Hà
Giang/Người Việt
Wednesday, May 28, 2014 9:10:31 PM
LTS: Tiến sĩ Giáo sư Jonathan D. London, giáo sư tại Phân Khoa Nghiên
cứu Châu Á và Quốc Tế và là thành viên chủ chốt của Trung Tâm Nghiên Cứu Ðông
Nam Á tại Ðại Học Hồng Kông, nói với nhật báo Người Việt, trong một cuộc phỏng
vấn gần đây, rằng cuộc khủng hoảng tạo ra do việc Trung Quốc mang giàn khoan
dầu HD-981 vào lãnh hải Việt Nam, đã khiến Việt Nam đi trên một lộ trình mới về
mối quan hệ với Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn do Hà Giang thực hiện qua điện thoại
hôm 25 Tháng Năm, trong lúc ông đang ở Hà Nội.
Hà
Giang (NV): Người Việt khắp nơi trên thế giới đang theo dõi việc
Trung Quốc mang giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam rất chặt chẽ, và có những
bình luận khác nhau. Người cho rằng Trung Quốc cuối cùng đã hoàn toàn xâm chiếm
Việt Nam. Người khác hy vọng cuộc khủng hoảng này sẽ mang lại một sự thay đổi
khiến Việt Nam thoát được vòng kiềm tỏa của Trung Quốc, và có người lại nghĩ
rằng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu của họ vào tháng Tám, và cuối cùng tình
hình Việt Nam lại đâu cũng vào đấy. Ông nghĩ là cuộc khủng hoảng này sẽ đưa đến
kết cục thế nào?
Giáo Sư Jonathan London: Tôi nghĩ rằng kết cục sẽ là không có kết cục gì hết trong khoảng thời gian tới. Tình hình sẽ tiếp tục căng thẳng và rất khó dự đoán tương lai. Tuy nhiên đã có nhiều biến chuyển, và điều hấp dẫn nhất về tình hình hiện nay là nó đưa đến nhiều kết quả bất ngờ. Bất kể nhận định việc mang giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam của Bắc Kinh có khôn ngoan hay không, không thể thay đổi thực tại là những gì họ làm đã gây ra một phản ứng dây chuyền, đẩy tình thế đến nhiều hướng rất bất ngờ, và có thể nói là ngoài tầm kiểm soát. Ðây là một thời điểm đầy biến động, và tôi nghĩ rằng dựa vào những lời tuyên bố của Bắc Kinh, ngoại trừ có những giải pháp ngoại giao đột biến, Việt Nam có thể sẽ có những thay đổi lớn.
NV: Có phải giáo sư đang nói rằng giả sử đến ngày 15 Tháng Tám, Trung Quốc mang giàn khoan đi, và không có biến chuyển gì mới, Việt Nam vẫn đang ở đi trên một lộ trình khác nhiều so với ba tháng trước đó?
Giáo Sư Jonathan London: Vâng, tôi tin như thế. Tôi tin rằng một số quy trình mà kết quả không lường được đã bắt đầu tại Việt Nam một cách nghiêm túc, và giai điệu của các cuộc thảo luận chính trị ở Việt Nam hiện nay thực sự là chưa từng có. Người ta có thể hình dung rằng sau một số bước đột phá bất ngờ trên mặt trận ngoại giao, mọi thứ sẽ lắng xuống khá nhanh chóng, và mọi việc sẽ trở về nguyên trạng, nhưng tôi nghĩ rằng tình hình Việt Nam sẽ rất khác. Tôi cũng nghĩ rằng nếu những căng thẳng hiện giờ không suy giảm, thì xác suất có những thay đổi lớn về quan điểm chiến lược cũng như chính sách của Việt Nam gần như là điều chắc chắn.
NV: Giáo sư đã gặp gỡ và thảo luận với nhiều bạn bè ở Hà Nội, tâm trạng của người ở đó bây giờ ra sao?
