Dương Vũ
Tác giả gửi đến Dân Luận
Thứ Sáu, 30/05/2014
Dân
Luận: Xin lưu ý, chúng tôi không có điều kiện để kiểm
chứng những thông tin trong bài viết này, nên xin bạn đọc Dân Luận hãy thận
trọng khi sử dụng những thông tin được cung cấp ở đây.
*
Xin thông tin ngay về việc có kế hoạch cho Phạm Huy
Hùng (Vietinbank) “đi chữa bệnh nước ngoài” và hệ thống dự liệu của
Seabank bị hack.
Từ đầu năm đến nay, Phạm Huy Hùng đã xuất cảnh rất
nhiều lần. Lần gần nhất là từ 8 tháng 5 đến 18 tháng 5. Một cuộc chuẩn bị có kế
hoạch nếu như vụ Huyền Như cần phải giải quyết theo một hướng khác?
Ngày 22 tháng 5, một khách hàng tên Vân ở cùng địa chỉ
Chi Nhánh Hoàn Kiếm của Ngân Hàng Seabank (Ngân Hàng Đông Nam Á - Tòa nhà 93
Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) đã làm ầm ỹ khi số tiền 150 triệu đồng của bà ta trong
tài khoản mà chỉ được thể hiện là 60 triệu. Sự việc rắc rối của bà Vân kéo dài
vài tuần mà không thể trả lời đúng hay sai.
Và nguyên nhân thì khách hàng Vân không thể biết
được rằng, hệ thống dữ liệu của Ngân Hàng này bị chết trên cả hai hệ thống phần
mềm T24 và một hệ thống khác chạy song song.
Điều lạ là tại sao cả hai hệ thống đều chết khi
Seabank đầu tư khá tốt cho phần công nghệ thông tin nếu như không phải là cố
tình cho chết? Seabank của bà chủ Nguyễn Thị Nga hay còn gọi là Nga “lật”
là ngân hàng ngoài quốc doanh duy nhất có hẳn một phó tổng giám đốc (ông Nguyễn
Tuấn Cường) phụ trách công nghệ thông tin. Đã mất toàn bộ dữ liệu của khách
hàng từ tháng 9 năm 2013 tới nay. Liệu đó là điều cực kỳ bất thường hay cố tình
bất thường?
Seabank đang trong quá trình được thống đốc Nguyễn
Văn Bình “ưu ái” cho tìm đối tác để tái cơ cấu trong khi các ngân hàng
khác đã và sẽ bị “cưỡng hôn”. Hay chính xác hơn quá trình bị thâu tóm
bởi nhóm lợi ích của Bình Ruồi.
Phải chăng Nga lật muốn làm đẹp các con số trước một
cuộc cải tổ mới? Và câu trả lời cũng có thể là tự tạo ra tình huống chứ không
phải là cuộc tấn công từ bên ngoài?
Vì sao Nga lật đươc ưu ái? Nga đóng góp 50 trong số
1000 tỷ để Bình Ruồi dùng trong đợt vận động mua phiếu trước kỳ bỏ phiếu tín
nhiệm tại Quốc Hội năm ngoái.
Nga rút tiền Ngân Hàng Seabank chỉ bằng một tờ bướm
vàng và các chi nhánh phải tự làm các thủ tục còn lại và Ngân hàng Seabank chỉ
là công cụ thu hút tiền cho các mục đích của bà ta.
Bà ta vốn là một y tá đi xuất khẩu lao động ở Đức
cùng chồng là Lê Hữu Báu. Sau chuyển kinh doanh xe máy tại 57 Bà Triệu rồi phất
lên. Số nhà 57 Bà Triệu vốn là của nhà chồng Nga rồi mua lại của các hộ khác.
Nay thành trụ sở một chi nhánh của Seabank.
Bố chồng là ông Lê Kiếm nhưng Nga hay giới thiệu
khéo mình là con dâu ông Lê Duẩn. Vợ ông Lê Kiếm là bà Chung, là gia đình chủ
rạp Công Nhân và tòa nhà nay là Đại Sứ Quán Indonesia trên Đường Trần Hưng Đạo
và Ngô Quyền. Nhưng đã mất sau đợt cải tạo công thương ở Hà Nội và phải về ở 57
Bà Triệu.
Ngân hàng Seabank làm liều. Nếu bà chủ rút mỗi ngày
vài trăm tỷ chỉ bằng tờ bướm vàng thì nhân viên cũng có thể làm bậy trong hoàn
cảnh chả khác gì chuyện của Huyền Như ở Vietinbank.
