Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
2014-03-11
2014-03-11
Công an huyện Lấp Vò đã có biểu hiện ép cung một
cách thô bạo để khởi tố bà Bùi Minh Hằng sau khi giam giữ một cách trái phép ba
người gồm bà Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và blogger Thúy Quỳnh gần một tháng mà
không có lệnh của Viện Kiểm Sát. Năm nhân chúng bị ép cung cùng lúc lên tiếng
về hành vi này với Mặc Lâm như sau.
Ngày 10 tháng 3 năm 2014, 28 ngày sau khi công an
huyện Lấp Vò giam giữ trái pháp luật ba người là Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị
Thúy Quỳnh và Bùi Thị Minh Hằng khi họ đến gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển để
thăm hỏi tình trạng của anh bị công an Lấp Vò đối xử thô bạo.
Phương
cách điều tra mới của công an Lấp Vò
Trong ba người thì bà Bùi thị Minh Hằng được công an
xem là đối tượng gây rối và cáo buộc bà tội gây mất trật tự giao thông. Để lấy
lời khai của những nhân chứng trong cùng chuyến về Lấp Vò với bà Hằng công an
đã triệu tập 5 người đến công an huyện. Năm người ấy gồm: anh Phan Đức Phước,
anh Nguyễn Vũ Tâm, ông Tô Văn Mãnh, chị Bùi Thị Diễm Thúy và Đỗ Thị Thùy Trang.
Cả năm người đều tố cáo với chúng tôi rằng nhân viên
điều tra có hành động mớm cung và ép cung, tự tiện ghi thêm trên biên bản những
điểu mà nhân chứng hoàn toàn không nói tới. Thêm nữa những điều họ chứng kiến,
khai ra thì nhân viên điều tra không ghi vào biên bản.
Chúng tôi ghi nhận lời tố cáo của tất
cả năm người này để rộng đường dư luận.
Thứ
nhất là anh Phan Đức Phước, anh cho biết:
-Vào sáng ngày hôm nay tôi đến công an Huyện Lấp Vò
như giấy triệu tập. Tôi gặp thiếu tá Nguyễn Hùng Dũng hỏi tôi việc xảy ra vào
ngày 11 tháng 2 năm 2014. Tôi có trả lời là khi chạy về Lấp Vò thì chúng tôi
chạy theo hàng dọc cách nhau an toàn. Lúc đó có lực lượng công an giao thông và
công an xã và khoảng 5-600 người mặc thường phục cầm cây chặn lại đòi xét hành
lý. Họ mặc đồ thường phục và không mang bảng tên. Chị Hằng không cho kiểm tra,
có một anh tự xưng là công an, mặc đồ thường phục nói rằng nếu không cho thì đè
xuống giật, đập bỏ máy và đánh nó.
Khi họ xúm lại giựt đồ thì chị Hằng la lên: chúng
mày là bọn ăn cướp chứ công an gì mà ăn cướp của dân?
Khi em trình bày như thế thì anh công an ảnh suy
nghĩ nhưng không ghi như lời em trình bày mà ghi theo cái ý của ảnh. Ảnh ghi là
chị Hằng là người gây rối trật tự công cộng, ảnh ghi trong biên bản đó như vậy.
Còn ghi là lời khai của em hoàn toàn sự thật và em không khai gì thêm và em
trách nhiệm lời khai của mình trước pháp luật. Em ghi là đây không phải là lời
khai của em nên em không chịu ký.
Người
thứ hai là ông Tô Văn Mãnh, ông cho biết:
-Tui nói là công an hình sự nó ra lệnh nó đánh Bùi
Thị Minh Hằng tới tấp luôn. Bà Hằng mới la các anh ăn cướp hay là công an vừa
đánh mà vừa giật đồ, tôi khai như vậy đó.
Nó kêu tui ký giấy tui nói muốn tui ký thì phải cho
tui hai cái biên bản tui một cái và một cái cho cán bộ. Nhưng tôi phải đem ra
cho cháu tui coi hai cái biên bản đó giống hay không rồi tôi mới ký. Họ ép tôi
phải ký, tôi nói “không”.
