James
Brooke -
VOA
29.05.2014
MOSCOW — Moscow ngày càng nói nhiều về "phạm vi
ảnh hưởng" của nước Nga. Và hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã tiến
một bước quan trọng trong việc đảm bảo vị thế đó bằng cách thiết lập một thị
trường chung của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ để giúp tích hợp chính sách kinh
tế.
Tiếng vỗ tay và âm nhạc tưng bừng đón chào buổi lễ ký kết thành lập liên minh kinh tế mới nhất của thế giới.
Nga, Belarus và Kazakhstan ký một thỏa thuận thành lập Liên minh Kinh tế Âu Á tại một cuộc họp ở thủ đô Astana của Kazakhstan.
Với Armenia và Kyrgyzstan sắp gia nhập vào cuối năm nay, liên minh này liên kết năm quốc gia trong số 15 nước cộng hòa cũ của Liên bang Xô Viết. Với trung tâm là Moscow, nhóm nước này được một số người gọi là "phiên bản bắt chước Xô Viết."
Nhưng dù biển người mặc complet ngồi chật kín 3.000 chỗ trong Dinh Độc lập ở Astana, phần thưởng lớn nhất của Moscow không có mặt: Ukraine.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phá lệ và thẳng thừng ca thán rằng Ukraine đã "bỏ ngang."
Ông nói: "Tôi chắc là sớm muộn gì một ngày nào đó các nhà lãnh đạo của Ukraine sẽ hiểu được hạnh phúc của đất nước là ở đâu."
Tổng thống Nga Vladimir Putin khéo lựa lời hơn. Cả năm qua, ông đã ra sức - công khai lẫn âm thầm - đưa Ukraine vào lại phạm vi ảnh hưởng của Moscow.
Ông nói: "Sự chuyển giao những quyền hạn nhất định cho những cơ quan quốc gia của Liên minh (Kinh tế Âu Á) hoàn toàn không gây tổn hại cho chủ quyền của các quốc gia chúng ta."
Ukraine có 46 triệu dân – nhiều hơn 10 triệu so với tổng dân số của Armenia, Belarus, Kyrgyzstan và Kazakhstan gộp lại.
Ông Mark Galeotti, chuyên gia về Nga của Đại học New York, nói rằng ông Putin vẫn quyết tâm hướng Kyiv đến Moscow:
"Tôi sẽ ngạc nhiên nếu ông Putin bằng lòng chấp nhận việc Ukraine không nằm trong Liên minh Kinh tế Âu Á. Lý do đơn giản là không có Ukraine, liên minh này trông ngày càng rời rạc, chỉ hơn những mối quan hệ song phương với Nga một chút. Về mặt này sự có mặt của Ukraine là trọng yếu, và điều này lý giải vì sao Nga lại hành xử vô lối như vậy trong vụ này."
Nói tóm lại, Tổng thống Nga muốn Kyiv tìm đến Moscow, không phải Brussels.
Nhưng ở Kyiv hôm thứ Năm, Tổng thống tân cử của Ukraine, Petro Poroshenko, cho biết ông định ký một hiệp định liên kết kinh tế với Liên minh châu Âu vào giữa tháng Sáu.
Georgia và Moldova cũng định sẽ ký những hiệp định tương tự vào ngày 27 tháng 6. Ba nước cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô cũ là Latvia, Lithuania và Estonia đã là thành viên chính thức của EU.
Tiếng vỗ tay và âm nhạc tưng bừng đón chào buổi lễ ký kết thành lập liên minh kinh tế mới nhất của thế giới.
Nga, Belarus và Kazakhstan ký một thỏa thuận thành lập Liên minh Kinh tế Âu Á tại một cuộc họp ở thủ đô Astana của Kazakhstan.
Với Armenia và Kyrgyzstan sắp gia nhập vào cuối năm nay, liên minh này liên kết năm quốc gia trong số 15 nước cộng hòa cũ của Liên bang Xô Viết. Với trung tâm là Moscow, nhóm nước này được một số người gọi là "phiên bản bắt chước Xô Viết."
Nhưng dù biển người mặc complet ngồi chật kín 3.000 chỗ trong Dinh Độc lập ở Astana, phần thưởng lớn nhất của Moscow không có mặt: Ukraine.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phá lệ và thẳng thừng ca thán rằng Ukraine đã "bỏ ngang."
Ông nói: "Tôi chắc là sớm muộn gì một ngày nào đó các nhà lãnh đạo của Ukraine sẽ hiểu được hạnh phúc của đất nước là ở đâu."
Tổng thống Nga Vladimir Putin khéo lựa lời hơn. Cả năm qua, ông đã ra sức - công khai lẫn âm thầm - đưa Ukraine vào lại phạm vi ảnh hưởng của Moscow.
Ông nói: "Sự chuyển giao những quyền hạn nhất định cho những cơ quan quốc gia của Liên minh (Kinh tế Âu Á) hoàn toàn không gây tổn hại cho chủ quyền của các quốc gia chúng ta."
Ukraine có 46 triệu dân – nhiều hơn 10 triệu so với tổng dân số của Armenia, Belarus, Kyrgyzstan và Kazakhstan gộp lại.
Ông Mark Galeotti, chuyên gia về Nga của Đại học New York, nói rằng ông Putin vẫn quyết tâm hướng Kyiv đến Moscow:
"Tôi sẽ ngạc nhiên nếu ông Putin bằng lòng chấp nhận việc Ukraine không nằm trong Liên minh Kinh tế Âu Á. Lý do đơn giản là không có Ukraine, liên minh này trông ngày càng rời rạc, chỉ hơn những mối quan hệ song phương với Nga một chút. Về mặt này sự có mặt của Ukraine là trọng yếu, và điều này lý giải vì sao Nga lại hành xử vô lối như vậy trong vụ này."
Nói tóm lại, Tổng thống Nga muốn Kyiv tìm đến Moscow, không phải Brussels.
Nhưng ở Kyiv hôm thứ Năm, Tổng thống tân cử của Ukraine, Petro Poroshenko, cho biết ông định ký một hiệp định liên kết kinh tế với Liên minh châu Âu vào giữa tháng Sáu.
Georgia và Moldova cũng định sẽ ký những hiệp định tương tự vào ngày 27 tháng 6. Ba nước cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô cũ là Latvia, Lithuania và Estonia đã là thành viên chính thức của EU.
-------------------------
No comments:
Post a Comment