May 29, 2014 at 12:54pm
Ngày
hôm nay, 27-05-2014, Cũng phải đến 3 tuần lễ rồi mới trực tiếp về thăm
mẹ. Nhất là được tin mẹ ăn uống lại bình thường và cần thêm một ít đồ. Thật sự
rất vui mừng, như trút được cái gì đó lâu nay đè nặng trong long. Chỉ cần mẹ ăn
uống bình thường thôi là mình yên tâm hoàn toàn vì biết rằng, lực lượng côn an
trong đó có đông đến đâu cũng không bao giờ khuất phục được bà!!! Mang tâm
trạng đó lên đường về Đồng Tháp, cũng muốn cuộc đi thăm được tốt đẹp và không
vướng phải những rắc rối không đáng có. Bởi suy cho cùng, họ nắm đằng cán,
người nhà mình trong đó, mình cương quá chỉ thiệt cho người thân mình thôi!!!
Hôm nay, tôi hẹn luôn cả chị Thúy vợ anh Nguyễn Văn
Minh rồi đưa cả 2 đứa con trai của chị gọi tôi bằng cậu 3 đi cùng để thăm cha
nó. Tự nhiên nghĩ, chính ra mình và gia đình này hình như có duyên thì phải?!
Nhớ lại tháng 12 năm ngoái, mẹ tôi muốn gửi tôi đi đâu đó một thời gian đã
hướng cho tôi 2 hướng: - Ra ngoài Bắc với gia đình chị gái. - Về An Giang gửi
nhà chị Thúy này (Lúc đó tôi chưa hề biết chị) Vậy mà mới đó 4-5 tháng sau, 2
chị em dẫn theo 2 đứa nhỏ lóc nhóc 7-8 tuổi lặn lội từ hai đầu: Một từ Sài Gòn,
một từ tít vùng quê giáp biên giới đi gần 200km để thăm người thân, nếu là
duyên thì cũng đắng long ghê gớm vì tréo nghoe quá!!! Hẹn gặp chị Thúy ở đầu
đường Quốc Lộ để cùng đi vào trại giam An Bình - Đồng Tháp lúc 14h chiều. Rồi
cùng nhau đi vào trại giam. Hôm nay, hình như do cả 2 đều âm thầm đi + thêm
cũng chả có ai đi theo 2 chị em để thăm cùng nên đường vào trại giam đi qua trụ
sở công an xã cũng không còn bóng dáng mấy chú công an sắc phục giao thông, hình
sự hay mấy chú tự xưng là “người dân” nhưng lúc nào cũng liếc liếc dòm dòm,
hoặc theo dõi lâu lâu móc điện thoại ra gọi điện (Như lần đi thăm mẹ mà có cô
Thúy Nga).
Vào đến trước cổng trại giam, ngồi xuống quán nước
đối diện trại nghỉ ngơi một lúc, gửi balo chị em tụ tập làm kiểu ảnh kỷ niệm.
Vừa chụp được hai kiểu, anh trực cổng ngồi trong phòng gác cổng tít bên kia
đường phóng qua giơ tay như kiểu muốn “Hốt” cái máy vậy, miệng thì nói:”
- Ở đây không cho chụp ảnh đâu anh, chị ơi. Không
được chụp nữa!!! (Học thuộc lòng rồi, khỏi nhắc lại)
- Ok anh, vấn đề này em biết, ở trước cổng trại có
đề biển “Khu vực cấm quay phim, chụp ảnh”. Nhưng không có nghĩa “Khu vực” đó là
cả ngoài đường này đâu anh. Dán tấm biển ở đó thì là tính từ tấm biển đó vào
bên trong anh nhé, bọn tui chụp hình bên ngoài, không vi phạm quy định.- Tôi
cũng học thuộc từ nhà mấy câu này rồi giờ “Trả bài” cho anh ta luôn!!
- Nhưng anh chị chụp như vậy là không được, tui nói
rồi đó, đừng chụp nữa nha!!!
