Sukjoon
Yoon
Eurasia Review, 29-05-2014
Người dịch: Huỳnh Phan
Posted by adminbasam
on 31/05/2014
Quan niệm thật sự về cường quốc biển của chủ tịch
Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình (TCB) bị đan xen với nhiều vấn đề phức tạp: các
yếu tố nội bộ về tính chính danh quyền lãnh đạo của ông và các yếu tố bên ngoài
như tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông có dính dáng đến chủ
quyền.
Các nước Đông Nam Á phải xem xét các tác động của
cách tiếp cận của Trung Quốc và tác động của nó đối với khu vực: có thể nào gây
ảnh hưởng và cân bằng TQ bằng cách đoàn kết lại với nhau, ngay cả
khi Bắc Kinh theo đuổi chiến lược tằm ăn dâu (salami-slicing) hay không?
Bốn
đột phá của Tập Cận Bình: chủ thuyết Monroe kiểu Trung Quốc?
Theo những ý kiến của TCB có vẻ như ông ta chú tâm
nhiều hơn vào chiến lược biển dài hạn so với các lãnh đạo tiền nhiệm.
Về cơ bản ông cố khôi phục lại trật tự khu vực của
vương quốcTrung Hoa xưa, thông qua bốn đột phá:
Thứ
nhất, thành lập các tổ chức cấp cao mới chuyên lo về
chính sách và chiến lược biển, đặc biệt là Ủy ban an ninh quốc gia; thứ hai,
nâng cấp năng lực hải quân để đối phó với việc Mỹ xoay trục sang châu Á và hậu
thuẫn cho lực lượng thực thi pháp luật dân sự trên biển; thứ ba, khung
định lại các vấn đề liên quan đến biển Hoa Đông và biển Đông theo luật pháp
quốc tế hiện hành và hướng tới những gì TQ coi là các quyền lịch sử của họ; và
thứ tư, chứng tỏ thiện chí bề ngoài của TQ thông qua việc tham gia vào các
diễn đàn quốc tế và các công việc đa phương trong khu vực.
TCB có thể có đủ kiên nhẫn. Chắc chắn là chính sách
biển hiện đang được TQ theo đuổi có chủ ý như một cảnh báo, đặc biệt là đối với
Mỹ, không được can thiệp vào công việc nội của TQ trong bất kỳ phần nào trên
biển Hoa Đông và biển Đông. TCB cũng hy vọng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực
tiếp tục suy yếu. Chính sách của TQ hiện nay dễ được thấy như là một phiên bản
TQ của chủ thuyết Monroe mà Hoa Kỳ đưa ra vào năm 1823 để ngăn chặn các cường
quốc châu Âu can thiệp vào vùng biển mà Mỹ xem như vùng ảnh hưởng tự nhiên của
mình. Chủ thuyết này có thể nào là một thể hiện đương đại trật tự khu vực của
vương triều Trung Hoa cũ do TQ khống chế hay không?
TQ đang ngầm thách thức thế trận quốc phòng tập thể
được Washington, vốn tự trao cho mình vai trò như người giám hộ khu vực Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương. Rất dễ đồng cảm với những quan ngại của các nước láng
giềng nhỏ có nhiều chỗ nhược vốn là những nước có những ký ức cay đắng sống như
các chư hầu của vương triều Trung Hoa, khi tất cả các vùng biển xung quanh là
môi trường để TQ triển khai sức mạnh áp đảo và ảnh hưởng của họ.
TCB sẽ không hài lòng tới khi nào hệ thống này được
tạo lại xong xung quanh nước TQ hiện đại. Tuy nhiên, dù rất lớn tiếng trong
việc bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi của TQ, ông vẫn chưa đưa ra bất kỳ chủ
thuyết chi tiết nào liên quan tới việc hải quân TQ nên tương tác với, và, qua
tác động, cuối cùng bảo vệ, các nước láng giềng như thế nào.
Tác
động: tằm ăn dâu
TCB dường như quyết tâm xây dựng TQ thành một cường
quốc biển thông qua một chiến lược tăng cấp. Theo bài học kinh nghiệm từ những
bước tiến lịch sử của các cường quốc thực dân phương Tây, TQ sẽ từ từ trở nên
quyết đoán hơn trên một vùng biển ngày càng rộng lớn hơn, trong khi điều quan
trọng là tránh bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào từ Mỹ, cho đến khi vị thế của
TQ trên biển Hoa Đông và biển Đông không còn bị thách thức.