Chi Bùi thị Minh Hằng và bà con Phật Giáo Hoà Hảo
trước khi bị công an đánh và bắt. binhtrung.org
Người
thứ ba là chị Đỗ Thị Thùy Trang:
-Có những người ở trong lùm cây hai bên đường ẩn nấp
ở đâu sẵn rồi ùa ra đánh những người đi đường túi bụi luôn. Còn giựt chìa khóa
xe tôi nữa. Trong khi đó thì công an mặc thường phục chỉ huy những người cũng
mặc thường phục đánh người đi đường. Con nói vậy thì cái ông điều tra viên ổng
không chịu ghi theo ổng mà lại ghi theo ý ổng không à.
Mục đích ổng hỏi là có tụ tập đi chung với nhau
không, cái quảng đường đó có bị ách tắc giao thông hay không? Con nói là con
không biết. Họ ghi là tập trung đông người, có một số người tập trung trên
đường la ó rồi có hành vi muốn đánh công an, con nói là con không thấy. Điều
tra viên không ghi lời khai của con nên con không ký.
Người
thứ tư là anh Nguyễn Vũ Tâm:
-Cái chỗ nó chận đường nó đánh mình thì nó không ghi
chỗ đó mà nó chỉ biểu ghi chỗ chị Hằng không à. Em mới nói công an chận đường
đánh đập như vậy thì nó hỏi công an nào đánh? Anh có thấy mấy người này đánh
công an hay không? Em mới hỏi nó có khi nào mà người dân đánh công an không? Họ
kêu em ký em không ký tại vì trong biên bản không đúng với lời mình khai, họ
ghi theo ý họ không. Họ ghi theo ý buộc tội cô Hằng chứ không phải cái ý mình
khai là trên đường đi bị công an chận đánh đập như vậy.
Người
thứ năm là chị Bùi Thị Kim Phượng, vợ của anh Nguyễn Văn Minh hiện đang bị giam
chung với bà Bùi Thị Minh Hằng, chị Phượng kể:
-Lúc đầu nó ghi lời khai thì giống như lời con nói
nhưng đến lúc cuối nó ghi là ùn tắt giao thông nên con không ký vì lời khai này
không đúng của tôi nên tôi không ký. Tôi không nói ùn tắc giao thông gì hết. Nó
nói đây là quyển lợi của chị thì chị ký hay không ký tùy chị. Nói chung là nó muốn
ép cung cho cô Hằng chứ thật sự không có gì hết.
Trước những biểu hiện sai phạm pháp luật rõ ràng này
chúng tôi xin ý kiến của luật sư Trần Thu Nam người được gia đình bà Bùi Thị
Minh Hằng ủy nhiệm để bảo vệ quyến lợi của bà, luật sư Trần Thu Nam cho biết:
-Tôi nghĩ rằng làm như vậy là vi phạm pháp luật. Bộ
luật hình sự Việt Nam cấm mớm cung, ép cung và ngoài việc vi phạm pháp luật ra
nó còn thể hiện cái âm mưu gì đó không tốt cho những bị can bị cáo.
Chúng tôi cũng đã lường trước những sự việc này rồi
và may mắn là họ không ký vào biên bản lấy lời khai đó. Đây là khó khăn cho quá
trình bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng. Nếu không ký tên thì không có chứng cứ
trong hồ sơ nhưng nếu ký thì sẽ bất lợi. Đây là khó khăn mà chúng tôi đang nghĩ
để tìm cách giải quyết nó. Đây là một thử thách rất lớn.
Phải nói rằng pháp luật Việt Nam nó có một số hạn
chế cho nên nếu có sự ép cung, mớm cung đó thì sẽ tiến hành việc tố cáo người
điều tra trong vụ án này trước pháp luật. Sẽ làm đơn tố cáo các điều tra viên
lên các cơ quan cao hơn để giải quyết.
Khi chúng tôi tỏ ra quan ngại cho sức khỏe của cả ba
người đã bị giam giữ đến ngày thứ 29 nhưng họ vẫn tiếp tục tuyện thực, làm cách
nào can thiệp kịp thời để không đi đến chuyện đáng tiếc xảy ra, luật sư Nam
cho biết:
-Tôi chưa được cấp giấy bào chữa cho bà Hằng nên
chưa thể biết được tình trạng của bà Hằng như thế nào được.
Viện Kiểm sát Tối cao không thể bỏ qua những lời
khai cùng một lúc của cả năm nhân chứng về sự xem thường pháp luật của nhân
viên điều tra huyện Lấp Vò. Người dân huyện Lấp Vò nói riêng và cả nước cũng
như quốc tế nói chung đều rất chú tâm đến vần đề nghiêm trọng này nhất là khi
Việt Nam đã là một thành viên của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
No comments:
Post a Comment