Phải gặp mình 2 lần trước mà nói nhiều như vậy là
xong rồi, nhưng hôm nay cũng muốn được thuận lợi gửi đồ cho mẹ nên thôi dù gì
cũng chụp xong rồi, coi như đi đường gặp hạng ất ơ gây sự mà tặc lưỡi cho qua
thôi. Đời rất dở nhưng vẫn phải niềm nở -.-
Ấy vậy mà, chuyện giờ nó mới bắt đầu, cũng là điều
mà tôi muốn nói ra ngày hôm nay đây. Hai gia đình xách đồ thăm nuôi, bước vào
cổng để định vào gửi đồ và tiền thì cũng lại “sao quả tạ” vừa ngăn không cho
mọi người chụp ảnh ngăn lại và nói:
- Anh chị đứng ngoài chờ đi, chờ xin lệnh bên trong.
- Ủa hôm nay là ngày thăm nuôi mà? Sao lại bắt tụi
tui chờ?? – Mọi người hỏi lại
- Thì đang xin lệnh bên trong mà, anh chị ra ngoài
chờ đi.- Anh ta trả lời!!
Tuy vô cùng thắc mắc nhưng mọi người vẫn đứng bên
ngoài chờ lệnh để được vào. Nhưng sau đấy, bỗng dưng tôi thấy những người đi
thăm thân nhân và người nhà bị giam đều thoải mái tự nhiên đi vào. Vấn đề chính
là đây, hôm nay theo quy định trại giam là ngày thăm nuôi và gửi đồ. Vì vậy,
không như mọi ngày khác, mọi người đều thoải mái vào. Vậy là mỗi 2 gia đình
chúng tôi phải gặp tình trạng như vậy??? Rõ ràng trại giam An Bình-Đồng Tháp
đã có chủ trương hoặc được chỉ thị phải gây khó dễ đến tận cùng đối với người
nhà những người bị bắt trong vụ việc ngày 11-02-2014. Vì vậy, tôi chạy lại
phòng trực cổng hỏi anh trực cổng:
- Tại sao hôm
nay là ngày thứ 3, theo quy định trại giam là ngày thăm nuôi đúng không?? Tại
sao những gia đình khác vào được, chúng tôi không vào được??? Tại sao chỉ có
mình chúng tôi là phải chờ lệnh ở trong?? Lệnh gì???
- Anh trực cổng vô cùng láu cá và tỏ ra thuộc khi
giở bài văn muôn thuở của ngành Công An Việt Nam ra để né tránh: ”Em không
biết, cái đó anh chờ lệnh bên trong đi. Em là người mới thay ca, ca trước bảo
anh chờ thì anh chờ đi, chứ em ca sau em biết gì đâu. Người ca trước vào báo cáo
rồi, tý ra trả lời anh mà!”
- Nhưng tôi hỏi anh là hôm nay là ngày thăm nuôi, ai
cũng vào thoải mái (vừa nói vừa chỉ thêm một gia đình vừa vào thăm), tại sao
các anh bắt bọn tui chờ ở đây???
- Cái đó em chịu thôi, em không biết!!! - Cậu trực
cổng tuy còn trẻ nhưng tiền đồ chắc sang lạn lắm đây, giọng điệu cù nhây, né
tránh trách nhiệm, gặp khó thì từ “Không Biết” luôn thường trực y chang một số
vị nào đó nằm ngoài Hà Nội, số 3 Nguyễn Thượng Hiền nè, Giảng Võ nè Ba Đình
nữa!!! Cách nhau cả 2000km mà giống thế, chả biết có họ hàng gì không???
Vừa lúc đó, từ trên phòng trực ban, một chú Thiếu Tá
tên Đỗ Văn Hải 432-022 bước ra, bảo cho 1 người vào thôi. Tôi phải nói:
- Cháu đi thăm mẹ cháu, còn chị này đi thăm chồng
chị liên quan gì đâu???
- Vậy thì 2 người vào thôi - Lão ta liền nói - Chị
Thúy Vợ anh Minh lúc này cũng phải lên tiếng” Thế 2 thằng con tui thì sao, đừng
chờ ngoài này giang nắng, nó trẻ con nó chịu sao nổi.