Những quốc gia ưa chuộng có được khả năng hoạt động
độc lập sẽ cảm nhận bị ảnh hưởng lớn nhất, và bất kỳ ai cố cản trở chiến thuật
tằm ăn dâu của TCB sẽ nhanh chóng nếm trãi hậu quả do TQ không hài lòng.
Các nước trong khu vực phải hiểu mục đích thực sự
nằm bên dưới chính sách biển mạnh bạo của TCB – không có gì khác hơn là lập lại
trật tự truyền thống của TQtrên biển.
Ví dụ gần đây về cách tiếp cận tăng cấp của TQ bao
gồm: tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi tháng
11/2013 ; thực thi các quy định đánh cá mới tháng 1/2014, trong đó bắt buộctất
cả các tàu cá nước ngoài phải xin phép trước khi vào vùng biển Đông rộng lớn,
bao gồm cả những khu vực có tranh chấp với Việt Nam và Philippines; và đơn
phương đưa giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở biển Đông từ
ngày 1 tháng 5.
Thời gian và hoàn cảnh đang đứng về phía TCB. Một
nước Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh, không muốn xảy ra bất kỳ đối đầu nghiêm trọng
nào trên biển với TQ. Mặc dù quân đội Mỹ đang cố gắng cân bằng lại sức mạnh hải
quân của mình tới Châu Á – Thái Bình Dương, sau khi bị cắt giảm tài chính, họ
thiếu các nguồn lực để thực hiện điều này một cách nhanh chóng và có hiệu quả
và lực lượng Hoa Kỳ cũng vẫn còn can dự vào các khu vực khác như vùng Trung
Đông bị chiến tranh xâu xé, cũng như thực hiện các cam kết mới ở châu Âu, kiểm
soát việc Nga tiến về phía Tây qua ngã Ukraine.
Trong lúc đó, TQ có thể có cái nhìn dài hơi và dựa
vào hải quân của mình trong các khu vực tranh chấp khi cơ hội cho phép, thực
hiện việc tầm ăn dâu trên biển bất cứ khi nào có thể. Trong tình huống này, khi
mà cuộc đấu tranh giữa hai cường quốc lớn trong khu vực ngày càng trở nênbỏ ngỏ
hơn bao giờ hết. Các cường quốc khu vực khác, đặc biệt là những nước có thể
được mô tả như là các cường quốc bậc trung一ASEAN. Ấn Độ, Australia, Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc一do đó đang tìm cách thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược và liên kết với nhau. Tuy nhiên, những nỗ lực như vậy cho đến nay chưa được chặt chẽ, cũng như chưa
rõ ràng là họ có thể hợp tác để chống lại TQ hiệu quả đến mức nào.
Trên thực tế, tất cả các nước trong khu vực đều lo
sợ việc TCB đẩy mạnh việc biến TQ thành một cường quốc biển, vì không nước nào
có lực lượng để sánh được với TQ, và họ có rất ít sức bật quân sự để chống lại
sức mạnh của TQ.
Các
nước trong khu vực có thể làm gì?
Thế thì điều này đưa họ tới đâu? Trong toàn khu vực
có một mong muốn tha thiết để tin rằng TCB thật sự muốn TQ là một đấu thủ có
trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên biển; họ chỉ có thể hy
vọng có được sự kiềm chế hơn trong việc sử dụng “sự quyết đoán đáp trả”, “cưỡng
chế định sẵn” và “thuyết phục mạnh mẽ “để theo đuổi các yêu sách của mình trong
biển Hoa Đông và biển Đông. Ít nhất bây giờ có một chính sách tránh việc sử
dụng tàu chiến hải quân để thực thi pháp luật trong vùng biển tranh chấp.
Mặc dù không nước nào trong số các nước láng giềng
của TQ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương từng nước một có thể sánh được khả
năng biển của mình với TQ, họ có thể kết hợp với nhau để đối phó với chính sách
lâu dài phiên bản chủ thuyết Monroe của TQ. Họ nên làm mọi thứ có thể được để
ngăn chặn chiến thuật tằm ăn dâu của TCB mà không làm cho căng thẳng leo thang
trên biển, ngăn chặn TQ thiết lập sự việc đã rồi, trong đó trật tự khu vực của
vương quốc Trung Hoa được tái lập.
Tác
giả: Ông Sukjoon Yoon là Đại uý (Hải quân Hàn Quốc về
hưu) và là một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chiến lược biển Hàn Quốc, và là
giáo sư thỉnh giảng của Khoa Kỹ thuật Hệ thống Quốc phòng tại Đại học Sejong,
Seoul, Hàn Quốc.
No comments:
Post a Comment