Bà Nguyễn Thu Thảo gửi tiền vào Seabank chi nhánh Hà
Nội nhưng nhân viên Đào Anh Tú không đưa vào hệ thống mà bỏ ngoài đem tiêu. Số
tiền lên đến 18 tỷ, chỉ thu hồi được 4 tỷ. Vụ việc vỡ lở, Seabank đền cho bà
Thảo. Tú và một đồng nghiệp khác bị bắt.
Bà Thảo là vợ ông Đoàn Mạnh Giao, cựu Chánh Văn
Phòng Nội Các thời Phan Văn Khải, mẹ đẻ Đoàn Hoài Anh, vụ phó vụ quan hệ quốc
tế Ngân Hàng Nhà Nước và là mẹ vợ của Nguyễn Đình Lâm (Lâm Công Tử), chủ tịch
PVCom bank. Lâm là đệ tử của Bình Ruồi. Khi Bình nằm viện, Lâm canh cổng và là
người quyết định cho ai vào thăm Bình.
Qua việc này để thấy, đã có tiền lệ tham ô xảy ra và
Ngân Hàng Nhà Nước cũng biết nhưng vì sự an toàn cho băng nhóm mình mà sẵn sàng
phủi trách nhiệm, đổ sang cho người khác. Vụ Huyền Như, Huyền Như phải bị xử về
tham ô, Hùng và Bình phải bị khởi tố về việc để xảy ra thất thoát lên đến 4911
tỷ. Tính cả lãi cho tới ngày nay là khoảng 6000 tỷ.
Viết
thêm về Bình và thủ đoạn thâu tóm ngân hàng của Bình Ruồi
Bình là con ông Nguyễn Văn Chuẩn. Bình tốt nghiệp
ngành Toán ở Liên Xô chứ không phải là ngân hàng tài chính. Bố Bình từng là
Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, tức tương đương chức Thống Đốc Ngân Hàng Nhà
Nước.
Vì thế mà mọi người vẫn gọi Bình là Bình Chuẩn. Bình
có nốt ruồi ở giữa mặt nên sau này dân chúng tự gọi là Bình Ruồi. Cả hai cái
tên Bình Chuẩn hay Bình Ruồi, Bình đều không thích. Nên cấp dưới hay gọi chệch
đi là Bình Đúng.
Anh ruột Bình là Nguyễn Văn Thành, lấy Nguyễn Nguyệt
Tĩnh, con gái ông Lê Quang Đạo. Tức anh rể Thiếu Tướng Nguyễn Quang Bắc. Vì thế
dắt dây quan hệ lằng nhằng với nhóm tướng lĩnh quân đội.
Vợ trước không cưới nhưng có con. Khi có con với vợ
sau, Bình mới chính thức ly dị với vợ trước.
Chính vì không phải là người có chuyên môn về ngân
hàng tài chính nên Bình điều hành ngân hàng như một thằng mafia thực thụ.
Về lý thuyết, tiền như máu của nền kinh tế. Cần đầy
đủ để bơm vào các bộ phận và cũng cần hệ thống tốt có thể dẫn đưa cũng như các
bộ phận không bị hỏng hóc.
Về
thủ đoạn cướp ngân hàng
Trước khi Bình dự định cướp Ngân hàng nào. Bình cho
người gửi nhiều tiền vào ngân hàng đó. Một ngày đẹp trời, Bình gọi cho các ngân
hàng đối tác, không cho ngân hàng đó vay khi ngân hàng đó cần. Sau đó, Bình cho
người rút tiền. Ngân hàng đó, ngay lập tức không thể có tiền để chi trả. Lúc đó
phải cầu cứu đến Ngân Hàng Nhà Nước và đó là thời điểm Bình ra tay. Bình dùng
tiền Ngân hàng Nhà Nước và đồng thời đưa ra các biện pháp kiểm soát đặc biệt.
Bình cho người về nằm tại Ngân hàng đó. Khống chế hoạt động. Ai đến gửi nhiều
thì đều nói là ngân hàng này đang khủng hoảng, mất khả năng thanh khoản. Khách
hàng bỏ đi. Không cho vay được, dẫn đến thua lỗ.
Sau đó, Bình cho người vào mua với giá rẻ mạt, thậm
chí dường như cướp không.