Lằng nhằng một lúc ông ta cũng chịu cho 2 cháu bé
vào cùng mẹ nó, riêng tôi thì vẫn phải vào một mình, người đi cùng tôi dù đi
rất xa để đi cùng tôi về Đồng Tháp muốn được đích thân vào mua ít đồ gửi cho mẹ
tôi mà nhất định ông ta không cho vào. Khi móc họng lại rằng: ”Tại sao chị Thúy
vào được 2 đứa bé kia???
- Đó là trẻ con nên mới cho dzô. - “Chỉ chờ ông nói
câu này thôi đó ông Đỗ Văn Hải ạ!!”
- Thế tại sao gia đình kia ai là trẻ con mà vào được
hết???
Ông ta cứng họng không nói được liền quay đi vào và
không quên dặn cậu trực cổng: ”Chỉ cho một người vào thôi đó!!!” Biết là chả
thế nào dùng lý lẽ để nói chuyện phải quấy với những thể loại người “ Đầu đậu
hũ” như vậy. Nói vặn họng ông ta cũng chỉ để bõ tức và để cho ông ta có chăng
còn tý lương tâm con người mà tự xấu hổ với bản thân thôi.
Tôi vào một mình theo sau chị Thúy và 2 con của chị,
trên đường vào đến khu gửi đồ, chiếc iphone mà tôi đã dùng để đưa toàn bộ trại
giam An Bình – Đồng Tháp làm trò hề lại lần nữa vẫn phát huy hiệu quả. Tôi vẫn
xài chiêu cũ, đút túi áo để lò cái camera ra. Ông Hải đi cạnh tôi thấy vậy liền
giảng bài:
- Trung vào đây là phải chấp hành theo sự chỉ dẫn đó
nha!!! Không được quay phim chụp ảnh…
- Cháu có quay phim chụp ảnh chưa??? Cháu đâu có ngu
khi cái biển dán ngoài cổng mà dzô đây cháu vẫn chụp.
- Kể cả điện thoại cũng phải đút túi quần, không
được đút túi áo!!!
- Ủa, quy định trại giam có quy định này nữa à???
Can thiệp vào nơi để điện thoại của người ta .
Tuy miệng nói vậy nhưng sợ bị mấy anh công an
“chuyên bắt cướp lại biến thành kẻ cướp” nên tôi cất chiếc điện thoại vào túi
quần không quên thòng theo một cậu: ”Thôi nghe chú vậy, cất vào túi quần cho
chắc thôi, không mắc công lại bị cướp như lần trước nữa”
Nói câu thòng đó nhỏ xíu luôn hà, lẩm bẩm lẩm bẩm
trong mồm vậy mà ông Hải ổng nghe được mới kinh chứ, cha này có Thiên Lý Nhĩ
nè, trình độ kiểu đó đi rình nghe trộm rồi thọc mạch chuyện thiên hạ là vô địch
luôn :v Nghe tôi lẩm bẩm như vậy. hình như ông Hải có vẻ nhột nhột khi đụng
chạm “Nghề tay trái” của ông ta hay sao liền bước xông lên “trình bày” tiếp:
- Trong này phải nghe theo sự hướng dẫn nghe
không??? Nói năng, xưng hô cũng phải theo sự chỉ dẫn nghe không?? Ai cướp ở
đây!!!
- Cháu làm theo quy định chứ không làm theo sự hướng
dẫn của ai cả. Ở đây có quy định và cháu thừa biết quy định ở đây có những gì
cũng như cháu thừa hiểu cháu có quyền được phép làm những gì trong này, chứ
cháu không có làm theo hướng dẫn của ai cả. Cháu có nói chú cướp hay ai đâu mà
chú làm ghê vậy, như kiểu giật mình í!!!- “Mấy ông đẻ ra quy định làm cái gì?