Giáo Sư Jonathan London: Tôi phải nói là tâm trạng của người Hà Nội đã thay đổi thực sự đáng kể chỉ trong một vài ngày, và phần lớn sự thay đổi đó liên quan đến những lời phát biểu được người dân Việt Nam tiếp nhận một cách nồng nhiệt của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tình thế tích cực ở chỗ có thể nó đã buộc Việt Nam phải suy nghĩ kỹ một chính sách khác với lộ trình Việt Nam vẫn đang theo đuổi từ trước đến nay, và một điều rất hiển nhiên là Việt Nam cần có nhiều bạn bè.
Việt Nam hiện không có bạn bè và đồng minh thân thiết, và rõ ràng là cần phải có quan hệ tốt với Trung Quốc và hy vọng sẽ tiếp tục có quan hệ tốt với nước này. Ngay cả giữa những sự căng thẳng và đe dọa là sẽ có xung đột quân sự, về lâu về dài, Việt Nam tuyệt đối cần phải tìm cách để sống bên cạnh người láng giềng Trung Quốc, như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nêu ra, rằng mối quan hệ giữa hai nước phải đặt trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau chứ không phải là sự bắt nạt. Cách duy nhất để có thể có được quan hệ này, là Việt Nam phải đứng vững được hơn trên đôi chân của mình, phải tạo được quan hệ tốt hơn, sâu sắc hơn với nhiều quốc gia. Nói tóm lại, Việt Nam sẽ cần phải cởi mở hơn, một thay đổi mà cách mà các nhà lãnh đạo Việt Nam từ trước đến giờ có khuynh hướng cưỡng lại. Nhiều người nhận định rằng các tương quan giữa các thế lực chính trị tại Việt Nam đang thay đổi một cách rất nhanh chóng và thú vị.
NV: Ngay trong lúc Việt Nam đang tỏ dấu hiệu muốn có quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ, trong một cuộc họp tại Malaysia, ông Nguyễn Tấn Dũng lập lại chính sách “ba không” của Việt Nam, trong đó có chính sách không liên minh quân sự với bất cứ nước nào. Ông có thấy đây là một chủ trương mâu thuẫn?
Giáo Sư Jonathan London: Không, tôi nghĩ rằng đó là một điều khôn ngoan. Bởi vì Trung Quốc là một cường quốc đang lên và là một sức mạnh bá chủ tiềm năng, còn Mỹ thì là lực lượng duy nhất có thể kiềm chế được họ, nên nếu Việt Nam tuyên bố đang phát triển một liên minh quân sự với Mỹ, thì tôi ngờ rằng Trung Quốc sẽ xem đó là một động tác thù nghịch, và có thể Bắc Kinh sẽ có những phản ứng không lường được. Ở tại một khu vực mà từ nhiều thập kỷ nay không có chiến tranh, không sẵn sàng cho những xung đột quân sự, thì cần phải có những vùng đệm, ví dụ giữa Trung Quốc và Mỹ hay giữa Trung Quốc và các cường quốc khác trong khu vực. Tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn có thể có bạn bè, vẫn có thể có đồng minh, và vẫn có thể có phản ứng ngoại giao được thế giới ủng hộ cho những hành xử trái với tiêu chuẩn quốc tế của Trung Quốc. Tôi hiểu lập luận của giới chỉ trích rằng Việt Nam quá mềm yếu, nhưng tôi nghĩ lập luận này không đúng. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là cần phải có tầm nhìn xa, và phải tận dụng mọi phương tiện cần thiết để giải quyết tranh chấp mà không dẫn đến chiến tranh tại Ðông Nam Á. Dĩ nhiên, nếu tình hình xấu đi, và thực sự có chiến tranh, thì lại khác, nhưng tôi nghĩ rằng hiện giờ những gì Việt Nam đang làm là đúng.
NV: Nếu Việt Nam không liên minh quân sự với nước nào, thì nếu Trung Quốc xem đó như là một nhược điểm và quyết định tấn công, sẽ là người trợ giúp Việt Nam?
