỹ thì tôi cho là rất thành công.
Blogger
Nguyễn Tường Thụy: Về phía tôi thì cũng như anh Tô Oanh đã nói và thấy
rằng chuyến đi này để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp. Chúng tôi đi để
điều trần về tự do báo chí ở Việt Nam và chúng tôi cũng mong muốn là ViệT Nam
có một nền báo chí tự do và một nền báo chí độc lập. Trong thời gian ở Hoa Kỳ,
chúng tôi có được điều thú vị đó là biết được về đất nước, con người Mỹ và đặc
biệt là chúng tôi được tiếp xúc với khá nhiều đồng bào sống xa đất nước. Chúng
tôi hiểu được phần nào tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của đồng bào Việt kiều tại
Hoa Kỳ đó là đồng bào dù sống xa quê hương nhưng luôn đau đáu nghĩ về những
điều tốt đẹp cho đất nước. Và điều đấy là điều rất ấn tượng đối với tôi.
Nhà báo Tô Oanh. RFA April 7, 2014
Chân
Như: Trong suốt chuyến đi này, xin hai vị có thể chia sẻ
kết quả mà nhóm đã gặt hái không ạ?
Nhà
báo Tô Oanh: Theo tôi, kết quả chuyến đi này của nhóm là hết sức
lớn lao. Tôi lấy ví dụ như : thông qua ý kiến của chúng tôi mà thế giới biết
thêm được thực trạng của Việt Nam một cách rất cụ thể. Chúng tôi cũng không ngờ
là đồng bào ở bên này cũng rất hiểu về người Việt Nam trong nước như chúng tôi và
thông cảm cũng như lo lắng cho chúng tôi.
Blogger
Nguyễn Tường Thụy: Bên cạnh ý kiến của anh Oanh thì tôi xin thêm một ý
nũa. Chúng tôi sang đây gặp gỡ được chính giới Hoa Kỳ và một số tổ chức khác và
điều đặc biệt tôi hiểu thêm được rằng quan điểm và thái độ của chính giới Hoa
Kỳ và một số tổ chức là hết sức đúng mực; Trong quá trình tiếp xúc, hoàn toàn
không có một sự quá khích nào về tình hình Việt Nam. Chúng tôi cũng vậy. Chúng
tôi đã phản ánh hết sức trung thực và khách quan về tình hình Việt Nam. Chúng
tôi thấy rằng giữa chúng tôi và chính giới Hoa Kỳ có gặp tại một điểm như vậy.
Cả đồng bào ở Washington, DC cũng thế. Họ rất là thoải mái, không có sự hận
thù, cay cú nào cả. Họ rất đúng mực. Trước khi tôi sang đây, tôi có đề phòng
chuyện đấy nhưng cho đến hôm nay những lo ngại ấy đã bị xóa đi. Tôi lại hy vọng
rằng một dịp nào đó tôi lại sang đất nước Hoa Kỳ nữa và tôi sẽ đi thăm
nhiều hơn và tiếp xúc rộng rãi hơn.
Blogger Nguyễn Tường Thụy. RFA April 7, 2014
Chân
Như: Những trải nghiệm trong thời gian ở Washington,DC,
theo hai vị thì có hỗ trợ được gì cho các hoạt động sắp tới khi hai vị trở về
ViệtNam không ạ?
Nhà
báo Tô Oanh: Chuyến đi của chúng tôi tuy có 6 người nhưng không
thể đi chung nhưng sang đây lại tập trung thành một đoàn. Sang đây, chúng
tôi có được sự đón tiếp, chăm sóc tận tình. Trong quá trình làm việc của chúng
tôi thì ngoài việc điều trần trước Quốc hội cũng như ở tiểu bang New York nơi
có Liên hiệp quốc đưa ra vấn đề tự do báo chí thì chúng tôi cũng đã học
tập được ở các đồng nghiệp về các hoạt động sau này. Chẳng hạn, nghiệp vụ
chuyên môn cho công việc sau này: cách viết tin, lấy tin và đặc biệt là nền báo
chí tự do của phương Tây mà chúng tôi cần phải học thêm.
Blogger
Nguyễn tường Thụy: Trước mắt là chúng tôi về nước và chúng tôi sẽ nói
lại những cảm nhận và hiểu biết của chúng tôi cho bạn bè, đồng bào của tôi ở
quê nhà về tình hình cụ thể mà chúng tôi thu nhận được ở nước Mỹ. Vừa qua chúng
tôi có trao đổi về kỹ năng làm báo, kỹ năng an toàn công tác an ninh bảng. Điều
này cũng tốt cho chúng tôi về kỹ năng làm sao để viết một bản tin. Ngược lại
thì chúng tôi cũng trao đổi lại với mọi người về kinh nghiệm của chúng tôi ở
bên nhà. Những trao đổi như vậy giúp cho chúng tôi có thêm được kỹ năng làm
tin, kỹ năng truyền thông hoặc những kỹ năng dựng hình để làm sao nó sinh động,
thuyết phục để đưa thông tin trên báo chí mạng đến độc giả hiệu quả hơn. Tôi
thấy đấy là những điều rất bổ ích.
Chân
Như: Và xin được hỏi câu cuối: khi quí vị đặt chân đến
Mỹ cũng như rời chân để trở về lại Việt Nam thì điều gì khiến cho quí vị có
được sự can đảm trước những điều có thể xảy ra cho mỗi vị khi quí vị trở về lại
đất nước ?
Nhà
báo Tô Oanh: Khi tôi nhận được giấy mời của hai vị dân biểu thì
tôi cũng đã suy nghĩ đến chuyện này và tôi vẫn ra đi vì tôi nghĩ với tư cách cá
nhân thì Việt Nam chẳng có điều gì ngăn cấm tôi gặp bà Sanchez cả. Về mặt phát
ngôn của tôi cũng thế thôi, có thể người ta cho là tôi trái chiều vì người ta
cho rằng nhà nước Việt nam đảm bảo tự do báo chí nhưng tôi thấy thực sự nó
không đảm bảo. Tôi cũng nghĩ rằng không vi phạm pháp luật. Khi về, tôi
nghĩ, có thể sẽ bị gây rắc rối một số điều nhưng chẳng có cớ gì để mà trách cứ
tôi được vì hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật.
Blogger
Nguyễn Tường Thụy: Nếu như anh Chân Như nói việc chúng tôi sang bên
này rồi trở về là một việc làm can đảm thì tôi không biết là có can đảm
hay không nhưng tôi chỉ nghĩ đơn giản như thế này: chúng tôi làm việc chính
nghĩa, hợp đạo lý và không vi phạm pháp luật Việt Nam thì chúng tôi làm; Còn ai
đấy qui vào tội này, tội khác thì đấy là chuyện của họ. Khi những người có
quyền bắt tôi khi nào, tất nhiên là chúng tôi phải chịu, chứ chúng tôi cũng
không thể chống lại được.
Chân
Như: Một lần nữa, xin cảm ơn những chia sẻ của hai vị.
Chúc hai vị bằng an và thượng lộ bình an
--------------------------------
ĐIỀU TRẦN TẠI QUỐC HỘI MỸ về TỰ DO BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM
No comments:
Post a Comment