Được đăng ngày Thứ bảy, 31 Tháng 5 2014 21:25
Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 vào sâu
trong lãnh thổ Việt Nam cùng với hơn 130 tàu chiến hộ tống các loại đang là vấn
đề thời sự nóng bỏng tại Việt Nam cũng như trong dư luận quốc tế. Đối với người
dân Việt Nam thì đây là một hành động xâm lược thật sự từ phía nhà cầm quyền
Trung Quốc. Đối với dư luận quốc tế và khu vực thì đây là một hành động khiêu
khích và gây nguy hiểm cho an ninh khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc. Đối
với nhà nước Việt Nam thì chúng ta vẫn chưa thấy họ có ý kiến gì vì rằng
ông Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng, là người đứng đầu đảng cầm
quyền cho đến nay vẫn im hơi lặng tiếng. Ông Nguyễn Tấn Dũng có lên tiếng phản
đối nhưng ông Dũng không phải là đại diện cho đảng cộng sản Việt Nam, là đảng
cầm quyền tuyệt đối suốt 69 năm qua tại Việt Nam.
Dư luận Việt Nam đang sôi sục. Tuy nhiên các cuộc
biểu tình yêu nước của người dân đã bị chính thức ngăn cấm sau các cuộc biểu
tình bạo động xảy ra trong ngày 11/5/2014 tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh. Như
vậy có nghĩa là một lần nữa “đảng ta” lại độc quyền trong chuyện chống Trung
Quốc. Người dân đã bị gạt sang bên rìa.
Không được biểu tình để phản đối hành động xâm lược
của Trung Quốc trên đường phố, người dân Việt Nam yêu nước chuyển sang phản đối
trên mạng. Vì chính phủ Việt Nam vẫn hành xử như trước đây, hồi còn chiến
tranh, tức là luôn hành động một cách bí mật (thay vì trách nhiệm giải trình
công khai và minh bạch) cho nên người dân dù rất muốn cũng ù ù cạc cạc không
biết đường nào mà lần, không hiểu chính phủ Việt Nam định đối phó với dã tâm
của Trung Quốc như thế nào? Sẽ hành động ra sao nếu Trung Quốc tiếp tục lấn
tới? Chiến tranh Trung –Việt liệu có diễn ra không? Và nếu có thì sẽ diễn ra
như thế nào? ...Vì vậy người dân đành phải tự đoán già đoán non, mỗi người mỗi
phách và tất cả đều rối tung.
Trong tình thế hỗn độn đó nổi lên hai sự kiện khá
…khôi hài, thứ nhất là chuyện viết “Thỉnh nguyện thư” cho chính phủ Mỹ yêu cầu
trừng phạt Trung Quốc vì tội xâm chiếm Biển Đông của Việt Nam, thứ hai là “Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước” của các bậc
trí thức lớn tuổi Việt Nam.
Việc ký vào thỉnh nguyện thư gửi chính phủ Mỹ can
thiệp trả tự do cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình năm ngoái có kết
quả như thế nào thì mọi người đều đã rõ. Hai nhạc sĩ vẫn ở tù cho đến tận bây
giờ, dù rằng thỉnh nguyện thư đó đã nhận được hơn 150.000 chữ ký của bà con
người Việt tại Mỹ. Bây giờ lại kêu gọi ký vào thỉnh nguyện thư, người Việt quả
thật là thích đùa và hay đùa dai. Hài hơn nữa là có nhiều tờ báo tại Việt Nam
chuyên chửi Mỹ và chống “phản động” như tờ An Ninh Thủ Đô cũng lên tiếng kêu
gọi người Việt khắp nơi ký vào bản thỉnh nguyện thư. Về chủ đề này người viết
xin được mượn câu trả lời và phân tích của một blogger nổi tiếng với bút danh
Ông Bút qua bài viết “Buồn cười, thỉnh nguyện thư”.
Bây giờ xin đề cập đến chủ đề của cái gọi là “thư
ngỏ”. Hình như lần nào cũng vậy, cứ có chuyện gì đó xảy ra tại Việt Nam là lại
có các loại thư ngỏ, tuyên bố, thông cáo… xuất hiện. Nội dung cũng na ná như
nhau: kêu gọi chính quyền Việt Nam thay đổi, cải cách, sửa chữa, lắng nghe, hối
cải và hành động. Thư ngỏ lần này của một số trí thức nhân sĩ Việt Nam cũng
vậy, tiếp tục kêu gọi, hy vọng, chờ đợi và chuẩn bị …viết thư ngỏ mới.
Nên
nhìn nhận sự việc này như thế nào? Nên hay không
nên? Nó tích cực hay tiêu cực? Với những người ký tên vào thư ngỏ, tất nhiên
đây là việc làm yêu nước, thể hiện trách nhiệm của công dân, phản đối sự xâm
chiếm của Trung Quốc và ủng hộ, kêu gọi chính quyền Việt Nam hành động mạnh mẽ…
Thật sự chúng tôi không hiểu những người khởi xướng “thư ngỏ” có tin rằng những
gì mình nói sẽ được chính quyền tiếp thu hay không? Chúng tôi rất tiếc là không
có được niềm tin đó. Nếu có niềm tin đó thì có lẽ chúng tôi sẽ viết thư ngỏ
…hàng ngày và chắc chắn chúng tôi sẽ viết rất hay, cảm động và mùi mẫn hơn
nhiều so với những thư ngỏ đã có.