Làm cảnh à!!! Như kiểu có họ với Vũ Xuân Ái ở Tân Sơn Nhất vậy, Tao là Luật”
Nói xong tôi quay sang chỗ chị Thúy đang xếp hàng để
ghi danh sách đồ gửi. Hai chị em cuối cùng cũng gửi xong đồ một cách nhanh
chóng vì đa số đồ hai chị mang đi để gửi vào cho anh Minh và mẹ tôi đều bị trả
lại không nhận. Oái ăm ở chỗ khi tôi hỏi người công an nhận đồ gửi rằng:
- Mẹ cháu nhắn ra là trong này mẹ cháu thiếu 2 bộ
quần áo và 1 bộ mặc ra ngoài làm việc nên cháu mới gửi vào, giờ chú chỉ nhận
đúng một bộ thì mẹ cháu làm sao mà mặc!!!
- Chuyện mẹ anh nói là chuyện của mẹ anh, còn nhận
hay không là do tui. Mẹ anh trong đó đâu có ra ngoài lao động, cần gì mặc
nhiều. Tui nhận cho anh một bộ thôi. - Ông ta phán xanh rờn như vậy!!
Một bộ thì một bộ, ló mó có còn hơn không. Gửi vào
một bộ mẹ vẫn biết là bên ngoài mọi người có đi thăm mẹ!!!! Gửi đồ, gửi tiền,
mua thêm ít nước sữa xong xuôi, theo chân chị Thúy lên phòng Trực Ban của Trại
Giam. Chưa tới cửa đã nghe tiếng chất vấn đầy bức xúc của chị Thúy:
- Các chú giam chồng con đã hơn 3 tháng trời rồi,
các chú bảo chỉ giam 3 tháng thôi mà giờ hơn 3 tháng các chú cũng không cho con
được gặp. Tội Giết Người-Cướp Của nặng lắm cũng 1-2 tháng là được gặp mặt rồi,
trong khi chồng con có tội gì đâu, các chú vô cớ bắt chồng con rồi giam ảnh như
thế. Giờ các chú không cho con gặp chồng con thì cho 2 đứa con con nó gặp cha
nó 1 tý thôi để nó biết cha nó còn sống hay đã chết. Hay các chú thủ tiêu chồng
con rồi, nếu các chú thủ tiêu chồng con thì nói cho con biết luôn một tiếng
đặng con và 2 đứa con con về xé vải lập bàn thờ để tang chồng con luôn.
Đứng ngoài nghe rõ từng câu chữ của chị Thúy, tôi vô
cùng ngạc nhiên đến sững sờ. Bản thân đã từng ở nhà chị, tiếp xúc với chị cả
một tháng trời, tôi hiểu tính tình người chị gái này. Bản thân chị theo đạo Phật
Hòa Hảo, tính tình vô cùng hiền hòa, nhiều lúc tôi còn trêu chị: ”Công an nó mà
đánh chị, chắc chị cũng để cho nó đánh đấy nhỉ?” Chị trả lời thật đến mức ngây
thơ: ”Thì cũng để im cho họ đánh chứ sao, Đức Thầy chị dạy không được gây
nghiệp can qua, nếu họ đánh mình chẳng qua kiếp trước mình gây nghiệp báo nên
kiếp này mình phải trả thôi, nếu phản kháng lại họ là mình lại gây nên nghiệp
khác nữa rồi cưng có biết không”. Vậy mà ngày hôm nay đây, người chị gái trước
mắt tôi đã khác xa 6 tháng trước, chị quyết liệt, dữ dội và bùng nổ như muốn
bung trào hết tất cả những uất ức, sự căm phẫn và bất công mà chị đang phải
gánh chịu, tình cảnh lúc đó tự nhiên tôi nghĩ đến “Chị Dậu”. Hóa ra là vậy,
thời đại nào, hoàn cảnh gì, người dân cũng đều giống nhau thôi, họ chỉ muốn yên
phận để làm ăn, để sinh sống, nhưng khi áp bức, bất công dồn nén họ quá ngưỡng
chịu đựng họ đều sẵn sàng đứng dậy và bùng nổ bất cứ lúc nào.
