Ngô Nhân
Dụng
Friday, May 30, 2014 3:35:19 PM
Một
bạn đọc, ký tên Dang Nguyen , đã góp ý kiến về bức công hàm Phạm Văn Ðồng 1958
như sau: “Ðiểm khác biệt cần làm rõ là chế độ chính trị ở hai miền Nam-Bắc và
cả hai đều được quốc tế công nhận là hai nước. Vì thế, nó không như lập luận
của tác giả (Ngô Nhân Dụng) rằng ông Phạm Văn Ðồng nhân danh nước Việt nam - có
lãnh thổ từ ải Nam Quan đến Cà Mau. Sự toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị là
hai khái niệm riêng biệt - trong thời điểm lịch sử của Việt Nam.” Một độc giả
khác, ký tên Tran, nhận xét: “Bức công hàm của Phạm Văn Ðồng làm người đọc cảm
thấy không rõ ràng, mập mờ khó hiểu, nhất là không đề cập gì tới Hoàng Sa và
Trường Sa...”
Trong bài trước, ký giả không bàn đến dư luận hay ý kiến của thế giới đối với bức công hàm Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958. Tranh chấp pháp lý về chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ dựa trên ý nghĩa bức công hàm đó trong tương quan giữa hai đảng cộng sản, và giữa hai quốc gia do họ đang cai trị vào thời điểm họ trao đổi văn thư này.
Về điểm thứ nhất, vào năm 1958, chính quyền Cộng Sản Việt Nam tự coi họ làm làm chủ cả hai miền Nam, Bắc (hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa cũng theo quan niệm này). Trong việc giao thiệp giữa hai bên, Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) chấp nhận quan điểm này của Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng). Trung Cộng chỉ lập bang giao với miền Bắc. Họ không công nhận chính quyền miền Nam, dù trong thời gian Hội Nghị Genève 1954, Chu Ân Lai đã tỏ ra muốn bắt cá hai tay, chính phủ Ngô Ðình Diệm từ chối.
Vì vậy, khi Phạm Văn Ðồng viết cho Chu Ân Lai, ông ta nhân danh toàn thể nước Việt Nam, không riêng miền Bắc. Bây giờ đảng Cộng Sản Việt Nam muốn “nói lại,” rằng ông Ðồng không thể đem tặng Trung Cộng những quần đảo mà ông ta không có quyền quản lý, lý luận này không thể đứng vững vì mâu thuẫn với điều Việt Cộng chủ trương năm 1958.
Chúng tôi đồng ý với vị độc giả ký tên Tran, là văn thư của Phạm Văn Ðồng có vẻ mập mờ, tính chất mập mờ này chắc là do cố ý. Ðúng là bức công hàm không nhắc đến tên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa). Tuy nhiên, bản văn đã viết rằng: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
Nói như vậy tức là tán thành cả văn bản lẫn ý nghĩa tổng quát trong bản tuyên bố của Trung Cộng. Mà trong bản tuyên bố đó, Bắc Kinh nêu rõ ràng tên các quần đảo trên như thuộc quyền của họ. Tán thành bản tuyên bố tức là đồng ý họ làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa, không thể nào chối bỏ hay giải thích đã hiểu lầm được.
Trong bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Bắc Kinh đoạn mang số một nói rõ ràng là các hòn đảo và chu vi quanh các đảo Ðài Loan, Bành Hồ, các quần đảo Ðông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa, đều thuộc Trung Quốc.
Văn thư của Phạm Văn Ðồng viết mập mờ, không nói gì đến những tên Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng nội dung cả bức thư viết rõ ràng là chính quyền Cộng Sản Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên các quần đảo này. Phạm Văn Ðồng còn viết rằng chính phủ ông ta “tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể.” Bây giờ, những người thừa kế Phạm Văn Ðồng tìm cách giải thích bằng cách dẫn chứng riêng một đoạn “tôn trọng hải phận 12 hải lý,” để nói rằng bức thư trên chỉ nói về chủ quyền 12 hải lý do Bắc Kinh nêu ra thôi, chứ không đồng ý Hoàng Sa hay Trường Sa thuộc Trung Quốc. Nhưng nói như vậy chỉ là cắt lấy một đoạn nói về một vấn đề kỹ thuật (hải phận 12 dặm biển chứ không phải 14, 15 hoặc 120 dặm). Trung Cộng sẽ nhắc Việt Cộng không nên “đoạn chương thủ nghĩa,” chỉ cắt một câu mà bỏ quên những câu quan trọng hơn trong văn thư của Phạm Văn Ðồng. Họ sẽ vạch ra ông Ðồng đã “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958;” mà nội dung đầy đủ như đã nêu trên. Không những thế, ông Ðồng nói sẽ ra lệnh cấp dưới “tôn trọng quyết định ấy,” “trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”
Viết những chữ “trong mọi quan hệ ... trên mặt bể” này là ký một “văn tự bán nước.” Bây giờ, Trung Cộng ngang nhiên đem giàn khoan HD-981vào hải phận nước ta, họ nói chỉ là thể hiện câu văn “tôn trọng quyết định ấy ... trong mọi quan hệ với nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể.” Tóm lại, Việt Cộng không thể nào “cãi chày, cãi cối với Trung Cộng về bức công hàm năm 1958 được, dù Phạm Văn Ðồng đã cố ý viết một cách mập mờ.