Phương thức mua như đã trình bày ở phần trước, Ngân
Hàng Nhà Nước bơm tiền qua BIDV hoặc Vietinbank bơm qua các ngân hàng khác để
rồi mua lại. Chả thế mà Phương Nam Bank của Trầm Bê đang mất khả năng thanh
khoản chừng 50 ngàn tỷ vẫn có thể mua được Sacombank.
Với cách thức của Bình, kể cả ANZ, Citibank hay ngân
hàng nào thì cũng phải chết.
9 Ngân hàng bị gọi là yếu kém chính là cách mà Bình
vào thâu tóm như vậy.
Khi Bình đã giật dây được Ba X, cả hệ thống của Đại
Quang phục vụ Bình. Bình muốn giết ai thì người đó chết. Cần bắt ai, Đại Quang,
Phan Văn Vĩnh cho người bắt. Quang, Vĩnh, Mai trở thành công cụ của Bình. Nay
thêm Hoàng Kông Tư, Bùi Mạnh Cường, Trần Công Phàn.
Chẳng hạn như Đại Tín đang bị Bình tiêu diệt. Đại
Quang đang bao vây và Đại Tín sẽ chết một ngày không xa. Riêng phi vụ này Bình
chi cho Quang hơn 1 triệu USD. Nhân chuyện 1 triệu đô, Bình cũng đưa cho Tô Huy
Rứa hơn 1 triệu để Rứa thêm tiền mua một khách sạn 5 sao ở Pháp. Nhưng giờ thì
vẫn chưa mua.
Cùng với phương thức này. Nam Việt Phương Tây, GP,
PG… chết và sẽ chết.
Trong khi đó, các ngân hàng có số nợ xấu lên đến hàng chục ngàn tỷ nhưng vẫn có khả năng đi thâu tóm các ngân hàng khác như SHB, Phương Nam. Những ngân hàng không bị động đến như SEABANK, OCEAN BANK, Hàng Hải… Rồi thì từ chỗ không có tiền thành có tiền như Bản Việt.
Trong khi đó, các ngân hàng có số nợ xấu lên đến hàng chục ngàn tỷ nhưng vẫn có khả năng đi thâu tóm các ngân hàng khác như SHB, Phương Nam. Những ngân hàng không bị động đến như SEABANK, OCEAN BANK, Hàng Hải… Rồi thì từ chỗ không có tiền thành có tiền như Bản Việt.
Và câu chuyện sở hữu chéo được hình thành như thế
đó.
Bình không chế tăng trưởng tín dụng, chính là việc
không cho các ngân hàng đổ tiền vào nền kinh tế và như vậy, yếu tố trực tiếp
dẫn đến nền kinh tế suy sụp là lãi suất cao và không có nguồn vốn.
Có nhưng lúc lãi suất lên đến 27% năm và lãi suất
qua đêm là 37%.
Qua vài con số về tăng trưởng GDP: 7,55% (2005),
7,13%(2007), 6,42%(2010) và 5,42% (2013)
Mức nợ công (%GDP): 31,4% (2005), 33,8% (2007),
56,2%(2013).
Tăng trưởng tín dụng: 32%(2005), 54%(2007),
32%(2010) và 12,4%(2013). Thậm chí tăng trưởng tín dụng tháng 3 năm 2014 là
-0.44%.
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia: Moody: B2, S&P:
BB-, Fitch: B+.
Tổng dư nợ doanh nghiệp nhà nước là 49,9% GDP với
con số cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 là 1,68 triệu tỷ.
Trong 3 năm qua, số doanh nghiệp ngừng và giải thể
là 160 ngàn doanh nghiệp. Từ chỗ có 600 ngàn doanh nghiệp nay chỉ còn 300 ngàn.
Các khu vực chỉ có khu vực FDI (đầu tư nước ngoài)
có lãi.
Năm 2013 có 66% số doanh nghiệp lỗ hoặc không lãi.
Nợ xấu báo cáo mỗi nơi một số, mỗi lúc một số. Các
ngân hàng báo cáo vào tháng 12 năm 2013 là 3,61%, ngân hàng nhà nước báo cáo
5.66% nhưng Moody’s thì đưa ra con số là 15%.
Nợ xấu tháng 3 năm 2014: Các ngân hàng thương mại
báo cáo là 4,47%; ngân hàng nhà nước báo cáo là 8,6% nhưng Fitch báo cáo là 13%
(7/3/2014).
Việc thành lập VAMC, công ty thu mua nợ với vốn 500
tỷ chỉ là hình thức khoanh nợ, dãn nợ. Nợ đâu vẫn đó.