Cả một Văn Phòng Trực Ban lố nhố 7-8 người công an
sững sờ đến mức bối rối, người trực ban ngày hôm đó lắp bắp thoái thác với
giọng điệu rất không tự nhiên và tự tin như mọi khi:
- Tui nói chị nghe, tụi tui ở đây chỉ có trách nhiệm
giam giữ thôi. Nếu chị muốn đòi được gặp chị phải đến gặp cơ quan chức năng thụ
lý hồ sơ, chứ ở đây chúng tui không có thẩm quyền. Với lại có ai thủ tiêu chồng
chị đâu mà chị nói vậy, ảnh vẫn khỏe mạnh đấy thôi. Chúng tui ở đây chỉ có
trách nhiệm giam giữ phạm nhân thôi, chứ không có thẩm quyền cho gặp được.
Chồng chị vừa có gia hạn tạm giữ 2 tháng nữa, báo chị biết chị đừng lo nhé!!
Vừa nói xong, ông ta vừa tia sang tôi, lúc này tôi
có một cái tin nhắn nên lôi máy điện thoại ra xem, liền chỉ tay và nói:
- Cất điện thoại vào ngay!
- Đùa, chú bị gì vậy. Cái điện thoại cùi bắp này
(1202) mà chú nghĩ quay phim, chụp hình được à. Chú có tật giật mình thì cũng
vừa phải thôi chứ. Cháu mà thích ghi âm chú cháu đút túi quần cũng ghi âm được
vậy, việc gì phải lôi ra.
Lại im re, lảng lảng đi vào phòng trốn tránh sự chất
vấn của chị Thúy. Vừa lúc đó thiếu tá Đỗ Văn Hải bước ra, như một phản xạ tự
nhiên, tôi lục túi lôi chiếc iphone không bao giờ mở được khóa ra cầm trên tay
khoe chơi. Và đúng như mong muốn, chú Hải ta phản xạ liền:
- Cất điện thoại đi, không được quay phim chụp ảnh
cơ mà.
- Thế giờ cháu mở máy ra không có một tấm hình một
đoạn phim nào thì chú có dám xin lỗi cháu không??? Nếu không có chú tính gì với
cháu??? - Vừa nói tôi vừa giơ chiếc điện thoại ra trước mặt ông ta.
Biết bị hớ, chú Hải đi ra cạnh tôi nói:
- Có thấy biển Cấm quay phim chụp hình đằng kia
không?”
- Có, cháu biết chữ mà, nhưng đâu có quy định cấm
không cho người vào thăm không được dùng điện thoại đâu??? Cháu có điện thoại
cháu phải nghe chứ???
- Nhưng mày cứ cầm điện thoại ra rồi múa tít mù @@
:v Rồi cứ mỗi lần mày đến đây xong về là lại viết bài nói năng lung tung hết cả
lên.
- Ơ thế nào là lung tung?? Cháu viết có gì sai
không??? Nếu sai thì sao các chú không đưa cái lệnh khởi tố cháu tội “Vu Khống”
đi?? Trong pháp luật có quy định tội đó mà!!!
- Cái đó không thành vấn đề!! Vừa nói chú Hải ta vừa
xua tay!!!
- Nếu không thành vấn đề chú đem ra kể lể như kiểu
trách hờn cháu làm chi. Lần này cháu đến đây đã hết sức nhẹ nhàng rồi, cháu làm
gì sai quy định của các chú chưa??? Vậy mà sao các chú có cái kiểu phân biệt
đối xử với 2 gia đình cháu như vậy!!! Người ta thì vào tự nhiên phà phà, còn 2
nhà cháu thì bắt đứng đợi để chờ lệnh, lệnh gì vậy??? Đến ngày thăm nuôi cũng
phải đứng chờ các chú cho hay không cho à?? Tại sao người ta vào thoải mái, còn
nhà cháu các chú hạn chế người ép người quá đáng vậy??? Là do các chú làm người
dân người ta ức chế trước!!! Hôm nay đáng lẽ cháu chả muốn kiếm chuyện gì rồi
viết bài này kia nữa đâu, nhưng chú nói vậy thì về cháu viết tiếp, viết dài hơn
những lần trước nữa kìa.