Mập mờ là một thủ đoạn chính trị, đã được các đảng cộng sản sử dụng triệt để, nhất là khi nói với dân. Một câu nói mập mờ được ghi vào lịch sử là câu viết trong lời kêu gọi các cựu sĩ quan, công chức Việt Nam Cộng Hòa đi trình diện “học tập cải tạo;” trong đó mập mờ nói rằng họ hãy đem theo đồ dùng cá nhân và lương thực “đủ trong 30 ngày.” Nghe vậy, ai cũng tưởng thời gian “cải tạo” chỉ kéo dài 30 ngày là dài nhất. Mấy trăm ngàn người đã bị mắc lừa vì câu nói mập mờ này. Nhưng trong nghề nói mập mờ thì Việt Cộng chỉ là học trò của Trung Cộng.
Trong điều kiện nào thì thủ đoạn nói mập mờ sẽ thành công? Khi kẻ nói mập mờ cũng là kẻ nắm dao đằng chuôi. Một câu mập mờ, nước đôi hay nước ba, có thể giải thích bằng nhiều lối khác nhau. Khi đó, anh nào đeo khẩu súng to hoặc nắm còng số 8 trong tay, anh ấy sẽ bắt anh yếu phải chấp nhận nghe theo lối giải thích của mình.
Năm 1975, 76, các tù binh “cải tạo” đã vào trong hàng rào kẽm gai rồi thì không thể đòi hỏi Việt Cộng hiểu câu “đủ trong 30 ngày” theo lối mình, hiểu rằng chỉ đi tù 30 ngày. Năm 2014 bây giờ Việt Cộng cũng không thể bắt Trung Cộng hiểu bức thư của Phạm Văn Ðồng không nói đến tên Hoàng Sa, Trường Sa tức là không dâng cùng Hoảng Sa, Trường Sa cho Bắc Kinh. Họ quên rằng trong các thủ đoạn lưu manh thì Trung Cộng vẫn chỉ là thày của Việt Cộng. Học được thói nói năng mập mờ, đem áp dụng để đánh lừa dân chúng trong nước mình thì dễ. Nhưng không thể đánh lừa cả tên “đồng chí anh em” đã dạy trò gian trá đó cho mình; trong khi nó viện trợ cho từng cây kim, từng hạt gạo, và súng, đạn, mìn, bẫy, để theo đuổi cuộc chiến tranh “chống Mỹ tới người Việt cuối cùng!”
Trong việc bang giao, khi nào thì người ta hay dùng thủ đoạn nói mập mờ? Thường người ta nói với nhau những điều không rõ ràng khi cả hai bên đều bị kẹt, không ai muốn nhường ai nhưng không ai muốn quyết liệt nói thẳng. Người lãnh đạo nhiều nước vẫn hay nói mập mờ để đánh lừa người nước khác. Chúng ta vẫn còn nhớ đặc sứ của ông Richard Nixon khi dụ chính phủ miền Nam tham dự hội nghị Paris đã hứa hẹn những gì với ông Nguyễn Văn Thiệu. Trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa thời đó, ai cũng biết bên nào mạnh hơn, có khả năng để nói mập mờ, sau thành tráo trở. Ngày nay, ông Karzai, tổng thống Afghanistan chọn một cách đối xử khác đối với chính phủ Mỹ. Ông đòi hỏi các thỏa thuận phải viết theo ý của mình, viết rõ ràng, không thể hiểu lầm được. Ðịa vị của ông Karzai, đối với chính phủ Mỹ, cũng không mạnh hơn bao nhiêu so với ông Nguyễn Văn Thiệu thời 1970, hoặc ông Phạm Văn Ðồng đối với Trung Cộng vào năm 1958.