Việc một doanh nghiệp vay của nhiều ngân hàng dẫn
đến nợ xấu khủng mà trách nhiệm thuộc về Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước vì đã
không kiểm soát được tình hình. Chẳng hạn như Vincom báo cáo là nợ 18 nghìn tỷ
nhưng thực chất là 70 nghìn tỷ là một ví dụ điển hình.
Luật có quy định khống chế trần cho vay nhưng lại
không ra văn bản quy phạm pháp luật về mức trần phán quyết cho vay. Chẳng hạn,
một ngân hàng không được cho một doanh nghiệp vay quá 15% vốn pháp định của họ.
Nhưng ngân hàng có vốn 3.000 tỷ nhưng vẫn cho vay cả ngàn tỷ.
Trách nhiệm kiểm soát thuộc về ngân hàng nhà nước và
việc dẫn đến nợ xấu là thuộc về ngân hàng nhà nước.
Trách nhiệm về quản lý vốn nhà nước trong các ngân
hàng nhà nước thuộc về Thống Đốc nhưng để thất thoát hàng ngàn tỷ như ở Công ty
Tài Chính II Ngân Hàng Nông Nghiệp, Vụ Chi nhánh Nam Hà Nội Ngân Hàng Nông
Nghiệp, Vụ Bầu Kiên, Vụ Huyền Như.
Huyền Như là phó phòng thanh toán, là trưởng chi
nhánh Điện Biên Phủ (TPHCM) nên Huyền Như là viên chức của Ngân hàng
Vietinbank.
Huyền Như thay mặt Vietinbank ký kết các hơp đồng
kinh tế với các đối tác. Tiền chuyển vào Vietinbank là có thật. Khi khởi tố vụ
án, tiền của ACB vẫn còn 21 tỷ nằm trong Vietinbank. Nhiều cá nhân, tổ chức
khác hàng khác gửi tiền vào Vietinbank mà Huyền Như là đại diện. Dấu của
Vietinbank là có thật. Vậy Huyền Như sẽ phải bị kết tội tham ô và liên đới dân
sự thì Vietinbank phải trả nợ thay cho Huyền Như vì sự buông lòng quản lý của
mình. Nhưng Phạm Huy Hùng và Bình Ruồi chạy Đại Quang, Phan Văn Vĩnh để chuyển
sang tội danh lừa đảo và Vietinbank trốn tránh trách nhiệm. Vụ này có có sự
tiếp tay của Bá Thanh. Bá Thanh giúp Hùng giảm hết các trách nhiệm. Số tiền mà
Hùng phải chi cho phi vụ này lên đến 700 tỷ.
19 cá nhân với 32 bản hợp đồng của ACB lên đến 718
tỷ bị thất thoát được ký và đóng dấu bởi Vietinbank. Tiền chuyển vào tài khoản
của Vietinbank trước khi Huyền Như rút ra.
Cũng thất thoát và cho vay như ACB nhưng nhiều ngân
hàng khác chả làm sao?
Trong sự vụ này còn có phần trách nhiệm không ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Nếu như việc không ban hành dẫn đến hậu quả
nghiệm trọng thì người phải ban hành sẽ phải chịu trách nhiệm.
Xin
phân tích liên quan đến vụ việc Huyền Như và ACB
ACB ủy thác cho nhân viên rút tiền gửi Vietinbank.
Vì ngân hàng nhà nước không ban hành văn bản hướng dẫn việc cấm các ngân hàng
ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác nên ACB không sai luật. ACB
đã ngừng ủy thác 6 tháng trước khi ngân hàng nhà nước có văn bản.
Vậy thì ACB không hề sai. Việc họ mất tiền là do
Vietinbank chối bỏ trách nhiệm. Vậy mà nhiều cá nhân ở ACB bị khởi tố và tới
đây sẽ bị kết án tù.
Với 700 tỷ chạy chọt, băng nhóm Bình Ruồi, Hùng
Vietinbank đang đổi trắng thay đen.
Tiền thực chất là dòng tiền của dân gửi vào các ngân
hàng để cho vay lại nền kinh tế. Để xảy ra thất thoát và nợ xấu, chả ai bị làm
sao. Thanh tra Ngân Hàng Nhà Nước chưa bao giờ chuyển hồ sơ để khởi tố vụ nào
cả.
Việc Bình nắm được nợ xấu và dẫn đến việc nền kinh
tế như ngày hôm nay cũng vẫn bình an vô sự.
Quay trở lại vụ án đang xét xử Bầu Kiên.
Nguyễn Đức Kiên là một kẻ biết quá rõ nhóm làm ăn
của X và Bình. Kiên có tham gia ở khoảng 100 công ty chứ không phải chục công
ty như mọi người vẫn biết. Việc kiếm tiền của Kiên không phải chỉ với ngân hàng
và chứng khoán. Kiên kiếm tiền bằng tư vấn đầu tư.
Không ầm ỹ như anh em Nguyễn Trần Bạt về tư vấn đầu tư.
Kiên đến với công viêc này sau nhưng chắc chắn và hiệu quả. Mỗi phi vụ thành
công, Kiên kiếm từ 8 đến 10 triệu USD. Vì thế tài sản của Kiên nhiều hơn mọi
người tưởng và Kiên trở thành mục tiêu cần tiêu diệt của một số người.
Xét ở góc độ của pháp luật thì cơ quan bảo vệ pháp luật không thể kết tội Kiên.
Xét ở góc độ của pháp luật thì cơ quan bảo vệ pháp luật không thể kết tội Kiên.
Ngôn từ mà người ta kết tội Kiên là Cố Ý Vi Phạm
Pháp Luật gây Hậu Quả Nghiêm Trọng thì ở đây chả có cái nào có thể kết tội
được. Không cố ý, không vi phạm pháp luật và không có hậu quả.
Các cơ quan từ hành chính đến tư pháp không chứng
mình đàng hoàng được Kiên vi phạm ở chỗ nào.
Kiên làm tư vấn đầu tư nên Kiên rất rành về văn bản
pháp luật.
Hơn nữa cũng không có đối tượng bị hại. Nhưng Kiên
bị tiêu diệt bởi Kiên quá giàu và người ta muốn xâu xé tài sản của Kiên.
Thông
tin thêm về thu chi ngân sách nhà nước
Bội chi và thâm hụt ngân sách ngày càng lớn. Phải đi
vay và phát hành trái phiếu để chi thường xuyên và trả nợ đầu tư công. Bội chi
càng này càng cao.
Ngân Hàng Nhà Nước không bố trí đủ nguồn để trả nợ
đến hạn, phải phát hành trái phiếu mà thực chất là đáo nợ với số lượng ngày
càng lớn: năm 2013 là 40.000 tỷ; năm 2014 là 70.000 tỷ; dự kiến năm 2015 là
102.000 tỷ và năm 2016 là 105.000 tỷ bằng Trái phiếu Chính Phủ. Trong khi chủ
trương là chỉ phát hành Trái Phiếu Chính Phủ để đầu tư.
Do ngân sách nhà nước thu không đủ chi, yêu cầu đi
vay để bù đắp bội chi ngân sách, đầu tư và trả nợ ngày càng cao.
Năm 2014, tổng chi ngân sách nhà nước hơn 1 triệu tỷ
thì cần phải đi vay khoảng 400 nghìn tỷ (bù đắp bội chi ngân sách 224 nghìn tỷ,
đầu tư 60 nghìn tỷ và trả nợ 105 nghìn tỷ).
Nợ công ngày càng lớn, tốc độ nợ công nhanh hơn
nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước, áp lực trả nợ ngày
càng lớn.
Nợ công năm 2013, tính theo Luật Quản Lý Nợ Công là
56,2%GDP. Tính cả các khoản nợ khác của ngân sách nhà nước mà chưa có nguồn trả
thì nợ công là 60,5%GDP. Tính thêm cả nợ của doanh nghiệp nhà nước (khi doanh
nghiệp không trả được thì nhà nước phải trả nợ thay dưới nhiều hình thức) là
100,84%.
Theo quy định của Chính Phủ và khuyến nghị của Ngân
hàng Thế Giới thì ngưỡng an toàn của nợ phải trả/tổng thu ngân sách không vượt
quá 30%. Tuy nhiên nếu như năm 2014 là 24,2% thì theo tính toán của Bộ Tài
Chính thì con số đó là 32,7% năm 2015 và 34,5% năm 2016.
Đến nay, tổng nợ công đã bằng 221% tổng thu ngân
sách nhà nước. Nghĩa vụ trả nợ ngày càng lớn, ở mức rất đáng lo ngại.
(Còn tiếp)
------------------------
AI ĐANG LÀM KHÁNH KIỆT ĐẤT NƯỚC ?
No comments:
Post a Comment