Kết thúc cuộc đấu khẩu, trực ban thì chui hết vào
phòng họp, phòng kín hết để mấy anh chàng lính ngồi ngoài trông chừng chị Thúy
và tôi. Hai chị em ngán ngẩm vì biết có chửi thế, chửi nữa, chửi mãi nhưng gặp
nhằm đúng thể loại tai trâu, mặt đá, phá nát lương tâm thế kia thì cũng chỉ
bằng không nên dắt nhau ra về là giải pháp tốt nhất.
Ra về chị Thúy không ngớt mồm niệm ”A di đà phật” vì
gây nghiệt “Tánh nóng” không giữ “pháp khẩu” gì đó mà tôi vừa buồn cười vừa
mừng. Tuy vô cùng bất mãn trước thái độ cư xử mất hết tình người và vô văn hóa
của những người “Đại diện và thực thi luật pháp” kia nhưng có lẽ cũng nhờ họ,
lại thêm một người dân hiền lành chân chất đã đủ can đảm để vượt qua nỗi sợ hãi
mà cất cao tiếng nói trước cường quyền một cách hiên ngang. Đó có lẽ cũng là
lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi vì sao càng ngày càng nhiều người đứng
lên, dám nói, dám hành động chống lại cường quyền, áp bức bóc lột!!! Chính lực
lượng đại diện luật pháp này, lực lượng được mang danh “Lá chắn và dui cui của
chế độ” đã đẩy người dân của chính họ vào bước đường phải chống lại họ!!!
Và qua chuyến đi Đồng Tháp thăm lại mẹ lần này. Một
lần nữa công an trại giam An Bình đã lộ ra bộ mặt hèn yếu và phải dùng những
thủ đoạn thấp kém như vậy để đối phó với 2 gia đình tù nhân thôi. Họ, những
người nắm luật pháp trong tay, ra quy định cho người khác lại đang chà đạp lên
pháp luật và quy định do chính họ đề ra để ép uổng người dân không quyền hành
thấp kém hơn họ!!! Bên cạnh đó, một bộ mặt thiếu trình độ nếu không muốn nói là
ngu dốt được lột tả rõ rệt khi chỉ một chiêu “Iphone hỏng” dùng lại mà vẫn mang
cho họ sự ám ảnh cũng như phải thoái thác những câu hỏi chất vấn rất chi là
bình thường của người dân nhưng lại vô cùng rát mặt và gai góc đối với họ!!!
Thật sự, tôi viết những dòng tường thuật trên ra đây không phải để hả hê khi
vặn vẹo được các anh công an, cũng không phải khoe khoang rằng mình đã “Xỏ Mũi”
những người mang hàm cấp ta ngành công an. Tôi không hề vui!!!Trái lại tôi cảm
thấy buồn và thất vọng, tôi cám cảnh cho một thực trạng xã hội đang dần bị sa
sút. Bất công lan tràn khắp nơi, thế nhưng những con người đang khoác lên mình
bộ áo mang danh chính nghĩa bảo vệ công lý kia lại là những con người vô năng,
thiếu trình độ và không có lương tâm. Mẹ tôi và biết bao người dấn thân cho
công lý và lẽ phải đang phải chịu sự giam cầm và chèn ép của những con người
ấy. Đất nước tôi, dân tộc tôi đang phải oằn mình rên xiết dưới gót giày cai trị
và hống hách của những con người như thế!!!!
--------------------------------------------
Công an Đồng Tháp "dàn dựng" vụ án để khởi tố Bùi Thị
Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh & Nguyễn Văn Minh
CƠ QUAN CÔNG AN HUYỆN
LẤP VÒ ĐÁNH ĐỐ LUẬT SƯ & GIA ĐÌNH BÙI THỊU MINH HẰNG (Nguyễn Trung Tôn) 24-3-2014
THÔNG
BÁO CỦA GIA ĐÌNH TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM BÙI THỊ MINH HẰNG (Đặng Thị Quỳnh Anh
& Trần Bùi Trung)
18-3-2014
12-3-2014
Trọng Thành -
RFI - 23-2-2014
No comments:
Post a Comment