Đã có một số nhận định hời hợt và nông cạn cho rằng
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị “sa lông và hàn lâm”, nhưng
thật sự chúng tôi là những người hành động và là những người hành động có tính
toán và suy nghĩ cẩn thận. Chúng tôi không hành động để gây tiếng vang nhất
thời hay “chém gió” cho vui. Chúng tôi có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng với
những bước đi cơ bản và chắc chắn để giành được thắng lợi cuối cùng: chuyển hóa
thành công Việt Nam thành một quốc gia dân chủ. Kế hoạch của chúng tôi đã được
trình bày rất rõ ràng trong TCTK21
(Dự Án Chính Trị).
Thật ra những dạng thư ngỏ hay kiến nghị này nọ của
người Việt bao năm qua không có gì là sai, chỉ có điều nó không có tác dụng gì
cả. Vì sao? Câu trả lời rất đơn giản, nhưng tiếc thay nhiều người không muốn
hiểu và không chịu hiểu, đó là: tương quan lực lượng, giữa những người ký tên
và chính quyền.
Chúng tôi cho rằng, chính quyền Việt Nam chỉ lắng
nghe và thay đổi một khi (và duy nhất) đó là: không nghe không được. Một ông
chủ hoàn toàn có thể bắt người làm thuê phải làm theo ý mình nhưng người làm
thuê thì không thể nào làm được việc ngược lại là bắt ông chủ phải làm theo ý mình.
Người làm thuê đó chỉ có thể nói chuyện “bằng vai phải lứa” một cách công bằng
và nhận được sự lắng nghe và tôn trọng của người chủ đó khi người làm thuê bỏ
ra ngoài và tự tạo lập cho mình một sự nghiệp ngang ngửa với ông chủ của của
mình. Có nghĩa là muốn người khác lắng nghe và chấp nhận những điều kiện mà
mình đặt ra thì người yêu cầu phải có THẾ và LỰC.
Thử hỏi những người viết thư ngỏ và tuyên cáo này nọ
có THẾ và LỰC gì để chính quyền phải lắng nghe và chấp nhận những yêu cầu của
họ?
Một người, hay một quốc gia cũng vậy, nếu nghèo và
yếu thì làm sao có thể đòi hỏi người khác, nước khác tôn trọng và chấp nhận
những yêu sách của mình?
Đã “xin” thì “cho” hay không là quyền của người
“cho” và thường đã đi xin, đi năn nỉ thì nhận được cho cũng không đáng bao
nhiêu, thậm chí là vừa không được gì vừa còn bị chửi bới và sỉ nhục.
Một người hay một quốc gia nghèo thì phải phụ thuộc
vào người khác, nước khác và phải làm theo những gì họ sai bảo. Muốn không bị
phụ thuộc thì phải tự thân vận động để thay đổi cuộc đời mình. Mỗi khi làm được
cho mình giàu lên, hùng mạnh lên thì khi đó sẽ thoát khỏi cảnh bị lệ thuộc vào
người khác, nước khác.
Trí thức Việt Nam cho đến giờ vẫn chưa hiểu được
những điều đơn giản thuộc về qui luật của cuộc sống, cho nên thay vì đóng góp
công sức, tham gia và ủng hộ cho một tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn để tạo
thành THẾ và LỰC cho tổ chức đó để cùng nhau gây sức ép buộc chính quyền Việt
Nam phải thay đổi về hướng dân chủ thì họ lại làm đi, làm lại mỗi một việc vô
ích là …van xin chính quyền tự thay đổi. Không có đối thủ và cạnh tranh thì
việc gì chính quyền phải thay đổi? Để mất đi bao bổng lộc đang hưởng?
Những việc mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã và đang
làm không ầm ĩ và gây tiếng vang nên những người bên ngoài không thấy được gì, họ
lầm tưởng chúng tôi đang dẫm chân tại chỗ và rồi chúng tôi cũng sẽ không có
tương lai như bao tổ chức khác. Xin thưa rằng, chúng tôi vẫn đang tiến về phía
trước một cách bền bỉ và đầy triển vọng. Làm chính trị là hò hẹn với tương lai.
Tổ chức của chúng tôi có tương lai vì chúng tôi đã và đang tiếp tục nhận được
sự ủng hộ và nhập cuộc của giới trí thức chính trị trẻ Việt Nam. Những bạn trẻ
này không có nợ nần hay ân oán gì với quá khứ mà họ chỉ có một quyết tâm lớn là
kiến thiết và xây dựng lại đất nước Việt Nam với những giá trị dân chủ và phổ
quát của nhân loại.
Chúng tôi vẫn đang tập hợp đội ngũ và khi chúng tôi
đạt được tầm vóc lớn mạnh thì chúng tôi sẽ xuất hiện công khai và buộc đảng
cộng sản phải ngồi vào bàn đàm phán để bắt đầu tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Quá trình đó nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của giới trí thức tinh
hoa Việt Nam trong cũng như ngoài đảng. Chúng tôi nhất định sẽ chiến thắng và
thành công.
Việt
Hoàng
No comments:
Post a Comment