Giáo Sư Jonathan London: Liên minh quân sự là một chuyện, hợp tác quân sự lại là một chuyện khác. Dù Washington từng háo hức nói rằng họ muốn mở rộng quan hệ (với Việt Nam), vào thời điểm này, mối quan hệ giữa hai bên còn lỏng lẻo. Tôi cho rằng có nhiều cách để phát triển các mối quan hệ an ninh và (Việt Nam) có thể sử dụng thuật ngữ này thay vì cụm từ "liên minh quân sự." Có nhiều cách để phát triển các mối quan hệ an ninh để đạt được hiệu quả tốt cho những thách thức mà Việt Nam đang phải đối diện. Tình thế hết sức phức tạp, tôi khó có thể hình dung Mỹ có thể đẩy Trung Quốc ra một bên hay đánh bật họ tại thời điểm này. Chúng ta đang ở trong một thời gian rất nhạy cảm. Thủ tướng Việt Nam đã nói rằng Việt Nam đã trải qua quá nhiều chiến tranh rồi, tôi nghĩ rằng thế giới sẽ đồng ý với điều đó, và như vậy, dù tình hình có thể thay đổi, ngay lúc này, cần phải tính từng bước một. Có nhiều cách để phát triển một mối quan hệ an ninh mà không cần thông báo là đang thiết lập một liên minh quân sự, chẳng hạn.
NV: Ông James Hardy, biên tập viên về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defence Weekly cho rằng “quan hệ Mỹ-Việt Nam đã được cải thiện dần trong những năm gần đây đến độ việc bỏ cấm vận vũ khí có thể xẩy ra.” Ông có đồng ý với nhận định này không?
Giáo Sư Jonathan London: Có những hạn chế nhất quán về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tình hình nhân quyền, và mỗi khi đề cập đến việc này thì phải đối mặt với một rào cản. Vì vậy, có rất nhiều điều Việt Nam cần phải làm ngay lập tức nếu thực sự muốn có bạn bè và đồng minh. Ðể được quốc tế tôn trọng, Việt Nam cần phải giải quyết những hạn chế về quan hệ với Mỹ và các nước dân chủ khác. Ðó là lý do tại sao nhiều người cho rằng có nhiều triển vọng cho Việt Nam, vì nếu Việt Nam bước trên một lộ trình khác, một lộ trình thực sự độc lập mà không phải là một đàn em của Trung Quốc, và giải quyết những vấn đề thể chế, bao gồm việc không giới hạn nhân quyền từ trước đến giờ cản trở nhiều mối quan hệ với các nước khác. Việt Nam có được phép mua công nghệ quân sự và những vũ khí sát thương hay không là điều có thể xảy ra, nhưng còn tùy.
NV: Về tranh chấp tại Biển Ðông, Hà Nội đang tính đến việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nhưng nước này từng tuyên bố là sẽ bất chấp phán quyết của tòa, ông nghĩ rằng Việt Nam có được lợi gì không khi kiện Trung Quốc?
Giáo Sư Jonathan London: Nếu Bắc Kinh không thay đổi chính sách, đưa họ ra tòa quốc tế là một điều tốt, vả lại ngoài biện pháp đó Việt Nam còn có sự lựa chọn nào khác? Việt Nam có một hồ sơ pháp lý khá vững vàng, và tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều, nhất là song song với việc áp dụng những biện pháp khác như phát triển quan hệ tốt với những nước khác như tôi đã nói. Việt Nam sẽ thắng về mặt dư luận quốc tế nếu chứng minh được rằng mình đang bị xâm lược một cách bất công. Dù Bắc Kinh có chấp nhận hay không chấp nhận phán quyết của tòa, việc nộp đơn kiện vẫn có lợi, vì nó giúp Việt Nam tăng cường chính danh của việc tuyên bố chủ quyền của mình. Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần để chấp nhận phán xét của tòa án nếu tòa quyết định không có lợi cho Việt Nam. Ðiều thiết yếu là những tranh chấp này phải có một buổi điều trần công bằng, dưới luật tố tụng của quốc tế.
NV: Ông từng viết rằng tình hình căng thẳng hiện nay đòi hỏi lãnh đạo Việt Nam phải có những thay đổi đột phá để giải quyết những bế tắc chính trị hiện có. Theo ông, liệu tình thế này có thể đưa đến sự đột phá đó không?