Nhưng tại sao Karzai dám tỏ thái độ cứng rắn như vậy? Bởi vì ông ta không sợ, và tin rằng việc ông làm mang lại lợi ích cho dân ông. Tại sao chính phủ Mỹ phải chiều theo ý ông Karzai và người lên kế nhiệm ông?
Vì chính quyền Mỹ phải hành sử theo cung cách một chế độ tự do dân chủ, với lối sống dựa trên tính chất minh bạch, công khai. Sau thời ông Nixon, Quốc Hội Mỹ đã làm nhiều thứ luật hạn chế quyền quyết định của các vị tổng thống; trong đó có những quyền thương thuyết và thỏa hiệp trong vòng bí mật. Ở các nước khác, dù họ không làm ra những đạo luật bắt người cầm quyền phải làm mọi việc công khai, nhưng dư luận dân chúng, báo chí, các nhà chính trị đối lập, cũng có giá trị ngăn cản hoặc ràng buộc như những đạo luật.
Cũng vậy, chính quyền các nước dân chủ tự do rất khó dùng lối nói mập mờ đối với người dân của họ. Chúng ta có thể thông cảm rằng con người hay tránh không nói thẳng, không nói rõ ràng, nếu không bị bắt buộc. Vì người ta muốn tránh không quả quyết nói về bổn phận, trách nhiệm của mình đối với người khác cho rõ ràng; vì làm thế là bị ràng buộc. Các nhà chính trị trên thế giới đều thực hành câu tục ngữ của người Việt: “Làm trai cứ nước hai mà nói.”
Cho nên, trong chế độ tự do dân chủ các đại biểu của người dân phải làm ra những luật lệ bắt buộc bên hành pháp phải nói rõ ràng, chính sách của nhà nước thì không được mập mờ. Người ta tự nhiên làm như vậy vì những người nắm quyền, hành pháp cũng như lập pháp đều chịu trách nhiệm trước dân, do dân cử ra bằng lá phiếu tự do.
Ngược lại, thủ đoạn nói mập mờ chuyên được đem áp dụng trong các chế độ độc tài chuyên chế. Kẻ cầm quyền nói nước đôi, nước ba, rồi đến lúc cần đem giải thích theo một ý nghĩa phù hợp với quyền lợi của phe đảng họ nhất. Bọn lãnh tụ độc tài chuyên chế quen thói đánh lừa dân như thế mãi cũng được; vì họ có còng số tám. Nhưng khi tính đem áp dụng mưu mẹo lừa bịp đó với những kẻ mạnh hơn mình thì cuối cùng chỉ thiệt. Thiệt hại cho riêng họ không nói làm gì, họ còn gây tai hại cho cả nước Việt Nam nữa!
Trong bài trước, ký giả không bàn đến dư luận hay ý kiến của thế giới đối với bức công hàm Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958. Tranh chấp pháp lý về chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ dựa trên ý nghĩa bức công hàm đó trong tương quan giữa hai đảng cộng sản, và giữa hai quốc gia do họ đang cai trị vào thời điểm họ trao đổi văn thư này.
Về điểm thứ nhất, vào năm 1958, chính quyền Cộng Sản Việt Nam tự coi họ làm làm chủ cả hai miền Nam, Bắc (hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa cũng theo quan niệm này). Trong việc giao thiệp giữa hai bên, Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) chấp nhận quan điểm này của Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng). Trung Cộng chỉ lập bang giao với miền Bắc. Họ không công nhận chính quyền miền Nam, dù trong thời gian Hội Nghị Genève 1954, Chu Ân Lai đã tỏ ra muốn bắt cá hai tay, chính phủ Ngô Ðình Diệm từ chối.
Vì vậy, khi Phạm Văn Ðồng viết cho Chu Ân Lai, ông ta nhân danh toàn thể nước Việt Nam, không riêng miền Bắc. Bây giờ đảng Cộng Sản Việt Nam muốn “nói lại,” rằng ông Ðồng không thể đem tặng Trung Cộng những quần đảo mà ông ta không có quyền quản lý, lý luận này không thể đứng vững vì mâu thuẫn với điều Việt Cộng chủ trương năm 1958.
