Trần
Công Trực - Lê Phúc - Minh Hiển - Lê Bình - Thu Lan
31-05-2014
(VOV)
- Rất nhiều ý kiến khẳng định “đường lưỡi bò” không phù hợp với phương thức xác
định và thể hiện theo quy định của quốc tế.
Bài
1: “Đường
lưỡi bò”-một yêu sách mập mờ
Bài 2: Yêu sách dựa trên lịch sử hay theo kiểu tự hành xử?
Bài 3: Quốc tế chưa bao giờ công nhận “đường lưỡi bò”
Bài 2: Yêu sách dựa trên lịch sử hay theo kiểu tự hành xử?
Bài 3: Quốc tế chưa bao giờ công nhận “đường lưỡi bò”
AUDIO
: Tin Biển Đông 31-5-2014: "Đường lưỡi bò" vận dụng sai luật quốc tế (Hướng Về Biển
Đông)
Trung Quốc chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi
bò” vào tháng 5/2009 bằng cách đính kèm theo Công hàm gửi Liên Hợp Quốc phản
đối Hồ sơ của Việt Nam và Hồ sơ chung Việt Nam - Malaysia về việc xác định ranh
giới thềm lục địa ở ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải.
Để tạo bộ mặt pháp lý hợp thức cho yêu sách chủ
quyền này, Trung Quốc đã vận dụng quy chế “quốc gia quần đảo” của Công ước Luật
biển năm 1982 để vạch đường cơ sở quần đảo cho quần đảo Hoàng Sa, tuyên bố sẽ
vạch tiếp cho quần đảo Trường Sa, để từ đó đòi hỏi hai quần đảo này cũng có
“vùng đặc quyền kinh tế” và “thêm lục địa” riêng.
Điều này là không phù hợp quy định của Công ước Luật
Biển năm 1982, không phù hợp với cách vẽ bản đồ chuẩn quốc tế.
Ngày 15/6/1996,
Trung Quốc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Cũng
thời gian này, Trung Quốc ban hành “Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính
chiều rộng lãnh hải”, trong đó có quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam). Theo đó, đường ranh giới của quần đảo này được tạo nên bởi 28
điểm, nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm ngoài
cùng của các đảo như Đá Bắc, Cồn Cát Tây, Đảo Bắc, Đảo Nam, Đảo Lincon, Đá Bông
Bay,… Các đoạn dài nhất là Lincon - Đá Bông Bay với khoảng 36 hải lý; đoạn Đá
Bông Bay - Đá Triton trên 75 hải lý; Đoạn đá Triton - Đá Bắc gần 80 hải lỷ;
Đoạn Đá Bắc - Cồn Cát Tây khoảng 40 hải lý; Đảo Nam - Đảo Lincon 28 hải
lý.
Theo nhận xét của Giáo sư Lý Lệnh Hoa thì “Việc
phân định này vốn dĩ có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, vậy mà nay muốn thực
hiện phân định mơ hồ như vậy tại quần đảo Nam Sa (Trường Sa)”.
Sai lầm này bắt nguồn từ đâu?
Nhiều chuyên gia luật biển quốc tế đều nhận thấy,
Trung Quốc đã vận dụng quy chế “quốc gia quần đảo” (Điều 47 của Công
ước) để vạch đường cơ sở này: “Quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở
thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi
đá nửa nổi nửa chìm của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này
bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với
đất, kể cả vành đai san hô phải ở giữa tỷ số 1/1 và 9/1.”
Căn cứ vào quy định này để xem xét thì việc Trung
Quốc vạch hệ thống đường cơ sở bao lấy toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
là vận dụng sai nội dung quy định tại Điều 47 của Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982.
Vì, thứ nhất, quần đảo Hoàng Sa không
phải là Quốc gia quần đảo theo như quy định tại Điều 47 của Công ước Luật Biển
1982; Thứ 2, diện tích mà hệ đường cơ sở này bao lấy là một
khu vực rộng tới 17.000 km2, trong khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo
Hoàng Sa chỉ là 10 km2. Mặt khác, các đảo này lại cách xa nhau, quá 24 hải lý,
không có lý do gì để có thể nối với nhau thành đường cơ sở bao lấy toàn bộ quần
đảo này.
Theo TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban,
Ban Biên giới của Chính phủ (nay là Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao),
Hoàng Sa không thể có quy chế này vì không thoả mãn các tiêu chuẩn được quy
định trong Công ước về Luật Biển.
TS. Trần Công Trục phân tích: Trung Quốc vận dụng Công ước Liên Hợp
Quốc 1982 nhưng lại rất sai (Ảnh:Daidoanket)
TS. Trần Công Trục phân tích: Họ vận dụng Công
ước nhưng lại rất sai. Công ước 1982 quy định, một quốc gia quần đảo có quyền
quy định đường cơ sở bao quanh toàn bộ quần đảo và đảo của quốc gia quần đảo,
phía ngoài có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đấy là đối với
quốc gia quần đảo còn chưa có điều khoản nào nói rằng, các quần đảo của quốc
gia ven biển được phép quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo đó.”