Giáo Sư Jonathan London: Có lẽ. Tôi nghĩ rằng đã có một thay đổi trong cán cân quyền lực, và thay đổi đó là một trong những yếu tố quan trọng trong sự bế tắc, cụ thể là mối quan hệ với Trung Quốc đã chuyển đổi, đã có những quan điểm khác nhau từ căn bản. Tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ đóng vai trò nào trong tương lai chính trị của Việt Nam, nhưng tại thời điểm này ông rõ ràng đã trở thành một lãnh đạo nổi bật nhất của đất nước, trong khi đó một số các nhà lãnh đạo khác phần lớn im lặng về các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc. Việt Nam chỉ có thể có lợi trong việc lợi dụng tình huống này như một cơ hội để đạt được những cải cách mang tính đột phá mà mọi người dân Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã chờ đợi và khuyến khích. Cái cần phải có là can đảm chính trị.
NV: Cảm ơn ông đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn.
----
Giáo Sư Jonathan London: Tôi nghĩ rằng kết cục sẽ là không có kết cục gì hết trong khoảng thời gian tới. Tình hình sẽ tiếp tục căng thẳng và rất khó dự đoán tương lai. Tuy nhiên đã có nhiều biến chuyển, và điều hấp dẫn nhất về tình hình hiện nay là nó đưa đến nhiều kết quả bất ngờ. Bất kể nhận định việc mang giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam của Bắc Kinh có khôn ngoan hay không, không thể thay đổi thực tại là những gì họ làm đã gây ra một phản ứng dây chuyền, đẩy tình thế đến nhiều hướng rất bất ngờ, và có thể nói là ngoài tầm kiểm soát. Ðây là một thời điểm đầy biến động, và tôi nghĩ rằng dựa vào những lời tuyên bố của Bắc Kinh, ngoại trừ có những giải pháp ngoại giao đột biến, Việt Nam có thể sẽ có những thay đổi lớn.
NV: Có phải giáo sư đang nói rằng giả sử đến ngày 15 Tháng Tám, Trung Quốc mang giàn khoan đi, và không có biến chuyển gì mới, Việt Nam vẫn đang ở đi trên một lộ trình khác nhiều so với ba tháng trước đó?
Giáo Sư Jonathan London: Vâng, tôi tin như thế. Tôi tin rằng một số quy trình mà kết quả không lường được đã bắt đầu tại Việt Nam một cách nghiêm túc, và giai điệu của các cuộc thảo luận chính trị ở Việt Nam hiện nay thực sự là chưa từng có. Người ta có thể hình dung rằng sau một số bước đột phá bất ngờ trên mặt trận ngoại giao, mọi thứ sẽ lắng xuống khá nhanh chóng, và mọi việc sẽ trở về nguyên trạng, nhưng tôi nghĩ rằng tình hình Việt Nam sẽ rất khác. Tôi cũng nghĩ rằng nếu những căng thẳng hiện giờ không suy giảm, thì xác suất có những thay đổi lớn về quan điểm chiến lược cũng như chính sách của Việt Nam gần như là điều chắc chắn.
NV: Giáo sư đã gặp gỡ và thảo luận với nhiều bạn bè ở Hà Nội, tâm trạng của người ở đó bây giờ ra sao?
Giáo Sư Jonathan London: Tôi phải nói là tâm trạng của người Hà Nội đã thay đổi thực sự đáng kể chỉ trong một vài ngày, và phần lớn sự thay đổi đó liên quan đến những lời phát biểu được người dân Việt Nam tiếp nhận một cách nồng nhiệt của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tình thế tích cực ở chỗ có thể nó đã buộc Việt Nam phải suy nghĩ kỹ một chính sách khác với lộ trình Việt Nam vẫn đang theo đuổi từ trước đến nay, và một điều rất hiển nhiên là Việt Nam cần có nhiều bạn bè.