Chúng tôi đồng ý với vị độc giả ký tên Tran, là văn thư của Phạm Văn Ðồng có vẻ mập mờ, tính chất mập mờ này chắc là do cố ý. Ðúng là bức công hàm không nhắc đến tên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa). Tuy nhiên, bản văn đã viết rằng: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
Nói như vậy tức là tán thành cả văn bản lẫn ý nghĩa tổng quát trong bản tuyên bố của Trung Cộng. Mà trong bản tuyên bố đó, Bắc Kinh nêu rõ ràng tên các quần đảo trên như thuộc quyền của họ. Tán thành bản tuyên bố tức là đồng ý họ làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa, không thể nào chối bỏ hay giải thích đã hiểu lầm được.
Trong bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Bắc Kinh đoạn mang số một nói rõ ràng là các hòn đảo và chu vi quanh các đảo Ðài Loan, Bành Hồ, các quần đảo Ðông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa, đều thuộc Trung Quốc.
Văn thư của Phạm Văn Ðồng viết mập mờ, không nói gì đến những tên Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng nội dung cả bức thư viết rõ ràng là chính quyền Cộng Sản Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên các quần đảo này. Phạm Văn Ðồng còn viết rằng chính phủ ông ta “tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể.” Bây giờ, những người thừa kế Phạm Văn Ðồng tìm cách giải thích bằng cách dẫn chứng riêng một đoạn “tôn trọng hải phận 12 hải lý,” để nói rằng bức thư trên chỉ nói về chủ quyền 12 hải lý do Bắc Kinh nêu ra thôi, chứ không đồng ý Hoàng Sa hay Trường Sa thuộc Trung Quốc. Nhưng nói như vậy chỉ là cắt lấy một đoạn nói về một vấn đề kỹ thuật (hải phận 12 dặm biển chứ không phải 14, 15 hoặc 120 dặm). Trung Cộng sẽ nhắc Việt Cộng không nên “đoạn chương thủ nghĩa,” chỉ cắt một câu mà bỏ quên những câu quan trọng hơn trong văn thư của Phạm Văn Ðồng. Họ sẽ vạch ra ông Ðồng đã “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958;” mà nội dung đầy đủ như đã nêu trên. Không những thế, ông Ðồng nói sẽ ra lệnh cấp dưới “tôn trọng quyết định ấy,” “trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”
Viết những chữ “trong mọi quan hệ ... trên mặt bể” này là ký một “văn tự bán nước.” Bây giờ, Trung Cộng ngang nhiên đem giàn khoan HD-981vào hải phận nước ta, họ nói chỉ là thể hiện câu văn “tôn trọng quyết định ấy ... trong mọi quan hệ với nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể.” Tóm lại, Việt Cộng không thể nào “cãi chày, cãi cối với Trung Cộng về bức công hàm năm 1958 được, dù Phạm Văn Ðồng đã cố ý viết một cách mập mờ.
Mập mờ là một thủ đoạn chính trị, đã được các đảng cộng sản sử dụng triệt để, nhất là khi nói với dân. Một câu nói mập mờ được ghi vào lịch sử là câu viết trong lời kêu gọi các cựu sĩ quan, công chức Việt Nam Cộng Hòa đi trình diện “học tập cải tạo;” trong đó mập mờ nói rằng họ hãy đem theo đồ dùng cá nhân và lương thực “đủ trong 30 ngày.” Nghe vậy, ai cũng tưởng thời gian “cải tạo” chỉ kéo dài 30 ngày là dài nhất. Mấy trăm ngàn người đã bị mắc lừa vì câu nói mập mờ này. Nhưng trong nghề nói mập mờ thì Việt Cộng chỉ là học trò của Trung Cộng.
Trong điều kiện nào thì thủ đoạn nói mập mờ sẽ thành công? Khi kẻ nói mập mờ cũng là kẻ nắm dao đằng chuôi. Một câu mập mờ, nước đôi hay nước ba, có thể giải thích bằng nhiều lối khác nhau. Khi đó, anh nào đeo khẩu súng to hoặc nắm còng số 8 trong tay, anh ấy sẽ bắt anh yếu phải chấp nhận nghe theo lối giải thích của mình.
Năm 1975, 76, các tù binh “cải tạo” đã vào trong hàng rào kẽm gai rồi thì không thể đòi hỏi Việt Cộng hiểu câu “đủ trong 30 ngày” theo lối mình, hiểu rằng chỉ đi tù 30 ngày. Năm 2014 bây giờ Việt Cộng cũng không thể bắt Trung Cộng hiểu bức thư của Phạm Văn Ðồng không nói đến tên Hoàng Sa, Trường Sa tức là không dâng cùng Hoảng Sa, Trường Sa cho Bắc Kinh. Họ quên rằng trong các thủ đoạn lưu manh thì Trung Cộng vẫn chỉ là thày của Việt Cộng. Học được thói nói năng mập mờ, đem áp dụng để đánh lừa dân chúng trong nước mình thì dễ. Nhưng không thể đánh lừa cả tên “đồng chí anh em” đã dạy trò gian trá đó cho mình; trong khi nó viện trợ cho từng cây kim, từng hạt gạo, và súng, đạn, mìn, bẫy, để theo đuổi cuộc chiến tranh “chống Mỹ tới người Việt cuối cùng!”