Hơn nữa, việc xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu được khi xem xét
bản chất của “đường lưỡi bò”.
Như mọi người đã biết, Việt Nam là quốc gia có chủ
quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việt
Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để khẳng định chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhà nước Việt Nam là nhà nước
đâu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình tại hai quần
đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu
và thực thi chủ quyền của nhà nước Việt Nam là thực sự, liên tục, hòa bình, phù
hợp với các quy định luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Pháp luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm sử dụng vũ lực
chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cụ thể, Điều 2, khoản 4 của Hiến
chương Liên Hợp Quốc nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối
tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định
của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự
chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ
sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được
thừa nhận là hợp pháp”.
Thế nhưng, bằng hành động quân sự, Trung Quốc đã
chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 và một số đảo
thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta năm 1988.
Bà
Monique Chemillier Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội luật
gia châu Âu nhấn mạnh, việc chiếm đóng bằng vũ lực không thể là cơ sở của một
quyền: “Trung Quốc không hề có giấy
tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo
Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ
lực. Điều này không thể được xem là một quyền theo luật pháp quốc tế.”
Tướng quân đội Pháp, ông Daniel Schaeffer,
nguyên tùy viên quân sự tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc kết luận, đường cơ
sở của Trung Quốc ở quần đào Hoàng Sa đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản là vi
phạm các quy định của luật biển quốc tế về vạch đường cơ sở và vi phạm chủ
quyền lãnh thổ của Việt Nam:
“Trung Quốc không có quyền lập ra đường cơ sở thẳng xung quanh quần
đảo này. Việc Trung Quốc xác định đường cơ sở thẳng xung quanh Hoàng Sa là
không hợp pháp. Rồi từ chỗ ảo tưởng về chủ quyền tại Hoàng Sa, Trung Quốc tiếp
tục vẽ các đường cơ sở thẳng ảo xung quanh quần đảo Trường Sa.”- ông Daniel Schaeffer nói.
Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố phản đối yêu sách
thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia còn lập luận rằng, “Trung Quốc
có chủ quyền không thể chối cãi với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển liền
kề và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước
liên quan cũng như đáy biển và tầng đất dưới đáy của vùng biển đó. Cụm
từ “quyền chủ quyền và quyền tài phán” và “vùng biển liền kề” ám
chỉ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo. Có nghĩa là Trung Quốc
tuyên truyền cho quan điểm Hoàng Sa, Trường Sa có đầy đủ các vùng biển, qua đó,
tạo bộ mặt pháp lý hợp thức cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Điều này
càng chứng tỏ sự lúng túng và không nhất quán của những lập luận ngụy biện của
Trung Quốc về sự xuất hiện và tồn tại khiên cưỡng của “đường lưỡi bò”.
Thực tế cho thấy, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa gồm các đảo, bãi cạn rất nhỏ, không có đời sống kinh tế riêng.
Vì vậy, theo TS. Trần Công Trục, các
quần đảo này không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng: “Chúng ta biết, quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa là một tổ hợp các đảo đá hết sức bé nhỏ, lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa là
đảo Phú Lâm mới có 1,6km2 còn đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa mới có 0,6 km2.
Đó là khu vực bão tố, điều kiện khắc nghiệt. Với điều kiện như vậy thì không
thể có hoạt động kinh tế riêng. Cho nên nó không thể có vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa.”
Giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc
phòng Autralia chỉ rõ, bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không phù
hợp với cách vẽ bản đồ thông thường: “Nguyên
tắc cơ bản của Luật Biển Quốc tế là Đất thống trị biển. Phải có chủ quyền trên
đất liền và các đảo mới có quyền đòi hỏi mở rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa. Ví dụ, bờ biển Việt Nam là đất liền thì Việt Nam có thể tuyên bố chủ
quyền 200 hải lý, nhưng đối với trường hợp của Trung Quốc thì không hiểu dựa
vào đâu, hòn đảo nào để xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Giờ
đây, luật pháp quốc tế qui định rằng, các đảo nhỏ không có ảnh hưởng, không thể
căn cứ vào đó để vạch vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhưng Trung Quốc
lại đang đòi hỏi một khoảng mặt nước rộng tính từ những đảo nhỏ và bãi đá ngầm
đó. Điều này là không thể chấp nhận được đối với luật pháp quốc tế. Cách
vẽ đường lưỡi bò không phù hợp với cách vẽ bản đồ chuẩn quốc tế.”
Thực tiễn quốc tế cho thấy, xu hướng các nước muốn
hạn chế cho các đảo đá trong Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa riêng.
Hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và
Malaysia trình Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc thể hiện thềm
lục địa kéo dài từ lãnh thổ đất liền hai nước mà không tính đến các đảo trong
quần đảo Trường Sa. Luật đường cơ sở quần đảo ngày 10/3/2009
của Philippines đã quyết định không gộp Kalayaan Islands và Scarborough (Hoàng
Nham) vào quần đảo Philippines để có được vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa tính từ đường cơ sở quần đảo theo Công ước Luật Biển năm 1982. Indonesia
cũng chia sẻ quan điểm tương tự về vấn đề này khi tuyên bố rằng, “các đảo xa và
nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa. Việc cho phép các đảo đá không có người cư trú và các bãi san hô nằm
cách biệt với đất liền, giữa biển cả, được sử dụng làm điểm cơ sở để tạo ra các
vùng biển vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật Biển và xâm phạm đến
lợi ích hợp pháp của cộng đồng quốc tế.”
Mới đây, trong một hội thảo tại Trung Quốc mang tên
“Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên
cứu Kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức, ông Thịnh Hồng,
Viện trưởng Viện Kinh tế Thiên Tắc, Giáo sư Đại học Sơn Đông, Trung Quốc đã
thẳng thắn thừa nhận, “các đảo, bãi đá của quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa)
không thể duy trì được cuộc sống lâu dài của con người. Theo Công ước Luật Biển
của Liên Hợp Quốc, nói chung mỗi đảo nhỏ chỉ nên có lãnh hải 12 hải lý, thậm
chí ít hơn, chứ không thể là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý như hiện nay có
người trong chúng ta chủ trương. Chúng ta không thể có được vùng đặc quyền kinh
tế rộng lớn ở quần đảo Nam Sa. Quần đảo Tây Sa cũng vậy”.
Trung Quốc đã tự mâu thuẫn với chính mình khi muốn
duy trì “tiêu chuẩn kép” để đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa từ các rạn san hô nhỏ ở Biển Đông, trong khi họ lại cực lực phản đối Nhật
Bản vì lý do tương tự.
Ngày 6/2/2009, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc
tại Liên Hợp Quốc phản đối hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa của Nhật Bản gửi
Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc ngày 12/11/2008 lấy đảo
Oki-no-Tori Shima làm điểm cơ sở đòi hỏi có một vùng đặc quyền kinh tế rộng
khoảng 400.000 km2 và thềm lục địa rộng khoảng 740.000 km2. Tại cuộc họp lần
thứ 19 các nước thành viên Công ước Luật Biển, đoàn đại biểu Trung Quốc khẳng
định, theo điều 121 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các đá
không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ
không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Lo ngại việc Nhật Bản đòi chủ quyền thềm lục địa
trong vụ Oki-no-Tori Shima “sẽ tạo ra một tiền lệ có thể dẫn đến việc lấn
chiếm trên các vùng biển và trong khu vực với quy mô lớn hơn”, Trung Quốc
đã phản đối mạnh mẽ yêu sách biển này của Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc lại xây
dựng một số đảo nhân tạo đáng kể ở Biển Đông, qua đó đòi vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa, mở rộng vùng yêu sách vào tận các vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa tính từ bờ biển đất liền của các quốc gia khác, xâm phạm quyền lợi
của các nước xung quanh Biển Đông nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Hành động này của Trung Quốc đã làm dấy lên câu hỏi,
phải chăng, Trung Quốc chỉ hành động phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển khi nó củng cố cho lập trường chính trị của nước này (như trường hợp
Oki-no-Tori Shima) nhưng lại phớt lờ Công ước này khi nó không ủng hộ lập
trường của Trung Quốc (như trường hợp ở Biển Đông).
Luật quốc tế ngăn chặn việc một quốc gia tuyên bố
các quyền hợp pháp nếu nước đó phản đối các tuyên bố tương tự của các quốc gia
khác.
Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman, Chủ
tịch Uỷ ban An ninh Nội địa và các vấn đề của Chính phủ cho rằng: “Rõ ràng, những đòi hỏi chủ quyền của Trung
Quốc tại Biển Đông là quá rộng. Đó là hành động gây hấn khiến các nước khác
buộc phải hành động. Tôi hy vọng Trung Quốc cần phải dừng lại, không có thêm
hành động nào thì mới có thể giúp giải quyết được các tranh chấp hiện nay.” Người
Trung Quốc đang muốn đất nước mình là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng
quốc tế, của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì việc từ bỏ “đường
lưỡi bò” sẽ khắc phục được tính mập mờ, cản trở thực tiễn, tạo niềm tin với
các nước hữu quan, làm cho các cuộc đàm phán phân định biển trong khu vực trở
nên khách quan hơn, thúc đẩy hợp tác và phát triển.
>> Bài 5: Thương lượng hòa bình là con đường duy nhất
>> Bài 5: Thương lượng hòa bình là con đường duy nhất
Trần
Công Trục - Lê Phúc - Minh Hiển - Lê Bình - Thu Lan
Phiên bản cache tại địa chỉ: http://vov.vn/Chinh-tri/Duong-luoi-bo-van-dung-sai-luat-Quoc-te/232907.vov
No comments:
Post a Comment