Việt Nam hiện không có bạn bè và đồng minh thân thiết, và rõ ràng là cần phải có quan hệ tốt với Trung Quốc và hy vọng sẽ tiếp tục có quan hệ tốt với nước này. Ngay cả giữa những sự căng thẳng và đe dọa là sẽ có xung đột quân sự, về lâu về dài, Việt Nam tuyệt đối cần phải tìm cách để sống bên cạnh người láng giềng Trung Quốc, như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nêu ra, rằng mối quan hệ giữa hai nước phải đặt trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau chứ không phải là sự bắt nạt. Cách duy nhất để có thể có được quan hệ này, là Việt Nam phải đứng vững được hơn trên đôi chân của mình, phải tạo được quan hệ tốt hơn, sâu sắc hơn với nhiều quốc gia. Nói tóm lại, Việt Nam sẽ cần phải cởi mở hơn, một thay đổi mà cách mà các nhà lãnh đạo Việt Nam từ trước đến giờ có khuynh hướng cưỡng lại. Nhiều người nhận định rằng các tương quan giữa các thế lực chính trị tại Việt Nam đang thay đổi một cách rất nhanh chóng và thú vị.
NV: Ngay trong lúc Việt Nam đang tỏ dấu hiệu muốn có quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ, trong một cuộc họp tại Malaysia, ông Nguyễn Tấn Dũng lập lại chính sách “ba không” của Việt Nam, trong đó có chính sách không liên minh quân sự với bất cứ nước nào. Ông có thấy đây là một chủ trương mâu thuẫn?
Giáo Sư Jonathan London: Không, tôi nghĩ rằng đó là một điều khôn ngoan. Bởi vì Trung Quốc là một cường quốc đang lên và là một sức mạnh bá chủ tiềm năng, còn Mỹ thì là lực lượng duy nhất có thể kiềm chế được họ, nên nếu Việt Nam tuyên bố đang phát triển một liên minh quân sự với Mỹ, thì tôi ngờ rằng Trung Quốc sẽ xem đó là một động tác thù nghịch, và có thể Bắc Kinh sẽ có những phản ứng không lường được. Ở tại một khu vực mà từ nhiều thập kỷ nay không có chiến tranh, không sẵn sàng cho những xung đột quân sự, thì cần phải có những vùng đệm, ví dụ giữa Trung Quốc và Mỹ hay giữa Trung Quốc và các cường quốc khác trong khu vực. Tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn có thể có bạn bè, vẫn có thể có đồng minh, và vẫn có thể có phản ứng ngoại giao được thế giới ủng hộ cho những hành xử trái với tiêu chuẩn quốc tế của Trung Quốc. Tôi hiểu lập luận của giới chỉ trích rằng Việt Nam quá mềm yếu, nhưng tôi nghĩ lập luận này không đúng. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là cần phải có tầm nhìn xa, và phải tận dụng mọi phương tiện cần thiết để giải quyết tranh chấp mà không dẫn đến chiến tranh tại Ðông Nam Á. Dĩ nhiên, nếu tình hình xấu đi, và thực sự có chiến tranh, thì lại khác, nhưng tôi nghĩ rằng hiện giờ những gì Việt Nam đang làm là đúng.
NV: Nếu Việt Nam không liên minh quân sự với nước nào, thì nếu Trung Quốc xem đó như là một nhược điểm và quyết định tấn công, sẽ là người trợ giúp Việt Nam?
Giáo Sư Jonathan London: Liên minh quân sự là một chuyện, hợp tác quân sự lại là một chuyện khác. Dù Washington từng háo hức nói rằng họ muốn mở rộng quan hệ (với Việt Nam), vào thời điểm này, mối quan hệ giữa hai bên còn lỏng lẻo. Tôi cho rằng có nhiều cách để phát triển các mối quan hệ an ninh và (Việt Nam) có thể sử dụng thuật ngữ này thay vì cụm từ "liên minh quân sự." Có nhiều cách để phát triển các mối quan hệ an ninh để đạt được hiệu quả tốt cho những thách thức mà Việt Nam đang phải đối diện. Tình thế hết sức phức tạp, tôi khó có thể hình dung Mỹ có thể đẩy Trung Quốc ra một bên hay đánh bật họ tại thời điểm này. Chúng ta đang ở trong một thời gian rất nhạy cảm. Thủ tướng Việt Nam đã nói rằng Việt Nam đã trải qua quá nhiều chiến tranh rồi, tôi nghĩ rằng thế giới sẽ đồng ý với điều đó, và như vậy, dù tình hình có thể thay đổi, ngay lúc này, cần phải tính từng bước một. Có nhiều cách để phát triển một mối quan hệ an ninh mà không cần thông báo là đang thiết lập một liên minh quân sự, chẳng hạn.