Trong việc bang giao, khi nào thì người ta hay dùng thủ đoạn nói mập mờ? Thường người ta nói với nhau những điều không rõ ràng khi cả hai bên đều bị kẹt, không ai muốn nhường ai nhưng không ai muốn quyết liệt nói thẳng. Người lãnh đạo nhiều nước vẫn hay nói mập mờ để đánh lừa người nước khác. Chúng ta vẫn còn nhớ đặc sứ của ông Richard Nixon khi dụ chính phủ miền Nam tham dự hội nghị Paris đã hứa hẹn những gì với ông Nguyễn Văn Thiệu. Trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa thời đó, ai cũng biết bên nào mạnh hơn, có khả năng để nói mập mờ, sau thành tráo trở. Ngày nay, ông Karzai, tổng thống Afghanistan chọn một cách đối xử khác đối với chính phủ Mỹ. Ông đòi hỏi các thỏa thuận phải viết theo ý của mình, viết rõ ràng, không thể hiểu lầm được. Ðịa vị của ông Karzai, đối với chính phủ Mỹ, cũng không mạnh hơn bao nhiêu so với ông Nguyễn Văn Thiệu thời 1970, hoặc ông Phạm Văn Ðồng đối với Trung Cộng vào năm 1958.
Nhưng tại sao Karzai dám tỏ thái độ cứng rắn như vậy? Bởi vì ông ta không sợ, và tin rằng việc ông làm mang lại lợi ích cho dân ông. Tại sao chính phủ Mỹ phải chiều theo ý ông Karzai và người lên kế nhiệm ông?
Vì chính quyền Mỹ phải hành sử theo cung cách một chế độ tự do dân chủ, với lối sống dựa trên tính chất minh bạch, công khai. Sau thời ông Nixon, Quốc Hội Mỹ đã làm nhiều thứ luật hạn chế quyền quyết định của các vị tổng thống; trong đó có những quyền thương thuyết và thỏa hiệp trong vòng bí mật. Ở các nước khác, dù họ không làm ra những đạo luật bắt người cầm quyền phải làm mọi việc công khai, nhưng dư luận dân chúng, báo chí, các nhà chính trị đối lập, cũng có giá trị ngăn cản hoặc ràng buộc như những đạo luật.
Cũng vậy, chính quyền các nước dân chủ tự do rất khó dùng lối nói mập mờ đối với người dân của họ. Chúng ta có thể thông cảm rằng con người hay tránh không nói thẳng, không nói rõ ràng, nếu không bị bắt buộc. Vì người ta muốn tránh không quả quyết nói về bổn phận, trách nhiệm của mình đối với người khác cho rõ ràng; vì làm thế là bị ràng buộc. Các nhà chính trị trên thế giới đều thực hành câu tục ngữ của người Việt: “Làm trai cứ nước hai mà nói.”
Cho nên, trong chế độ tự do dân chủ các đại biểu của người dân phải làm ra những luật lệ bắt buộc bên hành pháp phải nói rõ ràng, chính sách của nhà nước thì không được mập mờ. Người ta tự nhiên làm như vậy vì những người nắm quyền, hành pháp cũng như lập pháp đều chịu trách nhiệm trước dân, do dân cử ra bằng lá phiếu tự do.
Ngược lại, thủ đoạn nói mập mờ chuyên được đem áp dụng trong các chế độ độc tài chuyên chế. Kẻ cầm quyền nói nước đôi, nước ba, rồi đến lúc cần đem giải thích theo một ý nghĩa phù hợp với quyền lợi của phe đảng họ nhất. Bọn lãnh tụ độc tài chuyên chế quen thói đánh lừa dân như thế mãi cũng được; vì họ có còng số tám. Nhưng khi tính đem áp dụng mưu mẹo lừa bịp đó với những kẻ mạnh hơn mình thì cuối cùng chỉ thiệt. Thiệt hại cho riêng họ không nói làm gì, họ còn gây tai hại cho cả nước Việt Nam nữa!
No comments:
Post a Comment