NV: Ông James Hardy, biên tập viên về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tạp chí quốc phòng IHS Jane's Defence Weekly cho rằng “quan hệ Mỹ-Việt Nam đã được cải thiện dần trong những năm gần đây đến độ việc bỏ cấm vận vũ khí có thể xẩy ra.” Ông có đồng ý với nhận định này không?
Giáo Sư Jonathan London: Có những hạn chế nhất quán về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tình hình nhân quyền, và mỗi khi đề cập đến việc này thì phải đối mặt với một rào cản. Vì vậy, có rất nhiều điều Việt Nam cần phải làm ngay lập tức nếu thực sự muốn có bạn bè và đồng minh. Ðể được quốc tế tôn trọng, Việt Nam cần phải giải quyết những hạn chế về quan hệ với Mỹ và các nước dân chủ khác. Ðó là lý do tại sao nhiều người cho rằng có nhiều triển vọng cho Việt Nam, vì nếu Việt Nam bước trên một lộ trình khác, một lộ trình thực sự độc lập mà không phải là một đàn em của Trung Quốc, và giải quyết những vấn đề thể chế, bao gồm việc không giới hạn nhân quyền từ trước đến giờ cản trở nhiều mối quan hệ với các nước khác. Việt Nam có được phép mua công nghệ quân sự và những vũ khí sát thương hay không là điều có thể xảy ra, nhưng còn tùy.
NV: Về tranh chấp tại Biển Ðông, Hà Nội đang tính đến việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nhưng nước này từng tuyên bố là sẽ bất chấp phán quyết của tòa, ông nghĩ rằng Việt Nam có được lợi gì không khi kiện Trung Quốc?
Giáo Sư Jonathan London: Nếu Bắc Kinh không thay đổi chính sách, đưa họ ra tòa quốc tế là một điều tốt, vả lại ngoài biện pháp đó Việt Nam còn có sự lựa chọn nào khác? Việt Nam có một hồ sơ pháp lý khá vững vàng, và tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều, nhất là song song với việc áp dụng những biện pháp khác như phát triển quan hệ tốt với những nước khác như tôi đã nói. Việt Nam sẽ thắng về mặt dư luận quốc tế nếu chứng minh được rằng mình đang bị xâm lược một cách bất công. Dù Bắc Kinh có chấp nhận hay không chấp nhận phán quyết của tòa, việc nộp đơn kiện vẫn có lợi, vì nó giúp Việt Nam tăng cường chính danh của việc tuyên bố chủ quyền của mình. Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần để chấp nhận phán xét của tòa án nếu tòa quyết định không có lợi cho Việt Nam. Ðiều thiết yếu là những tranh chấp này phải có một buổi điều trần công bằng, dưới luật tố tụng của quốc tế.
NV: Ông từng viết rằng tình hình căng thẳng hiện nay đòi hỏi lãnh đạo Việt Nam phải có những thay đổi đột phá để giải quyết những bế tắc chính trị hiện có. Theo ông, liệu tình thế này có thể đưa đến sự đột phá đó không?
Giáo Sư Jonathan London: Có lẽ. Tôi nghĩ rằng đã có một thay đổi trong cán cân quyền lực, và thay đổi đó là một trong những yếu tố quan trọng trong sự bế tắc, cụ thể là mối quan hệ với Trung Quốc đã chuyển đổi, đã có những quan điểm khác nhau từ căn bản. Tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ đóng vai trò nào trong tương lai chính trị của Việt Nam, nhưng tại thời điểm này ông rõ ràng đã trở thành một lãnh đạo nổi bật nhất của đất nước, trong khi đó một số các nhà lãnh đạo khác phần lớn im lặng về các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc. Việt Nam chỉ có thể có lợi trong việc lợi dụng tình huống này như một cơ hội để đạt được những cải cách mang tính đột phá mà mọi người dân Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã chờ đợi và khuyến khích. Cái cần phải có là can đảm chính trị.
NV: Cảm ơn ông đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn.
----
Liên lạc tác giả: Hagiang@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment